Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Mong Thúy đừng "thay mặt cho phụ nữ Việt Nam"

16:16:06 17/05/2013
Nếu Thúy có lên tiếng sau bức thư ngỏ kia, tôi chỉ mong em một điều (dù rằng lời tôi nói nhiều khả năng không đến được với em): hãy nói bằng chính suy nghĩ của mình, đừng 'thay mặt cho phụ nữ Việt Nam', đừng cất tiếng nói 'đại diện' cho người phụ nữ Việt Nam…!  >> Phản ứng xung quanh Thư ngỏ gửi Mai Phương Thúy   Dư luận “chụp gông” cho Mai Phương Thúy là “đại diện cho vẻ đẹp Việt Nam”, còn Thúy thì cũng cứ phải gồng mình để xứng đáng với hai từ “đại diện” mà cô tự vơ vào mình, được người khác gắn cho mình.  Hình ảnh một cô gái diện bikini ở các bãi biển, nhất là giữa những ngày nóng nực như mùa hè năm nay nhiều không đếm xuể. Dư luận dửng dưng, phương tiện thông tin đại chúng cũng không quan tâm nhiều. Nhưng với Mai Phương Thúy thì lại là chuyện khác. Nếu Thúy chưa từng đội vương miện hoa hậu Việt Nam thì việc Thúy mặc những bộ bikini và rảo khắp các bãi biển từ Bắc chí Nam cũng chẳng làm tốn giấy mực của báo chí và dư luận đến thế. Bởi vì trong suy nghĩ của đa số người Việt cũng như cái nhìn của dư luận nước ngoài, Mai Phương Thúy luôn được đi cùng những cụm từ đại loại như: “đại diện cho phụ nữ Việt Nam”, rồi “hình ảnh tiêu biểu của phụ nữ Việt”… Chuyện ăn gì? mặc gì?... là việc của mỗi cá nhân nhưng với một cô gái Việt Nam từng được đánh giá đẹp nhất thì những mảnh vải Thúy khoác lên người không còn là câu chuyện riêng tư nữa. Nhưng có thật là hơn 40 triệu phụ nữ Việt Nam xem Thúy là đại diện, xem hành động của Thúy là sự “cụ thể hóa” suy nghĩ của mình và cảm thấy xấu hổ khi Phương Thúy xuất hiện trong những bộ Bikini ấy? Lâu nay chúng ta đang mắc phải căn bệnh rất phổ biến khi thích “đao to búa lớn” với những câu đại ngôn đưa đến một cái nhìn ngộ nhận. Mà điển hình nhất là xem một cô gái như hình ảnh tiêu biểu cho gần 40 triệu người phụ nữ khác. Không những thế, “căn bệnh đại ngôn” này còn được sự đồng thuận của dư luận nên đã ăn sâu vào suy nghĩ theo kiểu thâm căn cố đế mà không thể tháo bỏ một sớm một chiều. Vì vậy mới dẫn đến việc có không ít những tiếng nói đồng tình hoặc phản đối dành cho “người phụ nữ tiêu biểu của Việt Nam” kia. Tôi đã hình dung đến việc chúng ta tổ chức hàng loạt các cuộc thi: người phụ nữ thành đạt nhất; người phụ nữ tề gia nội trợ giỏi nhất; người phụ nữ cư xử khéo nhất, ứng xử thông minh nhất; người phụ nữ có bằng cấp và biết nhiều ngoại ngữ nhất… Mỗi cuộc thi chọn lấy một người và khoác cho cái cụm từ mỹ miều: đại diện cho người phụ nữ Việt Nam thì có lẽ phụ nữ Việt Nam mặc nhiên được công nhận là chủng tộc xuất chúng nhất thế giới. Dường như khó có thể (và nhiều người không muốn) rạch ròi khái niệm “cô gái Mai Phương Thúy” với “người đại diện cho một nửa dân số Việt Nam”. Tôi muốn xác nhận lại rằng: Thúy chỉ đẹp nhất trong một nhóm người (các thí sinh cùng tham dự cuộc thi), ở một thời điểm cụ thể (năm 2006) , theo đánh giá của một nhóm người (BGK) mà thôi. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2009 kết thúc chưa lâu, nhưng liệu mấy ai trong số chúng ta công bằng để gọi tên chính xác “thí sinh Trần Thị Thùy Dung” đạt bao nhiêu điểm hay vẫn thích gây ầm ĩ khi gắn cái mác “… Việt Nam” trước tên cô? Hàng trăm thí sinh có điểm môn văn thấp hơn Thùy Dung và cũng không ít cô gái trùng tên với Dung không qua nổi kì thi tốt nghiệp vì môn văn nhưng Thùy Dung vẫn được dư luận quan tâm bởi cô từng là hoa hậu. Rõ ràng những cô gái như Mai Phương Thúy hay Thùy Dung dù ở góc độ nào cũng vẫn được một bộ phận dư luận xem như… đại diện cho phụ nữ Việt Nam. Dù rằng sự “đồng thuận” này đôi khi lại phản tác dụng, không lẽ “đại diện cho phụ nữ Việt Nam” lại kém đến thế khi có điểm thi văn dưới mức trung bình? Mai Phương Thúy, Thùy Dung (và nhiều cô gái khác)… trong đêm đăng quang, liệu có ai đủ tự trọng và tỉnh táo để nói rằng “Tôi được công nhận đẹp nhất là do sự đánh giá của BGK, không phải sự đánh giá của dư luận cả nước” hay “đừng gọi tôi là cô gái đẹp nhất Việt Nam, vì hơn 40 triệu phụ nữ Việt Nam không tham gia cuộc thi này”; hoặc “đây chỉ là cuộc thi của vài chục cô gái, tôi chỉ được đánh giá cao nhất trong nhóm này”… Rõ ràng những cụm từ như “Hoa hậu Việt Nam”, “Người phụ nữ đẹp nhất Việt Nam” danh giá và có sức thu hút hơn rất rất nhiều. Những đơn vị tổ chức thì cũng thích đại ngôn vì gắn được chữ Việt Nam vào sau các danh hiệu được trao tặng thì cuộc thi mới mang tầm vóc quốc gia. Người đoạt giải thì cũng thích “nấp bóng” sau các mỹ từ vì tự nhiên được nâng tầm cao hơn hẳn đám đông; và khi ấy, hợp đồng sẽ đến dồn dập. Dường như Thúy cũng thích sử dụng từ ngữ tràn lan kiểu này nên đi đến đâu cô cũng có những phát biểu như đã được soạn sẵn: gửi lời tri ân đến người hâm mộ cả nước, đại diện cho sắc đẹp Việt Nam… Chúng ta có thể gọi họ bằng những cái tên như: siêu mẫu, người đẹp… nhưng nên chăng đừng lạm dụng cụm từ “đại diện cho phụ nữ Việt Nam”, “người phụ nữ tiêu biểu của Việt Nam”? Nếu nhìn ở khía cạnh “vẻ đẹp cô gái trong đôi mắt kẻ si tình”, tôi hoàn toàn có thể nói rằng: “Vợ tôi (sau này) đẹp nhất thế giới, đẹp hơn Mai Phương Thúy (hiện tại) gấp một nghìn lần…”. “Đóng đinh” hình ảnh Mai Phương Thúy cùng những bộ bikini rồi nói rằng đại diện vẻ đẹp hình thể phụ nữ Việt là việc làm hết sức khiên cưỡng. Tôi chỉ cần lấy con số 1,84m của cô để thấy rằng nếu tích cực “cải tạo nòi giống” thì chắc phải vài thập kỷ nữa người Việt mới có được chiều cao ấy. Cái đẹp của người phụ nữ Việt Nam tồn tại dưới nhiều dạng thức và thể hiện trong nhiều lĩnh vực. Vẻ đẹp hình thể của Mai Phương Thúy không phải là vẻ đẹp phổ biến của các cô gái Việt và không thể đại diện cho hơn 40 triệu phụ nữ Việt. Những show diễn khắp thế giới của Thúy là do một đơn vị nào đó (trong số rất nhiều đơn vị sẵn sàng đỡ đầu) tài trợ. Hơn một nửa dân số Việt Nam không cử Thúy đi. Mai Phương Thúy xuất hiện với những bộ bikini là do Thúy nhận thức và hành động, cũng có thể hiểu đó là công việc của Thúy, (đằng sau có thể do những ràng buộc của hợp đồng giữa hai bên), không ai có thể hô hào hoặc cản trở Thúy mặc gì và không nên mặc gì; và Mai Phương Thúy cũng không nên và không phải làm theo. Thúy mặc Bikini, thậm chí không mặc gì là chuyện của Thúy. Đó là hành động của cá nhân Thúy. Không đại diện cho ai và càng không thể đại diện cho phụ nữ Việt Nam. >> Mai Phương Thúy: 2 năm, kiếm được gần 10 tỉ đồng >> Mai Phương Thúy: Tôi không phải hạng câu khách rẻ tiền >> Mai Phương Thúy: Những chiêu thức để được biết đến là khát khao bình thường  >> Thúy và Thiên hạ đệ nhất độn lên tiếng về vòng 1>> Mai Phương Thúy 'bật' lại Hà Anh>> Việt Hùng: Nhiều người 'rình' quan hệ của tôi với Thúy  Phạm Hoàng Mạnh Hà (Afamily)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo