- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Mùi sữa hoi hoi tỏa ra từ người Thủy khiến Bình không thể chịu nổi phải cắp gối ...
-
Sau thời gian ngắn sống chung, nhiều anh hoảng hồn khi thấy vợ siêu lười...
-
Không biết bao nhiêu lần, Hoa phải rơi vào tình cảnh xấu hổ đến mức chẳng biết ...
-
Sau 20 năm hen mãn tính, ông Hùng đã tìm được cách chữa trị cho mình.
-
Anh Thạch ngán ngẩm với thói đánh hơi vô tội vạ của vợ.
-
Sợ chồng 'tòm tem' bên ngoài nên dù rất mệt nhưng My vẫn đòi chồng ...
-
Phụ nữ cần sẵn sàng học cách nấu ăn theo khẩu vị, công thức của mẹ chồng...
Rèn chồng việc nhà
Công việc ở cơ quan có thể tan sớm nhưng My cố tình nấn ná. My muốn chờ chồng về để chồng hoặc là trông con, hoặc là vào bếp.
>> Tranh hết việc của chồng
>> Sinh hư khi ở rể
Ngày xưa, My cực kỳ đảm đang, nhanh nhẹn và kết cục là biến chồng thành một gã… lười. “Mới cưới, lúc nào mình cũng thích chăm chồng: nấu cho chồng những món ngon, là áo quần thẳng mượt, nhà cửa sạch sẽ, tinh tươm… Mình thấy hạnh phúc khi được ‘phục dịch’ chồng. Thế nên khi ốm đau, bụng chửa vượt mặt, mình được chồng ‘hân hạnh’ nấu ăn cho hai bữa nhưng hai bữa ấy chỉ là… mỳ tôm úp” – My kể.
Chồng My lười thành nếp, không có cơm ăn thì ăn cơm quán, chứ nhất định không vào bếp. Bát đũa không rửa, nhà cửa không quét mà quyết tâm để “dành” cho đến lúc vợ hết… ốm. Ăn xong, anh xã My chỉ có mỗi một việc là bê mâm cơm xuống bếp, đặt đó rồi lên nhà vắt chân uống nước, xem tivi. Có lần mệt My nằm nghỉ rồi trở dậy, thấy mâm cơm đặt trệt dưới sàn nhà bếp, la liệt các món thừa mà chồng không buồn cất phần vợ. Chưa kể, vài con gián chạy loăng quăng trên mâm khiến My rơi nước mắt. Nồi cơm điện cũng nguội ngắt mà chồng My chẳng buồn cắm dù biết vợ chưa ăn.
“Việc cơm nước, nhà cửa mình có thể làm một loáng là xong nhưng giờ mình làm chậm thôi. Chậm và vờ như lúc nào cũng bận rộn với các việc khác là ‘chiêu’ rèn chồng việc nhà của mình” – My bộc bạch.
Nếu trước kia, đến giờ cơm là chồng My ngồi sẵn ở mâm thì bây giờ, đến giờ ăn, My vẫn cố tình lúi húi với việc nọ - việc kia dưới bếp. Đói, chồng My càm ràm rồi quát tháo, My vẫn kiên nhẫn giải thích: “Em đang dở tay. Anh sắp cơm đi, em nấu xong hết cả rồi”. Ban đầu, chồng My lười, quyết ngồi chờ với cái mâm rỗng nhưng khi đói quá thì anh phải tự thân vận động: lấy bát, lấy đũa, đổ nước chấm ra bát, trút rau xào, thịt kho từ nồi ra đĩa… Có lần, chồng My tay bế con gái, tay dọn cơm rồi “kêu trời kêu đất” là vợ mình đoảng quá.
Lần khác, bé nhà My làm đổ sữa, chồng My gọi vợ ầm ĩ. Lúc đó, My đã cọ toilet xong nhưng lại vờ như chưa xong, không vội lên nhà. Chờ vợ lâu, chồng My đành tự lấy giẻ lau vì sợ con gái trượt ngã.
Ngày nghỉ, vợ chồng My hẹn đưa con gái đi công viên. Sắp đến giờ đi, My mang túi ra dọn đồ chơi của con và lấy cây lau nhà ra lau. Con gái khóc giục đi, chồng My sốt ruột, quát vợ để về làm cũng được, My thản nhiên: “Chiều, em nhiều việc lắm. Muốn nhanh thì hai bố con giúp mẹ dọn đồ chơi, lau bàn, lau tủ đi…”. Dù nhăn nhó khó chịu nhưng My vẫn thấy chồng và con làm giúp, chứ bình thường, hai bố con chơi xong cũng chẳng bao giờ tự biết thu dọn đồ chơi.
“Giờ chồng mình đã chăm hơn rồi. Ít nhất là anh ấy biết sắp cơm, dọn đồ ăn thừa, quét nhà, biết lau dọn khi con làm bẩn… chứ không phải lúc nào cũng ‘í ới’ gọi hoặc ỷ vào vợ. Với mình, bước đầu như thế là tốt rồi” – My bộc bạch.
Theo My, bí quyết rèn chồng việc nhà là người vợ dù đảm đến mấy cũng đừng quá ôm đồm. Hãy cho chồng những việc nho nhỏ, ngay cả đó là những việc có nhắm mắt mình cũng làm được. Cần để chồng thấy vợ không có “ba đầu sáu tay”, không thể vừa đi làm, trông con vừa lau dọn, cơm nước vẹn toàn, nếu không có chồng giúp sức. Nếu hàng ngày chồng trở về với nhà cửa tinh tươm, cơm dẻo canh ngon, con cái sạch sẽ… thì người chồng sẽ coi đó là chuyện thường mà ít ghi nhận nỗ lực của vợ. Thay vào đó, có thể để chồng trở về thấy tay con còn bẩn để mà biết lau tay cho con, nhà chưa quét để biết tự cầm chổi quét, cơm chưa xong để biết giúp vợ nấu cơm…
Tất nhiên, để rèn chồng thì sự khéo léo, khôn ngoan và tâm lý của vợ là vô cùng cần thiết. Người vợ không thể ngồi ung dung rồi sai khiến chồng luôn miệng. Người vợ cũng không thể dong chơi, tự do “bay nhảy” rồi dồn việc nhà cho chồng… vì làm thế, chồng sẽ nghĩ: “À, cô lười thế thì tội gì tôi phải chăm chỉ”. Quan trọng là người vợ cùng “đầu tắt mặt tối” với chồng để chồng thông cảm và hiểu cho những nỗ lực của vợ.
Ngọc Bình
- Kinh nghiệm dạy con biết tự bảo vệ (10:21:00 22/09/2011)
- Đàn bà nghĩ quẩn (09:15:00 20/09/2011)
- Đay nghiến vợ vì 'đong đưa' người xưa (08:42:00 20/09/2011)
- Chuyện vui đặt cái nick cho con (10:32:00 18/09/2011)
- Khi vợ lo cảnh chồng 'trở mặt' (11:45:00 16/09/2011)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |