- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
“Khu mộ mới nhất vừa làm bia. 1634 cháu chỉ chưa đầy 2 tháng”.
-
Nữ sinh tên Như khẳng định, cô chỉ đem xác con giấu đi chứ không hề vứt xuống ...
-
Sau khi tới tòa làm thủ tục ly hôn, bà Lê vào nhà nghỉ với thẩm phán rồi bị ...
-
Sau sự cố, Thanh không còn liên lạc với Đào và con gái Sao Mai, một mình Đào ...
-
Trước người đàn ông nước ngoài rơi sáng 11/2, thì 2 phụ nữ người Việt cũng rơi ...
-
Trong lúc cãi nhau, Nga đã dùng vật cứng đập vào đầu bà Bé rồi đẩy bà này xuống ...
-
Được biết, gia đình cô dâu và chú rể đều là đại gia về gỗ và có kinh tế rất khá ...
-
Thấy con lên cơn co giật, người mẹ vắt quất vào miệng con khiến hạt quất rơi ...
-
Bị đau còn bị chủ quán đòi tiền, Hậu bực tức chụp con dao đâm vào người nạn ...
Nhiều bệnh viện ngừng tiêm văcxin viêm gan B
>> Quảng Trị: Dừng tiêm lô văcxin viêm gan B gây tử vong
>> 3 bé sơ sinh tử vong: Có lỗi trong dịch vụ tiêm chủng
>> 3 bé sơ sinh tử vong: Có lỗi trong dịch vụ tiêm chủng
Ba bệnh viện là bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bưu điện, 198 tại Hà Nội đều đã tạm dừng tiêm văcxin viêm gan B cho bé mới sinh, sau khi có 4 ca tử vong liên tiếp liên quan đến văcxin này trong vài ngày qua.
Mặc dù Bộ Y tế mới chỉ khuyến cáo ngừng tiêm trên toàn quốc đối với 2 lô văcxin tiêm cho 3 em bé gặp tai biến sau tiêm ở Quảng Trị, song tại Hà Nội, một số bệnh viện đã "đón đầu" bằng cách tạm dừng hoàn toàn đối với văcxin viêm gan B.
Lãnh đạo Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã yêu cầu nhân viên tiêm chủng tại đây ngừng tiêm văcxin viêm gan B cho bé sơ sinh. "Trước tình trạng nước sôi lửa bỏng hiện nay, việc đảm bảo an toàn tính mạng cho bé được đặt lên hàng đầu nên chúng tôi quyết định tạm ngưng. Với những bé có nguy cơ mắc bệnh do mẹ bị viêm gan B vẫn được sử dụng kháng thể phòng bệnh" - một lãnh đạo bệnh viện này cho biết.
Một bác sĩ khoa sản Bệnh viện Bưu Điện cho hay đơn vị này cũng đã tạm ngừng tiêm phòng viêm gan B cho bé mới sinh, cho đến khi có thông tin chính xác về vụ việc 3 bé tử vong sau tiêm văcxin này ở Quảng Trị.
Bệnh viện 198 (Bộ Công An) đã cho dừng tiêm văcxin viêm gan B ngay sau sự cố ở Quảng Trị. Ảnh: P.D. |
Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã ngưng tiêm phòng văcxin viêm gan B ngay sau khi có thông tin từ Quảng Trị. Tuy nhiên sau 1 ngày cơ sở này đã tiêm trở lại bình thường, đồng thời loại trừ 2 lô văcxin như khuyến cáo của Bộ Y tế, giám đốc bệnh viện cho biết.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Bình - Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế): 'Mẹ không virus viêm gan B, bé sơ sinh có thể hoãn tiêm văcxin' - Ông đánh giá như thế nào về sự việc 3 bé sơ sinh tại huyện Hướng Hóa, Quảng Trị tử vong sau tiêm văcxin viêm gan B, và ngay sau đó là ca tử vong ở Bình Thuận? - Đây là sự việc rất nghiêm trọng, chưa từng có việc như vừa xảy ra ở Quảng Trị. Ở Nghệ An từng có chùm ca bệnh 3 bé nhưng trên địa bàn khác nhau, cùng huyện, nhưng khác xã. Còn ở đây, 3 bé cùng một lúc, cùng một nơi là chưa từng có. Trường hợp này rất hy hữu, vì thế lập tức Bộ Y tế, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia đều phải cử người đến địa phương tìm hiểu. Bình thường theo quy định, nếu xảy ra tai biến nghi do tiêm chủng thì địa phương thành lập hội đồng chuyên môn để đánh giá, đưa ra kết luận về nguyên nhân. Sau đó, tỉnh sẽ gửi báo cáo lên Bộ. Về ca ở Bình Thuận, Cục Y tế Dự phòng đã có công văn gửi yêu cầu địa phương lập hội đồng tư vấn chuyên môn, khẩn trương điều tra để đưa ra kết luận.
- Theo ông, đâu có thể là nguyên nhân dẫn tới cái chết của 3 bé tại Quảng Trị? - Điều này rất khó nói. Vì 3 bé tử vong cùng một lúc nên rất ít ai nghĩ đến sự trùng hợp bệnh lý, trong khi bé sinh ra bình thường. Còn về nguyên nhân do văcxin, đoàn chuyên gia của Bộ Y tế cũng ít nghĩ đến. Văxcin đã được kiểm nghiệm trước khi tiêm, khoảng 600.000-700.000 liều trên cả nước được tiêm nhưng chỉ có Quảng Trị xảy ra tai biến nghiêm trọng. Dù vậy, Bộ Y tế vẫn sẽ phải kiểm tra lại chất lượng văcxin. Mẫu văcxin trong hai lô gây phản ứng nghiêm trọng tại Quảng Trị sẽ được gửi đến Viện kiểm định quốc gia về văcxin và sinh phẩm y tế. Ngoài ra, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cũng đã liên hệ với Tổ chức Y tế Thế giới để gửi mẫu đi xét nghiệm ở một phòng xét nghiệm độc lập của ngước ngoài. Mục đích để đánh giá chất lượng của văcxin. Về quy trình tiêm chủng, bảo quản văcxin tại Bệnh viện đa khoa huyện Hướng Hóa đúng là có một số lỗi như việc ghi chép sổ sách, không có tủ bảo quản văcxin riêng, tiêm không đúng chỗ tiêm - tiêm trong phòng bệnh, phòng sinh trong khi theo quy định là tại buồng tiêm. Nhưng ngay cả lỗi tiêm không đúng chỗ cũng không phản ứng nặng đến mức tử vong. - Nhiều chuyên gia cho rằng chỉ những bé có mẹ mang virus viêm gan B thì mới cần tiêm văcxin ngay trong 24h đầu sau sinh, còn lại thì không cần? Quan điểm của ông về ý kiến này? - Tại Việt Nam, ước tính khoảng 10% bà mẹ có sẵn virus viêm gan B trong máu. Trong quá trình sản phụ chuyển dạ, virus sẽ xâm nhập vào cơ thể bé, vì thế phải tiêm sớm, tiêm muộn thì giá trị bảo vệ bé kém đi. Khi bé mắc bệnh thì khả năng sau này dễ dẫn tới xơ gan, ung thư gan, nguy cơ tử vong rất cao. Những trường hợp bé sinh ra mà mẹ không mang virus thì có thể lùi thời điểm tiêm lại. Vào năm 2007, đầu năm 2008 cũng có nhiều trường hợp phản ứng sau tiêm chủng đối với văcxin viêm gan B tiêm trong 24h sau sinh. Khi đó, ngành y tế đã tổ chức khá nhiều cuộc hội thảo, lấy ý kiến của các chuyên gia cả trong nước và quốc tế. Kết luận cuối cùng được đưa ra là cần phải tiêm sớm do đặc điểm dịch tễ của nước ta tỷ lệ virus lưu hành trong cộng đồng cao. Vì thế phải tiêm sớm để bảo vệ bé khi đẻ, bảo vệ cho những cháu có mẹ bị viêm gan B. Khi đó, phương án xét nghiệm virus viêm gan B cho tất cả các sản phụ trước sinh cũng được đưa ra bàn. Như thế chỉ những trường hợp nào mẹ đang mang virus trong máu thì bé mới cần tiêm sớm. Thế nhưng làm thế nào để xét nghiệm hết được 100% sản phụ trước khi đẻ xem có mang virus không. Như vậy một năm cần làm khoảng 1,5 triệu xét nghiệm. Đây là một việc làm tốt kém, và không nước nào làm như vậy. Hiện chỉ một số mẹ ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM..., tự bỏ tiền túi ra, chủ động làm xét nghiệm này. Tuy nhiên đây chỉ là con số nhỏ, không nhiều. Văcxin không đắt như xét nghiệm. Nếu khuyến cáo chỉ tiêm chủng cho con khi biết mẹ mang virus viêm gan B thì chỉ có một số bà mẹ có điều kiện làm được. - Trước sự cố này, ngành y tế có khuyến cáo gì với người dân? - Hiện tại WHO vẫn khuyến cáo tiêm vì sức khỏe chung của cộng đồng. Tuy nhiên trước tình hình này, Hội đồng chuyên môn Bộ Y tế sử dụng văcxin sẽ họp để cân nhắc việc tiêm như thế nào. Còn hiện tại tôi nghĩ là vẫn nên tiếp tục tiêm để bảo vệ bé. Trung bình một ngày chúng ta có 80 bé dưới 1 tuổi chết do những nguyên nhân khác nhau. Trong đó một số tỷ lệ nhất định không biết nguyên nhân gì, gọi là hội chứng đột tử, có thể xảy ra trùng hợp vào các ngày tiêm chủng. Những khuyết điểm tại Bệnh viện đa khoa Hướng Hóa nói chung phải rút kinh nghiệm, khuyến cáo ở các khu vực khác, cần mở rộng việc tấp huấn. Các cơ sở tăng cường kiểm tra việc bảo quản, xuất nhập văcxin, tiêm đảm bảo ở nơi đảm bảo vô trùng. |
Theo VnExpress
- Thầy giáo bị CSGT bắn có hành vi khiêu khích (13:31:00 24/07/2013)
- Thêm bé sơ sinh tử vong sau tiêm văcxin viêm gan B (11:07:00 24/07/2013)
- 5 bé sơ sinh bị đánh rơi: Ý kiến trái chiều về khoản tiền lót tay (10:26:00 23/07/2013)
- 3 bé sơ sinh tử vong: Có lỗi trong dịch vụ tiêm chủng (09:40:00 23/07/2013)
- Nhà sư cưỡng hiếp thiếu nữ đến có bầu (00:28:00 23/07/2013)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |