Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Mùi sữa hoi hoi tỏa ra từ người Thủy khiến Bình không thể chịu nổi phải cắp gối ...
-
Sau thời gian ngắn sống chung, nhiều anh hoảng hồn khi thấy vợ siêu lười...
-
Không biết bao nhiêu lần, Hoa phải rơi vào tình cảnh xấu hổ đến mức chẳng biết ...
-
Sau 20 năm hen mãn tính, ông Hùng đã tìm được cách chữa trị cho mình.
-
Anh Thạch ngán ngẩm với thói đánh hơi vô tội vạ của vợ.
-
Sợ chồng 'tòm tem' bên ngoài nên dù rất mệt nhưng My vẫn đòi chồng ...
-
Phụ nữ cần sẵn sàng học cách nấu ăn theo khẩu vị, công thức của mẹ chồng...
Khi bé học điều xấu
22:51:20 13/11/2011
Nhờ con trai lấy hộ điều khiển tivi, Tâm chìa tay đón nhưng cu Bốp nhanh chóng giật lại, cong môi ‘hoạnh họe’ mẹ: ‘Xin chưa?’. Tâm nhắc: ‘Sao nói trống không với mẹ thế? Phải bảo mẹ xin con chưa chứ? Vâng, mẹ xin con’.
>> Bé chửi bậy vì bắt chước ông bà
Xong, Tâm quay sang chồng, trách: “Đấy, con bắt chước y hệt điệu bộ của anh. Anh là tấm gương cho con thế nào thì làm”. Từ nhỏ, chồng Tâm đã dạy con hễ ai đưa cho cái gì thì phải chìa hay tay xin. Tuy nhiên, vì chồng Tâm hay nói trống không với con, kèm theo hất hàm và gắt: “Xin chưa?”, cho nên cu Bốp cũng “nhiễm” y bản chính của bố.
Còn Hoan (Thanh Xuân, Hà Nội) sau một lần xấu hổ vì con ăn nói “hỗn xược” mới tự nhận ra lỗi là ở cả mình. Bé Chít nhà Hoan rất nghịch, cứ chạy nhảy lung tung. Chẳng hạn, lúc ông bà đang nằm dưới sàn xem tivi, Chít nhảy tung tăng rồi dẫm cả vào chân ông bà. Có khi vì mải chạy, không để ý, Chít đâm sầm vào cánh cửa đến u đầu hoặc đập cả mặt vào cửa tủ lạnh ở bếp. Những lúc như thế, Hoan thường một tay chỉ vào con, quát: “Đi đứng thế à? Không có mắt à”.
Một lần, hai mẹ con đi hội chợ đồ giảm giá. Do gian hàng đông người nên Chít bị một cô dẫm phải chân. Chít nhanh miệng quát luôn: “Không có mắt à?” khiến cả Hoan và người khách kia... sững lại. Hoan vừa đỏ mặt, vừa nhắc nhở con xin lỗi rồi nhanh nhẹn kéo con ra chỗ khác.
“Bé nhà mình ghê lắm, chắc do ‘hưởng’ gene mẹ. Tất nhiên nếu đã thành hỗn láo thì không được rồi. Nhìn con vừa giống mình ở ngoại hình, vừa giống mình ở cách quát người khác mà mình hoảng quá” – Hoan kể. Sau chuyện này, Hoan cực kỳ thận trọng trong lời ăn tiếng nói và điệu bộ cử chỉ để không trở thành bản sao xấu cho con.
Người lớn hay chọn cách nói trống không hoặc quát nạt các bé. Chính vì thế, vô tình đã chuyển tải cho bé những ngôn ngữ “xấu” hoặc cách nói khó nghe, điệu bộ khó chịu... Vì chưa đủ nhận thức nên bé dễ áp dụng ngôn ngữ hoặc cử chỉ sai với hoàn cảnh (nói trống không với người lớn, chẳng hạn). Do đó, vai trò của cha mẹ, ông bà là rất quan trọng. Khi con ở tuổi học nói, phụ huynh nên tìm những câu có đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ để nói với con. Đó là cách làm mẫu để dạy con tốt nhất. Cũng không nên luôn cáu kỉnh, quát tháo bé vì bé sẽ tiếp thu rất nhanh những hành vi này từ người lớn.
>> Bé chửi bậy vì bắt chước ông bà
Xong, Tâm quay sang chồng, trách: “Đấy, con bắt chước y hệt điệu bộ của anh. Anh là tấm gương cho con thế nào thì làm”. Từ nhỏ, chồng Tâm đã dạy con hễ ai đưa cho cái gì thì phải chìa hay tay xin. Tuy nhiên, vì chồng Tâm hay nói trống không với con, kèm theo hất hàm và gắt: “Xin chưa?”, cho nên cu Bốp cũng “nhiễm” y bản chính của bố.
Còn Hoan (Thanh Xuân, Hà Nội) sau một lần xấu hổ vì con ăn nói “hỗn xược” mới tự nhận ra lỗi là ở cả mình. Bé Chít nhà Hoan rất nghịch, cứ chạy nhảy lung tung. Chẳng hạn, lúc ông bà đang nằm dưới sàn xem tivi, Chít nhảy tung tăng rồi dẫm cả vào chân ông bà. Có khi vì mải chạy, không để ý, Chít đâm sầm vào cánh cửa đến u đầu hoặc đập cả mặt vào cửa tủ lạnh ở bếp. Những lúc như thế, Hoan thường một tay chỉ vào con, quát: “Đi đứng thế à? Không có mắt à”.
Một lần, hai mẹ con đi hội chợ đồ giảm giá. Do gian hàng đông người nên Chít bị một cô dẫm phải chân. Chít nhanh miệng quát luôn: “Không có mắt à?” khiến cả Hoan và người khách kia... sững lại. Hoan vừa đỏ mặt, vừa nhắc nhở con xin lỗi rồi nhanh nhẹn kéo con ra chỗ khác.
“Bé nhà mình ghê lắm, chắc do ‘hưởng’ gene mẹ. Tất nhiên nếu đã thành hỗn láo thì không được rồi. Nhìn con vừa giống mình ở ngoại hình, vừa giống mình ở cách quát người khác mà mình hoảng quá” – Hoan kể. Sau chuyện này, Hoan cực kỳ thận trọng trong lời ăn tiếng nói và điệu bộ cử chỉ để không trở thành bản sao xấu cho con.
Người lớn hay chọn cách nói trống không hoặc quát nạt các bé. Chính vì thế, vô tình đã chuyển tải cho bé những ngôn ngữ “xấu” hoặc cách nói khó nghe, điệu bộ khó chịu... Vì chưa đủ nhận thức nên bé dễ áp dụng ngôn ngữ hoặc cử chỉ sai với hoàn cảnh (nói trống không với người lớn, chẳng hạn). Do đó, vai trò của cha mẹ, ông bà là rất quan trọng. Khi con ở tuổi học nói, phụ huynh nên tìm những câu có đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ để nói với con. Đó là cách làm mẫu để dạy con tốt nhất. Cũng không nên luôn cáu kỉnh, quát tháo bé vì bé sẽ tiếp thu rất nhanh những hành vi này từ người lớn.
Ngọc Bình
Tin liên quan
- ‘Ngáo ộp’ dưới gối (23:06:00 13/11/2011)
- Bà ‘bện’ cháu, mẹ ‘khỏe re’ (08:51:00 11/11/2011)
- Khi mẹ ‘chê’ sữa mình (09:20:00 10/11/2011)
- Dâu mới ‘lơ ngơ’ chuyện cơm nước (08:52:00 10/11/2011)
- Tranh ăn của... con (08:55:00 08/11/2011)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Khi bé học điều xấu
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo