- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Mùi sữa hoi hoi tỏa ra từ người Thủy khiến Bình không thể chịu nổi phải cắp gối ...
-
Sau thời gian ngắn sống chung, nhiều anh hoảng hồn khi thấy vợ siêu lười...
-
Không biết bao nhiêu lần, Hoa phải rơi vào tình cảnh xấu hổ đến mức chẳng biết ...
-
Sau 20 năm hen mãn tính, ông Hùng đã tìm được cách chữa trị cho mình.
-
Anh Thạch ngán ngẩm với thói đánh hơi vô tội vạ của vợ.
-
Sợ chồng 'tòm tem' bên ngoài nên dù rất mệt nhưng My vẫn đòi chồng ...
-
Phụ nữ cần sẵn sàng học cách nấu ăn theo khẩu vị, công thức của mẹ chồng...
Khi con là ‘đầu gấu xó nhà’
‘Bé trai nhà mình ‘đi lớp’ được gần năm rồi nhưng toàn bị bắt nạt vì hiền quá. Thế mà những lúc ở nhà, cu cậu nghịch ngợm, bướng bỉnh ‘thôi rồi’. Mình nghĩ con mình chỉ ‘mạnh dạn xó bếp’ là giỏi. Làm sao để dạy con dạn dĩ và mạnh mẽ hơn khi ở ngoài, vì bé là bé trai mà’ – Ngọc (Long Biên, Hà Nội) chia sẻ về bé trai hơn 3 tuổi nhà mình.
Từ nhỏ, bé nhà Ngọc đã được ông bà nội, bố mẹ và cô ruột nâng niu, chăm sóc. Nhà toàn người lớn, có mỗi “thằng cu” nên ai cũng chiều. Bé thích gì, đòi gì cũng được ông bà, bố mẹ cho ngay. Còn khi không vừa ý là xông tới cào, cắn bố mẹ rồi giật tóc bà nội hay đá lia lịa vào bắp chân ông. Nhà Ngọc vẫn trêu là: “Sao ông bà, bố mẹ hiền mà sinh ra thằng này gớm thế?”.
Tuy nhiên ở nhà mang tiếng là “đầu gấu” nhưng hễ ra ngoài hoặc thấy có người lạ là bé chỉ biết níu chặt lấy ông bà (bố mẹ) kêu: “Con sợ”. Cho dù người lớn có động viên cỡ mấy, bé cũng nhất định chỉ “rịt” lấy ông bà. Có lần, bé bị bạn hàng xóm giằng mất quả ổi trong tay mà chỉ biết chạy về nhà khóc, chứ không có phản ứng tự vệ. Chính điều này khiến Ngọc lo lắng và đang tìm cách dạy để con bạo dạn cả ở bên ngoài nữa.
Cùng chung tâm lý với Ngọc, Thoa (Hải Phòng) cho biết, bé trai (hơn 2 tuổi) nhà mình cũng như biến thành người khác, nếu ở bên ngoài. Thường ngày ở nhà bé chạy nhảy, ca hát, nói líu lo suốt ngày (dù nhiều bài chẳng ai hiểu bé hát gì). Chẳng bao giờ bé để chân tay ngơi nghỉ vì quá nghịch ngợm. Đã thế cu cậu còn cực kỳ “đanh đá”, bị bố mẹ lấy mất cái gì là lao vào giật lại ngay. Cả người anh lớn của bé cũng chịu nhiều “thương tích” và không ít lần khóc lóc sướt mướt bởi hay bị em cấu tai, cào mặt, cắn tay... khi giận dữ.
Thế mà hễ được đưa ra ngoài, sang nhà người khác hoặc chơi ở đâu là bé chỉ biết ngồi im trong lòng mẹ. Ra sân chơi với mấy bạn cùng xóm thì toàn bị các bạn “hít le” với bắt nạt, giằng mất đồ chơi, lấy mất quả bóng... Thoa đã nhiều lần dạy con biết phản ứng tự vệ như nếu bị các bạn lấy mất đồ chơi, phải hét to lên là: “Không được lấy đồ chơi của tớ. Trả tớ đây”... nhưng không thấy có kết quả. Nhiều lần, cho con đội mũ, cầm đồ chơi ngoài cửa, Thoa ở trong nhà một lúc trở ra đã thấy mũ và đồ chơi đâu mất. Thoa hỏi thì bé bảo: “Mất rồi mẹ” hoặc “Con không biết”... hoặc bé chỉ, nói lung tung. Hỏi mãi thì hóa ra là bé bị bác hàng xóm trêu, lấy mất.
Để bé hết ‘mạnh dạn xó bếp’
Nhiều bé rất bạo khi ở nhà do đã quen được ông bà, bố mẹ chiều. Khi tiếp xúc với bên ngoài, vì chưa quen nên bé trở nên rụt rè, thậm chí nhát hoặc không có phản ứng tự vệ. Để luyện cho bé bớt nhát và không còn sợ sệt, cha mẹ nên:
- Chịu khó cho bé ra ngoài chơi ngay từ khi bé còn nhỏ. Phụ huynh có thể chọn những chỗ vui chơi có nhiều hoạt động dành cho bé để bé tham gia được như đi công
viên, hội chợ, dự sinh nhật, đến nhà anh chị họ, bạn bè của bé...
- Dạy cho bé cách phản ứng khi bị trêu chọc, bắt nạt. Ví dụ, nếu ai giật mấy đồ thì bé phải làm gì, bị ai đánh thì bé phải làm sao... Nên luyện tình huống này nhiều lần để tạo thành phản xạ cho bé.
Ngoài ra, với nhiều bé hay nghịch bỗng nhát khi ra ngoài là do tuổi của bé còn nhỏ, do bé chưa quen với môi trường đó... Ở một giai đoạn nào đó, bé cực kỳ sợ xa mẹ, sợ lạc mất mẹ nên luôn bám rịt lấy mẹ (hay người thân). Ở những chỗ đông và lạ thì bé càng bám "hăng" hơn. Đó cũng là tâm lý bình thường. Một thời gian khi bé lớn hơn hoặc đã quen với ngoại cảnh thì bé sẽ chủ động và bớt nhát đi.
Ngọc Bình
- ‘Yêu’ trong sợ hãi (08:25:00 15/11/2011)
- Khi bé học điều xấu (23:10:00 13/11/2011)
- ‘Ngáo ộp’ dưới gối (23:06:00 13/11/2011)
- Bà ‘bện’ cháu, mẹ ‘khỏe re’ (08:51:00 11/11/2011)
- Khi mẹ ‘chê’ sữa mình (09:20:00 10/11/2011)
|
|
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |