Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Hoàng Sơn: Vợ tôi chưa ghen bao giờ

13:00:12 17/05/2013
Giải Diễn viên xuất sắc Cánh diều vàng 2010 (vai Sáu Bé trong phim Vịt kêu đồng) đến với Hoàng Sơn quá bất ngờ khiến anh bị 'choáng’. Anh kể: 'Một người trong BTC gọi điện hỏi tôi có sắp xếp ra Hà Nội dự lễ trao giải được không? Tôi cũng hơi hoang mang không biết nên đi hay không, cũng chẳng ai cho biết mình có được giải gì hay không. Xưa giờ, đã đóng nhiều vai hay mà có được giải đâu, nên tôi không hy vọng gì cả. Ngày cuối, tôi mới quyết định bay ra Hà Nội. Lúc nghe công bố phim được hai giải, tôi mừng cho mình thì ít mà vui vì giải thưởng dành cho phim thì nhiều vì nó rất xứng đáng'.   - Anh là người rất bận rộn, vì sao lại nhận lời đóng một phim chỉ có 8 tập, nhưng kéo dài hơn hai tháng thực hiện? - Nói thật, lúc đọc kịch bản tôi đã “oải chè đậu” vì lường trước được những vất vả sẽ trải qua, nhưng vai hay, lại được làm việc với một đạo diễn có tài và có tâm như anh Phương Nam thực sự là một cơ hội lớn cho tôi. Vả chăng, lâu rồi tôi không có dịp đóng phim của hãng TFS, một hãng mà tôi đã gắn bó ngay từ ngày đầu mới thành lập, nên tôi cố gắng thu xếp mọi việc để tập trung cho vai diễn Sáu Bé của mình.  - Anh có thể cho biết thêm về vai Sáu Bé, mà anh cho là hay. Nhân vật có điểm nào giống anh không? - (cười) Tôi không có lý tưởng lớn như Sáu Bé. Anh ta là một người tốt, cả đời giúp cho mọi người, đấu tranh cho từng cảnh đời lênh đênh trên ghe với cái nghề “chăn vịt- chạy đồng” như Hai Hên. Tôi và Sáu Bé chỉ gặp nhau ở lòng tận tụy, yêu thương gia đình và bộc trực.  - Anh đã gieo cho nhân vật của mình “hài” ở những tình huống nào? - Tôi xác định đây không phải là vai hài, nhưng tôi có thể thể hiện sự sáng tạo cho nhân vật trên nền tảng của câu chuyện. Chúng ta không nên ráng “cài” yếu tố hài cho một vai diễn nghiêm chỉnh, nhiều trăn trở nội tâm.   - Trong cuộc sống đời thường, có bao giờ anh rơi vào tâm trạng phải đau khổ chấp nhận sự thật không? - Là khi tôi hay tin mẹ mình qua đời. Vì kẹt phúc khảo vở kịch 12 bà mụ tại Nhà hát Hòa Bình, mà tôi không kịp về gặp mẹ lần cuối. Đêm trước, khi người nhà ở Bình Dương cho hay mẹ bị tai biến đã chở vào bệnh viện, tôi nghĩ diễn xong về thăm mẹ cũng được. Ai ngờ, đang phúc khảo cảnh cuối, thì được tin mẹ đã ra đi. Tôi diễn như người mất hồn, không biết mình đang làm gì nữa. Về tới nhà, nhìn mẹ nằm bất động, tôi như chết điếng. Khi tôi đến gần, tự dưng, hai hàng nước mắt của mẹ chảy dài, tôi đưa tay vuốt, mắt mẹ mới chịu nhắm lại. Chị tôi kể đêm trước, mẹ còn mở TV xem tôi trong chương trình Tình nghệ sĩ và băng video tôi diễn vai Mục Kiền Liên. Đó là sự mất mát lớn nhất của đời tôi. Cha tôi mất sớm, mẹ phải vừa làm mẹ, vừa làm cha nuôi đàn con gần chục đứa. Tôi là con út…  - Con đường anh đi có bằng phẳng không? - Hồi nhỏ, tôi đã biết đàn guitar, mê hát. Lớn lên muốn thi vào Nhạc viện nhưng do nhận được giấy báo thi quá muộn, tôi bị lỡ “đò”nên mới thi vào trường Nghệ thuật Sân khấu 2. Năm 89 ra trường, tôi đã cảm thấy nản lòng vì nghề diễn viên quá cực, tương lai lại mập mờ, mơ được diễn vai quần chúng trong các đoàn kịch lớn như Cửu Long Giang, Kim Cương, Bông Hồng cũng đã khó. Buồn quá, tôi về quê nói với má chắc con bỏ nghề, định nhờ ông anh xin vô làm phong trào cho Sở VHTT tỉnh. Nhưng nghĩ lại, thấy tiếc 4 năm đèn sách nên trở vô Sài gòn. Nghiệp diễn đến với tôi chua lắm, nhiều lần bị đè lên đè xuống, bị nạn phe phái, đạp xe mỏi gối, ngồi chờ rả ruột, có khi còn không được diễn vì ưu tiên cho “ngôi sao” dù họ đến trễ hay bất tuân giờ giấc. Mình thấp cổ bé miệng, chưa tên tuổi, có hó hé gì được đâu! Nhiều bữa, cát sê chỉ có 1.500 đồng, mà tô phở lúc đó, giá “bèo” cũng đã 1.200 đồng. Tôi ở nhà thuê, lần nào mẹ tôi lên thăm, cũng xót ruột mua một tờ vé số với hy vọng trúng số “mua 1 căn nhà nhỏ cho thằng út ở”. Cho đến năm 89, thầy Hữu Luân, bấy giờ là PGĐ NVH Thanh Niên, thấy học trò lông bông tội nghiệp bày cách cho chúng tôi xin sân khấu hài 135 Hai Bà Trưng, quận 3, kêu Phước Sang tổ chức liên hoan sân khấu hài tại đây. Không ngờ ăn khách thật và sự nghiệp hài của chúng tôi đã bắt đầu tỏa sáng từ sân khấu này.   - Anh cũng từng diễn bi nhưng lại nổi tiếng ở lĩnh vực hài nhiều hơn. Với riêng anh, thể loại bi và hài, cái nào khó hơn? - Cái nào cũng cần phải học hỏi và có thời gian trau dồi. Nhưng hài chủ yếu do năng khiếu bẩm sinh, do sự duyên dáng của mình, do nghề dạy nghề, chứ không có trường lớp nào dạy hay đào tạo có bài bản như chính kịch. Tôi chính thức theo hài từ khi mới ra trường, rồi lập nhóm hài và trải qua rất nhiều thăng trầm. Bà xã tôi nói thành công đến với tôi hơi muộn, một phần cũng do tính tôi quá thẳng, cái gì không thích thì không làm, không xin xỏ, không nịnh nọt, luồn cúi. Từng vì bất đồng quan điểm mà nghỉ sân khấu này qua sân khấu khác. Trong các mối quan hệ, tôi chỉ có 2 thái độ, một là nể, hai là ghét. - Vậy anh ghét nhất cái gì? - Tôi dị ứng nhất với những người dốt mà không chịu công nhận dốt, cứ khoác lác, khoa trương, hay những người hèn nhát, nếu thành công, thì họ “gom” hết về mình, nếu thất bại, họ sẽ đùn đẩy trách nhiệm cho người khác, mà tôi đã từng là nạn nhân. - Được biết vợ anh cũng là nghệ sĩ. Theo anh, vợ chồng đều là nghệ sĩ thì làm cách nào để giữ được hạnh phúc gia đình? - Vợ tôi là cựu người mẫu, từng học cùng trường Sân khấu với tôi, đã bỏ nghề từ khi sinh con. Tôi nghĩ, có giữ được hạnh phúc hay không đều do mình. Vợ tôi rất hiểu tôi và chưa ghen bao giờ. Chúng tôi đã có 2 cháu, Hoàng Hải 14 tuổi và Thảo Như 10 tuổi. - Anh sẽ hướng nghiệp cho các con như thế nào? - Cháu lớn đã sớm bộc lộ năng khiếu nghệ thuật từ khi học cấp I, tự viết kịch bản và dàn dựng cho lớp. Vợ chồng tôi không o ép con cái, nhưng luôn hướng dẫn chúng phải chú trọng học văn hóa trước.   - Ngoài một gia đình hạnh phúc, anh đã có một sự nghiệp ổn định? - Vâng, sau bao năm chịu khó “cày bừa”, tôi đã mua được nhà và xe hơi. Tôi chỉ tiếc một điều, khi tôi được an cư lạc nghiệp thì mẹ đã không còn. Tôi chưa được một lần rước mẹ về căn nhà mới của mình.
Sinh ngày 15/6/1966 tại Bình Dương Tốt nghiệp trường Nghệ thuật Sân khấu 2 (ĐH Sân khấu Điện ảnh TP.HCM bây giờ) năm 1989 Đạo diễn một số chương trình (Bác sĩ gia đình…) cho các ĐTH tỉnh, một số vở cho kịch Sài gòn… Các giải thưởng đã đạt: Giải Tiết mục hài xuất sắc gala cười 2005- Giải Mai Vàng 2005- Giải Diễn viên hài xuất sắc, Giải nhất Liên hoan hài kịch Xuân 2007 với vở Trời cho, trò chơi… Phim đã đóng: Bão U Minh, Vị đắng tình yêu, Đời hát rong, Tổ quốc tiếng gà trưa, Người tốt một ngày, Đón con về, Giữa đời thường, Lẵng hoa tình yêu, Một cơn mê, Nơi bình yên chim hót, Chiến trường chia nửa vầng trăng, Chim phóng sinh, Mảnh đt tình đời, Cha dượng, Vịt kêu đồng…
 
 Theo Thế Giới Điện Ảnh
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo