- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Mùi sữa hoi hoi tỏa ra từ người Thủy khiến Bình không thể chịu nổi phải cắp gối ...
-
Sau thời gian ngắn sống chung, nhiều anh hoảng hồn khi thấy vợ siêu lười...
-
Không biết bao nhiêu lần, Hoa phải rơi vào tình cảnh xấu hổ đến mức chẳng biết ...
-
Sau 20 năm hen mãn tính, ông Hùng đã tìm được cách chữa trị cho mình.
-
Anh Thạch ngán ngẩm với thói đánh hơi vô tội vạ của vợ.
-
Sợ chồng 'tòm tem' bên ngoài nên dù rất mệt nhưng My vẫn đòi chồng ...
-
Phụ nữ cần sẵn sàng học cách nấu ăn theo khẩu vị, công thức của mẹ chồng...
Thất vọng chồng hơn nhiều tuổi
Có chồng hơn chục tuổi, Quyên ngỡ chồng sẽ chín chắn. Nào ngờ, chồng Quyên đêm chơi lông bông, ngày ngủ, con trớ đầy mặt cũng mặc vì bố còn mải... ‘cày game’.
>> Chiều chồng già như chiều... cha
>> Nỗi niềm lấy chồng già
>> Chồng già bỗng trái tính
Họ hàng ở quê ai cũng khen Quyên (nhân viên cho một công ty phần mềm ở Hà Nội) là số sướng. Tốt nghiệp Đại học, Quyên đi làm vài tháng rồi kết hôn. Chồng Quyên hơn tuổi vợ kha khá, đi làm nhiều năm, lại có nhà Hà Nội... Thế nhưng, Quyên chỉ thấy khổ sở từ khi lấy chồng.
Nghĩ bao năm đi làm, chồng Quyên cũng có ít vốn, nào ngờ được đồng nào, anh “xào” hết đồng ấy. Tiền cưới vợ cũng là do bố mẹ lo. Số khác là do chồng Quyên vay bạn bè tới vài chục triệu, giờ chưa trả được. Chưa hết, lúc Quyên đang mang bầu 4 tháng thì công ty chồng phá sản, chồng Quyên thành thất nghiệp. Từ đó, anh chẳng những không tu chí lo làm ăn mà còn sa vào chơi bời với những cậu em họ tuổi choai choai, tối nào cũng đi, còn ngày thì... lăn ra ngủ.
“Nợ tiền, người ta đòi, không có trả. Thế nên, ‘lão ấy’ phải quỳ xuống chân vợ van: ‘Cứu anh, anh chết mất’. Cứ thế này, sớm muộn gì mình cũng phát điên thôi” – Quyên chán nản kể.
Có anh chồng hơn 11 tuổi nhưng không ít lần, Mai (Cầu Giấy, Hà Nội) phải khóc vì chồng “không biết nghĩ”. Hồi Mai ở cữ, chồng Mai “xung phong” đi thăm một người họ hàng đang mổ trong viện. Nghĩ chồng tự biết lo quà thăm người ốm nên Mai yên tâm. Tuy nhiên sau này, Mai bị chính người bác đó phàn nàn về chồng mình là đã đi thăm người bệnh đã không mua biếu quà, mà có chút hoa quả bồi dưỡng cho người bệnh, chồng Mai cũng vô tư ăn hết. Quá “muối mặt”, Mai trách chồng, chồng Mai khăng khăng là bị họ hàng “đặt điều”. Nhưng khi hỏi về chuyện biếu quà thì chồng Mai lại lờ đi...
Lần khác, chuyện không hay về chồng lại tới tai Mai. Một người bác họ ca cẩm là chồng Mai vay tiền của con trai bác ấy (cậu em họ đang học năm cuối Đại học) nhưng nói mãi chưa trả.
“Số tiền chẳng nhiều nhặn gì, chỉ một triệu đồng. Thế mà chồng mình còn định ‘xù’ của cậu em bên họ nhà anh ấy. Nhiều khi không hiểu chồng mình gần 40 tuổi đầu rồi mà còn ứng xử kiểu gì nữa?” - Mai ngao ngán nói.
Còn Nhung (Hà Đông, Hà Nội) cũng đang “điên đầu” với chồng hơn mình tới 13 tuổi mà còn ham chơi, thích “bia bọt”. Sinh con gái, Nhung đưa con về ông bà ngoại. Được thể, chồng ở nhà một mình cứ đi “thả cửa”, lúc nào cũng họp lớp, bận gặp bạn rồi còn tự hào khoe cậu bạn này thân từ mẫu giáo, cậu bạn kia học chung suốt cấp 1...
“Nếu có vài ba bạn thân thì không nói. Đằng này, bạn nào chồng mình cũng coi là thân thiết lắm. Ôi thôi, nhiều không xuể. Có khi chỉ thân nhau trên bàn nhậu chứ bạn bè gì đâu. Thỉnh thoảng ‘lão ấy’ lại quay sang nói xấu bạn rồi bảo bạn này là ‘đểu’, bạn kia lừa mình...” – Nhung than về chồng mình. Vì nhiều bạn nên chồng Nhung có khi nửa tháng mới qua thăm vợ con một lần (đấy là Nhung còn nhắc suốt) dù hai nhà chỉ cách nhau độ 5km.
“Nhắc chồng mãi là nên biết chọn bạn mà chơi nhưng có thay đổi được gì đâu. Tưởng chồng lớn hơn mình nhiều nên biết phải – trái, trắng – đen. Ai dè... Đã thế còn lười việc nhà. Huấn luyện mãi mới nhờ được chồng một việc là phơi quần áo. Chấm hết” – Nhung chia sẻ.
Nhiều người nghĩ khi hơn vợ nhiều tuổi (trên dưới 10 tuổi chẳng hạn) thì nam giới sẽ chín chắn, trưởng thành, biết lo biết nghĩ, vun vén vì gia đình, vợ con hơn những anh chồng có tuổi xấp xỉ với vợ. Tuy nhiên, quan niệm này không phải chính xác hoàn toàn. Đúng là lớn tuổi sẽ khiến con người trưởng thành hơn về suy nghĩ, từng trải hơn, có nhiều kinh nghiệm sống... nhưng không thể biến họ thành người hoàn hảo được. Điều đó cho thấy, chồng già hay chồng trẻ thì cũng có anh chín chắn, anh nông nổi, anh “ngoan” – anh “hư”, anh biết thương vợ thương con, anh thì không... Những tính cách này một phần do bản tính mỗi người, do môi trường, do cách giáo dục, do quan niệm sống... chứ không thể được quyết định bởi tuối tác.
Vì thế, nếu lấy chồng hơn nhiều tuổi với suy nghĩ có được chỗ dựa về kinh tế hay sẽ có người chồng chín chắn, biết chí thú làm ăn thì có thể nhiều người vợ sẽ “vỡ mộng”. Khi quyết định tiến tới hôn nhân, người phụ nữ nên suy xét thấu đáo để tránh tối đa những hụt hẫng về sau. Khi đã chấp nhận sống chung thì nên hiểu những ưu điểm cũng như yếu điểm của chồng, cũng như của bản thân để cả hai biết phát huy cái tốt, hạn chế tính xấu. Xem những điểm yếu của người bạn đời có chấp nhận được không, sửa đổi thế nào và nên sửa đổi từ sớm, tránh để lâu.
Ngọc Bình
- Khi vợ trẻ ‘khô cằn’ (09:36:00 13/03/2012)
- Nỗi niềm đàn bà trụ cột (09:07:00 13/03/2012)
- Cãi cọ vì cái tên (19:45:00 11/03/2012)
- Dạy con biết chia sẻ đồ chơi (09:27:00 09/03/2012)
- Chồng chăm vợ đẻ (10:11:00 08/03/2012)
|
|
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |