- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Mùi sữa hoi hoi tỏa ra từ người Thủy khiến Bình không thể chịu nổi phải cắp gối ...
-
Sau thời gian ngắn sống chung, nhiều anh hoảng hồn khi thấy vợ siêu lười...
-
Không biết bao nhiêu lần, Hoa phải rơi vào tình cảnh xấu hổ đến mức chẳng biết ...
-
Sau 20 năm hen mãn tính, ông Hùng đã tìm được cách chữa trị cho mình.
-
Anh Thạch ngán ngẩm với thói đánh hơi vô tội vạ của vợ.
-
Sợ chồng 'tòm tem' bên ngoài nên dù rất mệt nhưng My vẫn đòi chồng ...
-
Phụ nữ cần sẵn sàng học cách nấu ăn theo khẩu vị, công thức của mẹ chồng...
Kinh nghiệm dạy con biết tự bảo vệ
Có cậu con trai hơn 3 tuổi rất hiếu động, Thúy (Ba Đình, Hà Nội) hay sợ con bị lạc ở chỗ đông người.
>> Dạy bé bảo vệ bản thân trước người lạ
“Lần trước, mình đưa con đi hội chợ giảm giá. Loáng một cái đã không thấy ‘ông mãnh’ ấy đâu. Nháo nhào tìm gọi con một lát thì lại thấy con giật tay mẹ, chỉ chỗ kia người ta quảng cáo đồ xay và dụng cụ gọt hoa quả hay quá nên cu cậu chen vào xem” – Thúy kể. Vì thế, mỗi lần đưa con đi mua sắm, Thúy phải dặn trước với con phải luôn ở bên mẹ, nắm tay mẹ, nếu tự ý đi mà không hỏi mẹ thì sẽ bị phạt.
Còn Oanh (quận 3, TP HCM) ngay từ khi bé Chin nhà mình bập bẹ và hiểu biết một chút, Oanh đã dạy con không được cho ai “sờ chim”. “Có ông hàng xóm quý và hay bế Chin lắm. Mỗi tội, lần nào cũng sờ mó chim cháu, mình khó chịu lắm” – Oanh phân trần.
Hàng ngày, Oanh vẫn dạy con không được cho ai sờ vào “chim xinh xinh” bởi đây là “chim yêu, chim quý” cần được bảo vệ. Sau đó, Oanh chơi trò đóng kịch với con, bảo: “Giả vờ mẹ muốn sờ chim của con”; tiếp đến, Oanh đưa tay lại gần con, miệng nhắc: “Kìa, lấy tay bịt lại đi Chin”. Ngay lập tức, cu cậu dùng hai tay bịt “chim”, lớn tiếng: “Không, không”.
“Trò này mình phải luyện với con hàng ngày. Có lúc, cu cậu phản ứng tốt nhưng có lúc không. Nhưng vẫn phải thực hành cùng con, để con tạo thành phản xạ, hễ ai có ý định chạm vào ‘chim’, cu cậu có phản xạ ‘phòng thủ’ ngay” – Oanh chia sẻ.
Nhiều cha mẹ lường trước được mối nguy hiểm và cạm bẫy với con mình nên muốn dạy bé một số nguyên tắc tự bảo vệ từ nhỏ. Điều này là rất cần thiết và hữu ích. Khoảng 2-3 tuổi, bé có thể hiểu và ghi nhớ được những lời dạy đơn giản của cha mẹ như không đi theo người lạ, không ăn gì mà người lạ đưa cho, không cho ai sờ vào vùng kín… Tất nhiên, cha mẹ cũng không nên quá kỳ vọng ở bé, bởi nhận thức của bé chưa đủ để ghi nhớ và hiểu hết những gì cha mẹ dạy bảo.
Ngoài ra ở tuổi mẫu giáo, cha mẹ nên dạy cho bé một số nguyên tắc an toàn:
- Không mở cửa cho người lạ nếu ở nhà một mình.
- Phải hỏi cha mẹ, ông bà trước khi bé muốn đi đâu.
- Không la cà ở công viên, hoặc những nơi vắng vẻ một mình.
- Không đi hoặc làm theo yêu cầu của bất kỳ người lạ nào mà chưa được phép của bố mẹ.
- Luôn ở bên cạnh bố mẹ, người thân khi đi mua sắm hoặc đi chơi ở bên ngoài.
- Thỏa thuận cùng bé đứng chờ ở một nơi nhất định khi bị lạc; chẳng hạn, nếu đi siêu thị mà bị lạc thì bé nên đứng chờ bố mẹ ở quầy thanh toán; nếu đi công viên bị lạc thì bé nên đứng chờ ở cổng (phía trong không phải phía ngoài công viên)…. Dạy bé nhờ sự giúp đỡ của nhân viên, cảnh sát… bằng cách chỉ cho bé biết họ mặc đồng
phục.
- Dạy bé phải kể cho cha mẹ biết bất kỳ điều gì xảy ra ở lớp học, ở đường….
- Dạy bé cách ứng xử khi bị bắt nạt như gào khóc thật to, kiên quyết nói không hoặc chạy tới người thân…
Ngọc Bình
- Đàn bà nghĩ quẩn (09:15:00 20/09/2011)
- Đay nghiến vợ vì 'đong đưa' người xưa (08:42:00 20/09/2011)
- Chuyện vui đặt cái nick cho con (10:32:00 18/09/2011)
- Khi vợ lo cảnh chồng 'trở mặt' (11:45:00 16/09/2011)
- ‘Áo gấm đi đêm’ (09:06:00 15/09/2011)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |