Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Phú Quang: Tôi và Lê Khanh chỉ là bạn bình thường

16:44:08 17/05/2013
Người 'nhạc sĩ đa tình' thừa nhận, Lê Khanh đã từng là một 'nàng thơ' trong những sáng tác 'để đời' của mình... >> Anh Thư - Phú Quang sau 6 tháng đăng ký kết hôn >> Ngô Hương - người đàn bà 'sát' nghệ sĩ >> Bùi Công Duy - Trinh Hương về ở chung với 'bà ngoại'>> Phú Quang nói về tuổi 60, cô vợ mới và nhớ... mẹ  Ông kể: "Trong quá trình viết nhạc cho phim Có Một Tình Yêu Như Thế, tôi vô tình bắt gặp Lê Khanh đi ngang qua một quả đồi ở Vĩnh Phúc trông như giọt nắng, mắt long lanh, khóe miệng hé cười. Lúc ấy, một giai điệu vang lên trong tôi: 'Dịu dàng hạt nắng đùa nhẹ trên áo, đôi môi em gọi bao khao khát, mắt em vời vợi đăm đắm trời cao'. Đến nay, khi chẳng mấy ai còn nhớ tới bộ phim đó nhưng bài hát Điều Giản Dị thì còn mãi. Sau đó, hình ảnh Lê Khanh với tà áo đen tu viện trong phim Săn Bắt Cướp lại tạo cho tôi những cảm hứng mới nhưng ngoài đời chúng tôi chỉ là những người bạn rất bình thường". Phú Quang cười và "giải thích" cho cái sự đa tình của mình: "Là người sáng tác nên tôi yêu cái đẹp chứ không phải yêu tất cả phụ nữ đã mang đến cho tôi những rung động để sáng tác. Người ta vẫn nghĩ, mỗi tác phẩm của Phú Quang đều viết tặng một người con gái nào đó. Tính sơ sơ, cả ca khúc lẫn khí nhạc, tôi có đến hàng nghìn tác phẩm nhưng nếu ngoài đời yêu 1000 cô gái thì chắc tôi chỉ còn 20kg thôi". Tôi kết hôn với cô gái chỉ bằng tuổi con mình bởi tôi tin mình sẽ hạnh phúc và sự thật đúng là như thế - Nhưng không thể phủ nhận rằng có rất nhiều bóng hồng đã đi qua cuộc đời nhạc sĩ? - So với mọi người, cuộc đời tôi có qua nhiều biến động. Những người con gái cứ đến rồi cứ đi nhưng tôi vẫn luôn nghĩ về họ. Bất kỳ ai yêu tôi, tôi đều tôn trọng. Đối với tôi, mỗi người phụ nữ giống như một Đức Mẹ. Tôi thích câu nói của một nhà triết học: "Lấy vợ bao giờ cũng tốt. Nếu vợ không tốt thì mình cũng rèn được tính chịu đựng". Phải nói rằng, tôi chịu đựng hơi giỏi đấy (cười)! - Trải qua nhiều sóng gió tình cảm, ở tuổi 60, anh dường như đang rất hạnh phúc với một mái ấm mới? - Mặc thiên hạ có nói gì, tôi vẫn thấy mình là người hạnh phúc bởi lúc nào cũng yêu và được yêu, kể cả khi bị gọi là ông già. Tôi luôn trân trọng những kỷ niệm của mình với mỗi người phụ nữ, cho dù họ đã bỏ mình đi mãi mãi. Nghệ sĩ thường dễ rung động, mà tình yêu chỉ có thể kết thúc bằng hạnh phúc hoặc bất hạnh, vậy tại sao mình không chọn một kết quả khả quan hơn khi điều này là có thể. Tôi kết hôn với cô gái chỉ bằng tuổi con mình bởi tôi tin mình sẽ hạnh phúc và sự thật đúng là như thế. Một người vợ trẻ hiểu mình, một cô con gái xinh như búp bê, thử hỏi cuộc sống còn gì hạnh phúc hơn? Ngần này tuổi rồi mà không biết nâng niu những phút giây quý giá của cuộc sống thì hóa ra mình sống vô ích à?! Đang ở giai đoạn ACCC (nghĩa là ăn-chơi-cho-chết) - Anh từng thừa nhận Hòn ngọc Viễn Đông biến anh thành con người khác, năng động và giỏi giang hơn nhưng rồi lại thấy anh trở về Hà Nội? - Sống ở Thành phố Hồ Chí Minh, tôi được người ta gọi là doanh nhân thành đạt và thực sự đó cũng là quãng thời gian mà tôi làm được nhiều việc có ích trong đời mình mà nếu ở Hà Nội thì chưa chắc tôi đã có cơ hội. Thế nhưng, dù đi đâu tôi vẫn cứ phải trở về Hà Nội thường xuyên chứ không dứt hẳn được. Quyết định về đây, tôi đỡ phải đi lại nhiều. Mình bây giờ đã vào giai đoạn cuối của cuộc đời. còn làm gì được nữa đâu mà ham hố một môi trường nhiều cạnh tranh để khẳng định bản thân, chỉ muốn có một không gian yên tĩnh êm đềm để tận hưởng nốt cuộc sống. - Vậy từ khi trở về Hà Nội, nhạc sĩ tận hưởng cuộc sống ra sao? - Đối với tôi, Hà Nội vẫn thế, như cái thuở tôi mới vào đời. Vượt qua nhiều sóng gió, đến tuổi này rồi tôi thấy cuộc sống chẳng có gì là ghê gớm cả. Nói đúng hơn, tôi đang sống một cuộc sống rất cân bằng. Bạn bè chúng tôi hay nói vui: mình đã sống đủ rồi, giờ đến giai đoạn ACCC (nghĩa là ăn-chơi-cho-chết) thôi. Buổi sáng, tôi thường đi chơi, cafe tán gẫu với bạn bè, tôi về đọc sách đến khuya. Tôi quan niệm kiếm tiền nhiều thì nên tiêu nhiều, chết rồi có mang của cải theo được đâu - Nhưng khán giả vẫn thấy nhạc sĩ Phú Quang đều đều tổ chức các đêm nhạc rất VIP và trình làng những album khá cầu kỳ với giá ngất ngưởng? - Dân mình có câu "tiền nào của nấy". Thực ra, về mặt kinh doanh, tổ chức một đêm nhạc với giá vé 50.000 đồng có khi còn lãi hơn 500.000 đồng nhưng tôi không thích làm cái gì đó có vẻ bôi bác mà muốn thật sang trọng. Và rất nhiều người đã mua vé xem đêm nhạc của tôi làm quà tặng các sếp. So với các món quà khác, nó vừa rẻ vừa ý nghĩa, người được tặng cũng thấy mình được trân trọng hơn. Có nhân viên gặp tôi nói: "Nhận vé, sếp em cảm ơn, xem xong lại gọi điện cảm ơn lần nữa". Tôi cũng sắp trình làng album mới gồm 12 ca khúc và 12 bản nhạc hay nhất, bìa cứng in bằng chữ kim loại và bán với giá 20 USD. - Đã có thời, người ta còn nhắc đến Phú Quang như một doanh nhân thành đạt. Còn bây giờ? - Đối với tôi, kiếm tiền là điều gì đó rất khủng khiếp nên tôi vô cùng kính trọng những người biết làm giàu. Nhưng khi đã lớn tuổi rồi, nhìn quanh mới thấy có tiền tài, danh vọng mà không biết cảm nhận cuộc sống đúng nghĩa thì cũng vô ích thôi. Nhạc sĩ, dù kinh doanh thì cũng không phải tầng lớp giàu sang, song tôi là người biết tiêu tiền và luôn khiến bạn bè vui vẻ. Người Việt mình thường chúc nhau "Tiền vào như nước sông Đà, tiền ra nhỏ giọt như cafe phin", còn tôi quan niệm kiếm tiền nhiều thì nên tiêu nhiều, chết rồi có mang của cải theo được đâu, trong khi cuộc sống có quá nhiều thứ cần hưởng thụ. Tôi có khoảng 70 chiếc bật lửa đủ mọi kiểu dáng của các quốc gia và lúc nào cũng mang theo bên mình ít nhất ba chiếc. Tôi cho đi cũng nhiều và được tặng lại cũng không ít. Để có được lửa thì chiếc giá 2.000 đồng và mấy triệu đồng là như nhau, tôi coi chúng như những đồ dùng mang tính kỷ niệm chứ chẳng phải sành điệu hay đẳng cấp gì. Ngày bé, đọc Ruồi Trâu, tôi nhớ có một nhân vật chơi đồ lặt vặt rất cầu kỳ, sau này mới biết đó là cách để anh ta giải tỏa nỗi cô đơn. Tôi cũng vậy thôi, lúc nào chán con người thì chơi với đồ vật (cười). Lúc buồn tôi còn thích xem tranh nữa và coi chúng như bạn thân vì mỗi lần xem lại phát hiện ra một điều thú vị ở bức tranh cũ. Cứu người bằng âm nhạc- Gần đây, nhiều nghệ sĩ thử sức mình ở hội họa, sao anh không vẽ? - Tôi biết mình không có tài nên chẳng thử làm gì cho mất thời gian. Anh trai và con trai tôi vẽ rất đẹp, còn tôi biết nhạc hay rồi thì thôi vẽ tranh. - Sau ngần ấy năm theo nghề, âm nhạc đã mang đến cho nhạc sĩ Phú Quang những gì? - Tôi nhận được nhiều tình cảm đặc biệt từ người hâm mộ mà nếu kể ra chẳng mấy ai tin. Kỷ niệm khiến tôi nhớ nhất là ngày còn sống ở Sài Gòn, có cô bé tìm tôi chỉ để nói lời cảm ơn, rằng âm nhạc của tôi đã cứu sống cô. Khi biết mình bị bệnh nặng, cô bé đã muốn chết nhưng bạn cô mang đến băng nhạc của tôi (ngày đó chưa có đĩa CD) và nói: "Trước khi chết, mày hãy nghe cái này". Nghe xong, cô ấy thấy bằng bất cứ giá nào cũng phải chiến thắng hoàn cảnh, vươn lên mà sống. Sau này, cô gái ấy trở thành sinh viên trường viết văn". Sẽ có một hồi ký dữ dội - Nghe nói nhạc sĩ có viết hồi ký? Phải chăng âm nhạc chưa đủ để anh trút bầu tâm sự? - Tôi viết hồi ký vì muốn để con cháu mình sau này hiểu hơn về cuộc sống. Ở đời luôn có khen, có chê. Mình không đẹp như những gì người ta khen, nhưng cũng chẳng tệ như những gì họ chê. Bên cạnh cái đã có là những điều đã vĩnh viễn mất đi, thành công luôn đi cùng những lỗi lầm không đễ chia sẻ. Tôi sáng tác nhiều, song âm nhạc chỉ là một phần cuộc sống, có thể nhân lên niềm vui, giảm bớt nỗi buồn nhưng không thể đi đến tận cùng. Tôi đã ghi chép được khoảng 1000 trang, có những đoạn viết rất dữ dội, đưa cho bạn bè đọc ai cũng thích vì đó là suy nghĩ rất thật về cuộc sống xung quanh mình. Thực ra ngày bé tôi thích học văn hơn âm nhạc, đến bây giờ tôi cũng chơi với nhà văn nhiều hơn nhạc sĩ nhưng vì 7 tuổi đã gắn bó với nhạc rồi và lại có duyên nữa nên thành nhạc sĩ. - Chừng nào thì cuốn hồi ký này tới được tay bạn đọc? Anh tiên liệu gì về sự đón nhận của độc giả? - Tôi dự định xuất bản cuốn sách của mình trong năm nay. Rất khó để nói chính xác thời gian nhưng tôi sẽ tiến hành ngay khi có thể. Thực ra, đó chỉ là những bài ghi chép của tôi về cuộc sống xung quanh. Bạn bè tôi rất thích, còn bạn đọc có thể thích hoặc không, nhưng ít nhất, họ sẽ hiểu hơn về một nhạc sĩ có tên Phú Quang. - Mê văn học nhưng sự nghiệp của anh lại thăng hoa với những ca khúc phổ thơ của người khác. Sao anh không tự viết lời cho ca khúc của mình? - Nhiều người nói tôi chỉ có nhạc, còn lại toàn mượn lời mà không biết rằng đó là cách làm của người chuyên nghiệp. "Dịch" từ thơ sang nhạc rất công phu và đó là việc của người sáng tạo ra các thanh âm. Người bình thường tự hào vì làm được nhiều thứ, người chuyên nghiệp thì chỉ làm giỏi một thứ thôi. - Anh thấy cảm xúc sáng tạo của mình bây giờ có còn "sung" như hồi trai trẻ? - Các cụ từng nói "thầy già, con hát trẻ" vì thế càng sống lâu trên đời thì sáng tác càng hay, vấn đề là mình phải biết nuôi dưỡng tình yêu. Ngày 20 tuổi, tôi nổi tiếng, mọi người khen ngợi và khuyên: "Đây là thời của mày đấy đừng bỏ lỡ". Thế nhưng, tôi không làm vậy, chẳng tội gì phải sống vội khi cuộc đời của người sáng tác vẫn còn rất dài ở phía trước. Nhưng với người biểu diễn thì đúng là có thời. Đôi khi tôi thương những đồng nghiệp lớn tuổi vẫn phải lên sân khấu hát như rút ruột trong khi họ nên nghỉ ngơi, nhường đất cho lớp trẻ. Theo Sành Điệu
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Phú Quang: Tôi và Lê Khanh chỉ là bạn bình thường
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo