Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Linh Nga không "bị phạt múa nude" khi còn ở Trung Quốc

12:01:03 17/05/2013
Trang mạng nổi tiếng của Trung Quốc là Sina đã cho đăng tải tự sự của một nữ sinh trường múa ở Quảng Đông, trong đó, cô bé đã nói về những sinh hoạt và hình phạt bệnh hoạn của môi trường này. Là du học sinh tại đây, Linh Nga đã xác nhận vài thông tin... Nữ sinh múa của Trung Quốc tiết lộ: "Có một số ít nam sinh 'phản ứng' rất khó kiểm soát, giáo viên thường bảo chúng tôi giúp họ giải quyết. Và đương nhiên nữ sinh phải đứng ra làm việc này chính là người học kém nhất, lười đến lớp nhất. Và giúp anh ta 'sung sướng bằng tay' chính là 'nhiệm vụ giúp đỡ' được giao, các bạn sẽ không tin phải không? Giáo viên của chúng tôi cho rằng nude ballet là môn nghệ thuật vô cùng đẹp, nhưng mỗi lần có tiết nude balle là lớp chúng tôi lại tách riêng nam và nữ thành hai nhóm riêng biệt, không thì quả thật rất ngại. Giáo viên yêu cầu chúng tôi phải cạo hết “tóc dưới” để khi múa nude ballet hay mặc trang phục múa ballet trông không “kỳ quái”. Đáng sợ nhất là phải giảm cân, quá nửa cân hay một cânđều không được, giáo viên sẽ phê bình trọng lượng của bạn. Thể trọng tiêu chuẩn được tính theo công thức: (Chiều cao – 100) x 0.85. Nếu như thể trọng vượt quá tiêu chuẩn cho phép thì giáo viên sẽ bắt bạn phải vào múa trong căn phòng chỉ có mỗi nam sinh và khi múa chỉ được phép mặc quần lót, không được mặc áo hay trang phục múa. Sau đó biểu diễn những động tác như đá chân, xoạc và vịn lan can…trước mặt họ. Tuy những nam sinh này chỉ được nhìn không được chạm vào chúng tôi nhưng như vậy quả thật là rất tàn nhẫn rồi! May mà tôi không như vậy vì tôi rất chăm chỉ học múa".   Linh Nga chưa biết 'hình phạt múa nude' Linh Nga (từng học múa ở Trung Quốc khi mới 12 tuổi) xác nhận: "Sau khi đọc xong bài báo này, tôi thấy buồn pha lẫn bức xúc. Tôi thấy đấy là một bài viết chân thực đến xót xa, tôi buồn vì chính tôi hay những người bạn của tôi đều không thể nói ra được những lời chân thực về nghề múa đến thế. Những điều trong bài viết của nữ sinh ấy đã đúng hoàn toàn. Từ tiêu chuẩn phần dưới cơ thể dài hơn phần trên cơ thể, nam nữ phải thay quần áo chung là chuyện thường tình (có mặc áo da bó sát người), yêu cầu về độ dẻo, xoạc ngang xoạc dọc cùng với việc ép cân. Nếu bạn mập quá thì khó có thể múa, các hoạt động sẽ không được linh hoạt…  Chúng tôi, những người đến với múa với một tâm hồn trong sáng, yêu múa vì nghĩ mình sẽ được múa trọn đời lại lo lắng rằng những bậc phụ huynh, những người làm cha làm mẹ sẽ có cái nhìn u ám về nghề múa sau khi đọc bài báo này. Nhỡ đâu họ lại không cho con em họ theo nghề múa nữa, mới nghĩ đến điều này thoáng qua thôi tôi cũng cảm thấy chạnh lòng. Suốt thời gian học nghề, diễn viên múa nào cũng chỉ nhìn thấy hai màu: Đen và Trắng. Đen là những ngày tập luyện, uốn dẻo, nhảy và bài vở còn màu Trắng là sân khấu. Chỉ khi được tốt nghiệp, được công nhận là một diễn viên múa chuyên nghiệp, được đắm mình trong không gian âm nhạc cùng ánh đèn flash huyền ảo thì mới có được màu Đỏ, màu của thành công bước đầu, được sự công nhận của khán giả cùng những tiếng vỗ tay… - Trong lúc luyện tập, dù có tập trung đến mấy thì cũng không thể tránh khỏi sai sót, thông thường thì chị và các bạn chịu hình phạt nào từ giáo viên? - Thực ra dùng từ “hình phạt” là không được chính xác, ví dụ như khi đi học, nếu không thuộc bài thì bạn bị điểm kém, viết chữ xấu thì viết phạt vài chục đến vài trăm lần cho đẹp mới thôi. Đối với múa, đặc thù của môn nghệ thuật này là phải học từ rất bé, độ tuổi 12 là đẹp nhất vì thời điểm này dễ uốn dẻo, xương chưa cứng. Thời gian đầu, tôi cũng như nhiều người khác không thể tránh khỏi sai sót trong quá trình luyện tập, không đạt được chuẩn thì phải tập cho đến khi nào được mới thôi. Có nhiều động tác khó đến rơi nước mắt nhưng chúng tôi ngầm hiểu là theo nghiệp múa thì phải thế. Không một ai phàn nàn vì nghĩ điều đó là hiển nhiên. - Chị đã nghe hay chứng kiến có học viên nào phải chịu hình phạt múa nude như những lớp múa Ballet khác ở Trung Quốc? - Trong bài báo kia, cô bé diễn viên múa ballet có nói rằng cô ấy ở Quảng Đông, mà ở Quảng Đông thì có khá nhiều trường múa ballet. Sau khi tôi học xong 6 năm (1998 - 2004) tại Trường múa Quảng Đông (Guang Dong Dance School), sau đó tôi nhận được học bổng của Học viện múa Bắc Kinh (Beijing Dance Academy) trong 4 năm. Tổng cộng trong 10 năm đấy, tôi chưa bao giờ nghe chứ đừng nói đến hình phạt múa nude. Còn thời gian sau này, tôi chỉ đi lưu diễn, không tìm hiểu thêm các bộ môn đào tạo mới là có chuyện múa nude hay không. - Người nghệ sĩ múa khổ luyện, cống hiến cả tuổi xuân cho múa nhưng tuổi nghề lại quá ngắn, chị thấy mình có thiệt thòi không? Đối với người khác thế nào thì không biết nhưng tôi cảm thấy “Đủ”. Tôi may mắn được học học trong lớp “Những ngôi sao nhỏ”, may mắn được đi học tại nước ngoài rồi khi về nước được làm nghề đúng nghĩa. Quả thực, ngoài 30 tuổi thì người diễn viên múa không còn đủ dẻo dai và sự nhanh nhẹn trong từng động tác múa nữa thế nên điều này là thiệt thòi nhất, không những diễn viên múa, mà diễn viên xiếc hay các vận động viên thể thao, cống hiến cả tuổi thanh xuân rồi để dành “điểm rơi” của sự nghiệp trong vài năm ít ỏi sau đó. - Chị đang chuẩn bị cho con đường nghệ thuật sắp tới của mình đến đâu rồi, bởi có lần chị chia sẻ rằng sau "Vũ" chị đã hụt hẫng vì thôi được đắm mình trong không gian múa hoàn hảo cùng những tiếng vỗ tay tán dương của khán giả ngày nào? Tôi sinh ra để dành cho múa, sống chết cũng vì múa. Bất kỳ diễn viên múa nào cũng phải có nghị lực và đam mê thực sự thì mới dám bỏ ra ngần nấy năm tuổi thanh xuân theo đuổi nghề múa. Cái gì cũng cần có giai đoạn và thời gian, để được gọi là một diễn viên múa chuyên nghiệp thì phải được đào tạo kỹ lưỡng chứ những người mới học được một hay hai năm mà vỗ ngực gọi là diễn viên múa chuyên nghiệp thì nghe có vẻ… nực cười. Diễn viên Chương Tử Di nổi tiếng khắp thế giới với cương vị diễn viên điện ảnh, và cũng không ít người biết chị ấy đã từng học múa tại Học viện múa theo học. Nếu bạn không theo được nghề này thì sẽ biết tìm hướng đi cho một nghề khác và sẽ thành công rực rỡ nếu bạn có khả năng và sự chăm chỉ. Còn tôi thì khác, hiện tại tôi chỉ có múa, tôi nhận hợp đồng quảng cáo cũng liên quan đến múa, còn điện ảnh hay một cái gì khác thì tôi chưa bao giờ dám nghĩ tới chứ đừng nói là thử. - Hầu hết độc giả khi đọc những bài phỏng vấn về chị luôn cảm nhận được sự già dặn của chị, từ suy nghĩ cho đến hành động, tất cả đều cẩn trọng, chị có nhận thức được điều này? - Tôi được sinh ra trong một gia đình gia giáo, được bố mẹ dạy bảo cho lễ nghĩa từ khi còn rất nhỏ. Thế nên, tôi vẫn luôn dặn lòng mình phải suy nghĩ thật kỹ những gì trước khi phát ngôn bởi những lời nói tuy thoảng qua nhưng nó cũng có thể khiến người khác đau khổ hay muộn phiền. Khi tôi trả lời phỏng vấn, tôi cũng phải cân nhắc câu chữ vì đôi khi một lời nói quá hay nhỡ lời có thể khiến mình hối hận hay gia đình không vui. Tôi cũng nói thêm, nếu bạn đến với múa một cách vụ lợi, vì một lý do nào đó như để đẹp hơn hay chỉ là đua đòi thì sớm muộn múa cũng bỏ rơi bạn còn bạn có một đam mê thực sự thì múa sẽ cho bạn được nhiều điều tuyệt vời trong cuộc sống. - Khi ở Trung Quốc, tình cảm gia đình đối với chị là một điều gì đó rất thiêng liêng, nhớ ba mẹ đến quay quắt nhưng rồi cũng phải gạt những giọt nước mắt mặn chát này gồng mình lên sống chết vì múa, chỉ một lần thôi, một lần nói thực lòng mình, chị đã bao giờ nghĩ đến việc từ bỏ múa trong những ngày đấy? - Buồn thì có chứ nhưng từ bỏ thì không. Khi tôi quyết định sang đấy, tôi đã phải chấp nhận tất cả. - Hiến cả tuổi xanh cho múa rồi và lý do gì chị về cơ quan nhà nước như Nhà hát Bông Sen TP.HCM công tác để rồi gặp áp lực “cơm áo gạo tiền”? - Nói thực ra tôi về nhà hát ca múa nhạc dân tộc Bông Sen là vì ba mẹ tôi. Ở nhà hát Bông Sen, tôi thấy rằng có nhiều bậc cha, chú, anh chị diễn viên múa giỏi và đam mê thực sự với nghề. Tôi công tác ở nhà hát rất thoải mái, ngoài những giờ diễn, tôi có thể nhận thêm event ở ngoài để kiếm thêm thu nhập. Tôi cũng đã thành lập công ty Vương Vũ nhằm phối kết hợp với nhà hát Bông Sen tạo điều kiện tốt nhất cho những mầm non yêu múa. 
Tiết lộ gây sốc của nữ sinh trường múa ballet Trung Quốc  Trước tiên là chọn nhân tài, mọi người đều biết rồi đấy, trong những trường nghệ thuật thì việc tuyển sinh thường đề cao vẻ bên ngoài, phần dưới cơ thể bắt buộc phải dài hơn phần trên cơ thể 12 cm. Tôi rất may mắn, phần dưới tôi cao hơn phần trên 13 cm. Vì thế mà tôi đã được tuyển vào trường. Trường của chúng tôi ở Quảng Đông và các bạn biết không, chúng tôi phát hiện ra rất nhiều những “quy tắc ngầm” mà người khác không thể biết được trong những trường nghệ thuật: Có một số ít nam sinh “phản ứng” rất khó kiểm soát, giáo viên thường bảo chúng tôi giúp họ giải quyết. Và đương nhiên nữ sinh phải đứng ra làm việc này chính là người học kém nhất, lười đến lớp nhất. Và giúp anh ta “sung sướng bằng tay” chính là “nhiệm vụ giúp đỡ” được giao, các bạn sẽ không tin phải không?  Giáo viên của chúng tôi cho rằng nude ballet là môn nghệ thuật vô cùng đẹp, nhưng mỗi lần có tiết nude balle là lớp chúng tôi lại tách riêng nam và nữ thành hai nhóm riêng biệt, không thì quả thật rất ngại. Giáo viên yêu cầu chúng tôi phải cạo hết “tóc dưới” để khi múa nude ballet hay mặc trang phục múa ballet trông không “kỳ quái”. Nam sinh trong lớp rất hiếm. Thường thì chỉ có 3 tới 4 nam sinh trong tổng số 30 học sinh, bởi vậy họ khan hiếm như “gấu trúc”. Nhưng tôi cảm thấy những nam sinh này đều bị nữ tính hóa, đi đứng ăn nói hơi dị dị.   Đáng sợ nhất là phải giảm cân, quá nửa kg hay 1kg đều không được, giáo viên sẽ phê bình trọng lượng của bạn. Thể trọng tiêu chuẩn được tính theo công thức: (Chiều cao – 100) x 0.85. Nếu như thể trọng vượt quá tiêu chuẩn cho phép thì giáo viên sẽ bắt bạn phải vào múa trong căn phòng chỉ có mỗi nam sinh và khi múa chỉ được phép mặc quần lót, không được mặc áo hay trang phục múa. Sau đó biểu diễn những động tác như đá chân, xoạc và vịn lan can…trước mặt họ. Tuy những nam sinh này chỉ được nhìn không được chạm vào chúng tôi nhưng như vậy quả thật là rất tàn nhẫn rồi! May mà tôi không như vậy vì tôi rất chăm chỉ học múa. Vì thế phương pháp giảm cân của nữ sinh chúng tôi thường là chạy bộ. Mỗi lần chạy tôi đều chạy trên dưới 20 vòng, cho tới khi nào mệt nhoài không chạy nổi nữa thì thôi. Nữ sinh trường chúng tôi khi tập múa đều không mặc quần tất, nam sinh đều chỉ mặc một chiếc sịp bó sát, đây là sự khác biệt rất lớn. Bởi nữ sinh chúng tôi đều mặc trang phục liền thân, khi múa sẽ làm ấm cơ thể, nên không lo bị lạnh. Khi tan học, giáo viên thường yêu cầu chúng tôi mặc thêm quần áo vào. Do nữ sinh trong trường rất nhiều, nên chương trình học văn hóa không có môn toán lý hóa, thay vào đó là những môn xã hội và ngoại ngữ như tiếng Nhật, tiếng Tây Ban Nha. Chúng tôi rất vui vì không phải học những môn tự nhiên khó nhằn. Mơ ước của rất nhiều nữ sinh chúng tôi là sau khi tốt nghiệp sẽ trở thành giáo viên dạy múa ballet, có thể dạy múa cho những em bé là tốt lắm rồi. Không dám mơ tới việc trở thành vũ công balet, đấy là việc không đơn giản mà làm giáo viên múa ballet thu nhập cũng khá ổn. Yêu cầu về độ dẻo với chúng tôi là: nữ sinh phải xoạc ngang và xoạc dọc được 230º. Nam sinh thì yêu cầu thấp hơn, chỉ cần trên dưới 190º. Những ai không đạt yêu cầu sẽ bị giáo viên dùng dây trói rồi ép dẻo trong khi ngủ. Nữ sinh học múa ballet quan trọng nhất là xinh đẹp ưa nhìn, có những nữ sinh thể trọng đạt chuẩn, nhưng mặt và một số bộ phận cơ thể hơi to thì cũng sẽ được giáo viên yêu cầu giảm béo hoặc làm cách nào đấy cho nhỏ lại rồi hãy học múa bale sau, nếu thế này thì sẽ không giống như những gì phía trên đề cập tới. Nhà trường yêu cầu nam sinh trừ lúc tắm ra còn bắt buộc phải mặc chip để hạn chế “cái kia”. Sau đó nhà trường sẽ kiểm tra bất chợt, nếu ai tự ý không mặc quần lót thì sẽ bị phạt. Hình phạt giống như của nữ sinh, múa ballet với chiếc quần sịp trước mặt toàn bộ nữ sinh. Nhưng xem ra hình phạt này không được công bằng với chúng tôi. Quần bó sát của nam sinh đều được nhà trường đo số đo rồi đặt may, mỗi nam sinh đều phải mặc một chiếc quần sịp cỡ nhỏ hơn size thật của mình một số. Tôi nghe một bạn nam cùng lớp nói là như vậy quả thật rất khó chịu, nhưng cũng chẳng có cách nào khác".
Theo 2Sao
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo