- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Theo lời kể của những người bạn thân, tình yêu của Thu Thảo và Trung Tín nhẹ ...
-
Tuấn Hưng xưng 'bố', gọi 'chúng mày' với ban tổ chức Bài Hát ...
-
Mới đây trên trang cá nhân của mình, Maya vừa đăng tải hình ảnh ăn mừng sinh ...
-
Thanh Vân tự chế ra chiếc 'tủ lạnh' để bảo quản sữa khi đi xa.
-
Cô thuê một căn nhà ở quận 11, sau đó sửa sang và cho thuê lại, hai mẹ con chỉ ...
-
Lá thư từ Mỹ bày tỏ sự bức xúc với vợ cũ và thể hiện tình cảm với mẹ.
-
Nam ca sĩ trải lòng về sóng gió hôn nhân thời gian qua và tự nhận mình vô tâm...
-
Lê Phương và diễn viên Quốc Trường thường xuyên ở bên nhau...
-
Linh Nga ở cùng cha mẹ và nói về chuyện riêng: 'Chúng tôi cư xử văn minh, ...
Xuân Bắc kể chuyện làm Giám khảo Đồ Rê Mí
Xuân Bắc cho biết: 'Tham gia Đồ Rê Mí, tôi hiểu thêm nhiều điều về cách nghĩ của những người làm cha, làm mẹ bây giờ. Cuộc sống đi lên, họ rất có ý thức đầu tư nghiêm túc cho việc phát triển năng khiếu của con trẻ. Cá biệt, có cả những lời đề nghị theo kiểu 'chú giúp con chị, đừng để nó bị loại mà tủi với bạn bè...'.
Xuân Bắc - Tự Long đào tạo diễn viên nhí Hiện tại, Xuân Bắc đang tham gia tổ chức CLB sân khấu có tên “XB” tại Cung Văn hóa Thiếu nhi Hà Nội. Đây là lớp học nhằm đào tạo bước đầu về kỹ năng biểu diễn sân khấu cho các em học sinh. Hiện tại, sau 3 tháng kể từ tháng 6/2009, hai lớp “diễn viên” nhí được Xuân Bắc và Tự Long giảng dạy đang chuẩn bị “ tốt nghiệp”.
- Tôi cười nói với phụ huynh đó: “Thú thật với chị, em làm giám khảo cho Đồ Rê Mí không phải vì tiền, bởi thù lao của mỗi lần chỉ khoảng 500 ngàn đồng thôi. Do đó, điều chị muốn không tồn tại trong chương trình đâu, trước hết là về phía em”. Ngay cả với bạn bè, khi được hỏi ý kiến về việc cho con dự thi Đồ Rê Mí, tôi cũng chỉ trả lời: đăng kí đi, anh chị nếu thấy cháu có khả năng thì cứ để nó thi. Và nếu cần lời khuyên nào, em chỉ muốn nói: điều duy nhất anh chị có thể làm được cho cháu là tạo điều kiện để cháu giữ sức khỏe. Trong cuộc thi, đã từng có những cháu vì quá mệt mỏi mà không thể hiện tốt phần biểu diễn của mình.
- Anh đã chứng kiến “sự cố” nào trong Đồ Rê Mí từ sự can thiệp của phụ huynh các em chưa?
- Chỉ có một vài trường hợp thế này: một số em khi dự thi ăn nói rất lưu loát. Nhưng tới khi giám khảo đưa ra những câu hỏi thêm, các em lúng túng không thể trả lời. Hỏi kỹ ra mới biết, trước khi đi thi, phụ huynh đã “mớm” cho các em một số câu trả lời sẵn rồi.
Tôi rất phản đối điều ấy. Trẻ em thì phải hồn nhiên và ngộ nghĩnh, thậm chí có những câu trả lời hớ hênh một chút cũng là điều bình thường. Vì, giáo dục trẻ em là một quãng đường dài, chứ không phải là vội vàng biến các em thành những “ông cụ non” khi cuộc thi vừa đến.
- Một ví dụ từ anh về sự hồn nhiên ấy?
- Đó là cuộc thi năm 2007. Có một cậu tên là Thế Đan, rất dễ thương và đặc biệt thích làm công an. Tại một vòng thi, tôi bước lên đóng vai kẻ cắp, để cho cậu “công an nhí” ấy bắt lại. Đang diễn, tôi bỗng hỏi: 'Ơ, nhưng kẻ cắp thì to đùng thế này, còn công an Thế Đan thì bé tí, làm sao mà đủ sức bắt được?'. Đan ngẩn ra một lúc rồi nhăn nhó: 'Đây là đang diễn kịch, chú phải để cho cháu bắt thì mới diễn được chứ'.
Với tôi, đó là một câu trả lời tốt. Bởi, cả Ban Giám khảo Đồ Rê Mí đều không khó khăn để phân biệt đâu là những lời mà phụ huynh “nói thay”, đâu là những lời mà các em thốt lên từ suy nghĩ và trí óc trẻ thơ của mình.
- Anh đề cao sự hồn nhiên. Nhưng dù sao, Đồ Rê Mí vẫn là một cuộc thi có sự phân định ngôi thứ. Đã bao giờ, anh nhìn thấy tâm lý ăn thua, hiếu thắng trong cách nghĩ của các em nhỏ?
- Tôi nghĩ hơi khác. Sự ganh đua là cần thiết, bởi Đồ Rê Mí là cuộc thi để các em thể hiện hết khả năng của mình. Chương trình này đòi hỏi sự toàn diện của các em nhỏ, từ năng khiếu hát, diễn xuất, múa... cho đến ngoại hình và sự nhanh trí nữa. Sẽ rất thiệt thòi nếu các em không có động lực bộc lộ hết khả năng ấy. Còn sự cay cú, rất mừng là cho đến giờ tôi vẫn chưa nhìn thấy điều ấy ở các em. Khi ở độ tuổi từ 5 đến10 tuổi, các em có xu hướng đơn giản hơn chúng ta nhiều (cười).
- Điều lớn nhất mà 3 năm làm giám khảo Đồ Rê Mí đem lại cho anh là gì?
- Năm 2007, Lại Bắc Hải Đăng gọi điện đề nghị tôi tham gia chương trình này. Tôi trả lời ngay: Nếu là chương trình cho thiếu nhi, vấn đề chỉ là thời gian. Đăng cứ cho lịch làm việc, mình sẽ gắng thu xếp. Cơ duyên với Đồ Rê Mí của tôi được bắt đầu như thế. Bởi từ lâu, sự xuất hiện của những diễn viên tí hon luôn mang lại cho tôi một hứng thú đặc biệt. Mỗi chương trình như vậy có giá trị như một lần thư giãn, khi tôi được hòa mình cùng sự hồn nhiên và ngây thơ của các em, từ đó quên đi các trăn trở mà người diễn viên nào cũng gặp phải trong sân khấu dành cho người lớn...
Vòng thi thứ hai của Đồ Rê Mí 2009 vừa kết thúc vào ngày 6/9 vừa qua. Đây là năm thứ ba liên tục có sự xuất hiện của Xuân Bắc trong vai trò thành viên Ban Giám khảo. |
Theo Thể Thao & Văn Hóa
- Tăng Thanh Hà rạng rỡ và ngọt ngào (09:30:00 09/09/2009)
- Ngọc Oanh: Không yêu giống Mai Hoàng hay Tường Vy (11:29:00 07/09/2009)
- Xuân Mai và bộ ảnh trước khi về Mỹ (09:56:00 04/09/2009)
- Hà Nội: Sáng tạo với biển quảng cáo (00:47:00 04/09/2009)
- Tâm sự của Quý bà 'lái xe điên' (16:25:00 03/09/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |