Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Mùi sữa hoi hoi tỏa ra từ người Thủy khiến Bình không thể chịu nổi phải cắp gối ...
-
Sau thời gian ngắn sống chung, nhiều anh hoảng hồn khi thấy vợ siêu lười...
-
Không biết bao nhiêu lần, Hoa phải rơi vào tình cảnh xấu hổ đến mức chẳng biết ...
-
Sau 20 năm hen mãn tính, ông Hùng đã tìm được cách chữa trị cho mình.
-
Anh Thạch ngán ngẩm với thói đánh hơi vô tội vạ của vợ.
-
Sợ chồng 'tòm tem' bên ngoài nên dù rất mệt nhưng My vẫn đòi chồng ...
-
Phụ nữ cần sẵn sàng học cách nấu ăn theo khẩu vị, công thức của mẹ chồng...
Ức chế vì chồng thất nghiệp
09:13:20 24/06/2011
Thúy mới bị công ty cho thôi việc tháng trước thì tháng sau, chồng Thúy cũng quyết định nộp đơn xin nghỉ việc vì mâu thuẫn với sếp mới.
Thúy (Thanh Trì, Hà Nội) đang mang bầu tháng thứ 3. Thấy khó tìm việc mới khi bụng mang dạ chửa, Thúy định ở nhà nội trợ, đến khi nào sinh nở xong xuôi mới tính chuyện đi làm trở lại. Hai vợ chồng không phải thuê nhà vì có nhà bố mẹ chồng để lại. Công việc của chồng Thúy lương không quá cao nhưng vẫn có thể trang trải cho hai vợ chồng son.
“Thế mà lúc mình đang trông chờ vào chồng nhất thì chồng mình lại nhất quyết đòi nghỉ việc. Mình bảo anh ấy cố lên, đừng bỏ việc lúc này nhưng ‘lão chồng’ mình gật gù đấy nhưng hôm sau thấy ngủ mãi, mình hỏi: ‘Anh không đi làm à?’, lão ấy đáp dửng dưng: ‘Nghỉ rồi, làm gì’. Thế có tức không?” – Thúy bày tỏ.
Thúy khóc lóc trách chồng phải sống thế nào trong khi cả hai cùng thất nghiệp, vốn liếng không có thì chồng Thúy buông lời cộc cằn: “Không sống được thì chết. Nói rát tai”.
“Mình bây giờ ở nhà nội trợ, chồng lại thất nghiệp, không rõ phải cáng đáng gia đình kiểu gì. Đi khám thai rồi tẩm bổ với bao khoản chi phí trong nhà mà ít vàng bạc quà cưới của mình cũng sắp cạn kiệt. Bao tức tưởi cứ ở đâu ùa đến khiến mình như sắp nổi điên. Bữa cơm nào mình cũng chì chiết chồng thiếu bản lĩnh, thiếu kiên trì, không biết nhẫn nhịn... làm lão ấy cũng không nuốt trôi” – Thúy kể.
Vợ chồng Thúy đang chiến tranh lạnh suốt gần tháng nay. Thúy càng giục chồng đi tìm việc, chồng cô càng “trơ” ra. Kết quả, hai bên mạt sát lẫn nhau.
Cả ngày, chồng Ngân đi suốt, lúc cafe, nhậu nhẹt, đánh cờ... chỉ đến bữa ăn là thấy mặt. Ngân không chịu nổi, hỏi chồng tìm việc đến đâu thì chồng cục cằn: “Hỏi ít thôi. Nói suốt ngày không chán à?”. Ngân nhắc đến tiền sữa, tiền bỉm, tiền viện phí... của con thì chồng lảng tránh bằng cách bật tivi rồi vô tư ngồi xem. Ngân “điên” lên, so sánh chồng với em trai của chồng, ít tuổi mà năng nổ, vợ con có xe 4 bánh mà ngồi, con cái được đi học ở trường quốc tế... Chồng Ngân hằn học nhìn vợ rồi bỏ đi.
Buổi tối, Ngân sang nhà chú em chồng, nhân tiện kể khổ với cô em dâu. Ai ngờ chuyện đến tai chồng, vợ chồng Ngân cãi nhau to. Gần một tuần nay, chồng Ngân không nói gì với vợ, cũng không về ăn cơm nhà. Tình hình có vẻ xấu đi, trong khi Ngân cũng muốn hỏi han, quan tâm tới chồng nhưng vẫn chưa nguôi ức chế.
‘Thoát hiểm’
Ở trong tình cảnh thất nghiệp, người đàn ông thường có tâm trạng u uất. Không hẳn trong lúc “nước sôi lửa bỏng”, người chồng bỏ việc là không biết suy tính cho vợ con. Có những lý do nào đó khiến “trụ cột” trong nhà không thể tiếp tục công việc thường ngày.
Nếu người chồng tâm lý, biết giải tỏa và trấn an vợ thì trong khi vợ hỏi, anh ấy biết trình bày lý do chính đáng để nhận được sự cảm thông, biết an ủi, chia sẻ để vợ an tâm. Đằng này, khi khó khăn hay thất vọng, đàn ông có xu hướng thu mình lại, tự tìm cách giải quyết thay vì trao đổi cùng vợ. Khi ấy, chính sự bất hợp tác của chồng khiến người vợ càng thêm ức chế. Khi ức chế, người vợ càng mạt sát chồng và đẩy chổng đến chỗ bê tha rượu chè. Vợ hỏi han thì buông lời cộc cằn. Như thế, sẽ tạo ra cái vòng ức chế luẩn quẩn không có chỗ “thoát hiểm” dành cho cả vợ, cả chồng.
Ở đây không tính đến người chồng lười nhác, không thể đào tạo được, còn những người chồng chẳng may ở thế “sa cơ” thì cần lắm sự “nâng đỡ” tâm lý của vợ. Mọi lời đay nghiến, dằn vặt chồng không thể phát huy tác dụng bằng việc đứng về phía anh ấy và cổ vũ. Người vợ có thể động viên: “Anh là người có năng lực, chắc chắn sẽ sớm tìm được việc khác”, “Anh bắt đầu tìm việc mới đi, dù anh làm việc gì, em cũng ủng hộ hết” hoặc “Có khi em là phu nhân tỷ phú sau khi anh kiếm được công việc mới cũng nên”... chính niềm tin và thái độ lạc quan của người vợ sẽ tiếp sức cho người chồng.
Người chồng rất ghét bị so sánh với người đàn ông khác trong khi so sánh là căn bệnh cố hữu của nhiều người vợ. Đừng vội vàng kết tội chồng vô tâm, nhiều người đàn ông rất lo lắng cho tài chính gia đình, chẳng qua họ không giỏi nói ra bằng lời. Hãy cho chồng những cơ hội, động viên và bày tỏ sự mong mỏi của bản thân với chồng... Chắc chắn giai đoạn khó khăn sẽ trôi qua nếu vợ chồng biết chung sức chung lòng.
Thúy (Thanh Trì, Hà Nội) đang mang bầu tháng thứ 3. Thấy khó tìm việc mới khi bụng mang dạ chửa, Thúy định ở nhà nội trợ, đến khi nào sinh nở xong xuôi mới tính chuyện đi làm trở lại. Hai vợ chồng không phải thuê nhà vì có nhà bố mẹ chồng để lại. Công việc của chồng Thúy lương không quá cao nhưng vẫn có thể trang trải cho hai vợ chồng son.
“Thế mà lúc mình đang trông chờ vào chồng nhất thì chồng mình lại nhất quyết đòi nghỉ việc. Mình bảo anh ấy cố lên, đừng bỏ việc lúc này nhưng ‘lão chồng’ mình gật gù đấy nhưng hôm sau thấy ngủ mãi, mình hỏi: ‘Anh không đi làm à?’, lão ấy đáp dửng dưng: ‘Nghỉ rồi, làm gì’. Thế có tức không?” – Thúy bày tỏ.
Thúy khóc lóc trách chồng phải sống thế nào trong khi cả hai cùng thất nghiệp, vốn liếng không có thì chồng Thúy buông lời cộc cằn: “Không sống được thì chết. Nói rát tai”.
“Mình bây giờ ở nhà nội trợ, chồng lại thất nghiệp, không rõ phải cáng đáng gia đình kiểu gì. Đi khám thai rồi tẩm bổ với bao khoản chi phí trong nhà mà ít vàng bạc quà cưới của mình cũng sắp cạn kiệt. Bao tức tưởi cứ ở đâu ùa đến khiến mình như sắp nổi điên. Bữa cơm nào mình cũng chì chiết chồng thiếu bản lĩnh, thiếu kiên trì, không biết nhẫn nhịn... làm lão ấy cũng không nuốt trôi” – Thúy kể.
Vợ chồng Thúy đang chiến tranh lạnh suốt gần tháng nay. Thúy càng giục chồng đi tìm việc, chồng cô càng “trơ” ra. Kết quả, hai bên mạt sát lẫn nhau.
Giống Thúy, đang lúc vừa sinh con, Ngân ở nhà không chế độ thì chồng Ngân “dở chứng” đòi bỏ việc. “Anh ấy bảo bị sếp mới trù dập, không còn hứng thú trong công việc nữa, đầu óc lúc nào cũng không thoải mái” – Ngân phân trần.
Cả ngày, chồng Ngân đi suốt, lúc cafe, nhậu nhẹt, đánh cờ... chỉ đến bữa ăn là thấy mặt. Ngân không chịu nổi, hỏi chồng tìm việc đến đâu thì chồng cục cằn: “Hỏi ít thôi. Nói suốt ngày không chán à?”. Ngân nhắc đến tiền sữa, tiền bỉm, tiền viện phí... của con thì chồng lảng tránh bằng cách bật tivi rồi vô tư ngồi xem. Ngân “điên” lên, so sánh chồng với em trai của chồng, ít tuổi mà năng nổ, vợ con có xe 4 bánh mà ngồi, con cái được đi học ở trường quốc tế... Chồng Ngân hằn học nhìn vợ rồi bỏ đi.
Buổi tối, Ngân sang nhà chú em chồng, nhân tiện kể khổ với cô em dâu. Ai ngờ chuyện đến tai chồng, vợ chồng Ngân cãi nhau to. Gần một tuần nay, chồng Ngân không nói gì với vợ, cũng không về ăn cơm nhà. Tình hình có vẻ xấu đi, trong khi Ngân cũng muốn hỏi han, quan tâm tới chồng nhưng vẫn chưa nguôi ức chế.
‘Thoát hiểm’
Ở trong tình cảnh thất nghiệp, người đàn ông thường có tâm trạng u uất. Không hẳn trong lúc “nước sôi lửa bỏng”, người chồng bỏ việc là không biết suy tính cho vợ con. Có những lý do nào đó khiến “trụ cột” trong nhà không thể tiếp tục công việc thường ngày.
Nếu người chồng tâm lý, biết giải tỏa và trấn an vợ thì trong khi vợ hỏi, anh ấy biết trình bày lý do chính đáng để nhận được sự cảm thông, biết an ủi, chia sẻ để vợ an tâm. Đằng này, khi khó khăn hay thất vọng, đàn ông có xu hướng thu mình lại, tự tìm cách giải quyết thay vì trao đổi cùng vợ. Khi ấy, chính sự bất hợp tác của chồng khiến người vợ càng thêm ức chế. Khi ức chế, người vợ càng mạt sát chồng và đẩy chổng đến chỗ bê tha rượu chè. Vợ hỏi han thì buông lời cộc cằn. Như thế, sẽ tạo ra cái vòng ức chế luẩn quẩn không có chỗ “thoát hiểm” dành cho cả vợ, cả chồng.
Ở đây không tính đến người chồng lười nhác, không thể đào tạo được, còn những người chồng chẳng may ở thế “sa cơ” thì cần lắm sự “nâng đỡ” tâm lý của vợ. Mọi lời đay nghiến, dằn vặt chồng không thể phát huy tác dụng bằng việc đứng về phía anh ấy và cổ vũ. Người vợ có thể động viên: “Anh là người có năng lực, chắc chắn sẽ sớm tìm được việc khác”, “Anh bắt đầu tìm việc mới đi, dù anh làm việc gì, em cũng ủng hộ hết” hoặc “Có khi em là phu nhân tỷ phú sau khi anh kiếm được công việc mới cũng nên”... chính niềm tin và thái độ lạc quan của người vợ sẽ tiếp sức cho người chồng.
Người chồng rất ghét bị so sánh với người đàn ông khác trong khi so sánh là căn bệnh cố hữu của nhiều người vợ. Đừng vội vàng kết tội chồng vô tâm, nhiều người đàn ông rất lo lắng cho tài chính gia đình, chẳng qua họ không giỏi nói ra bằng lời. Hãy cho chồng những cơ hội, động viên và bày tỏ sự mong mỏi của bản thân với chồng... Chắc chắn giai đoạn khó khăn sẽ trôi qua nếu vợ chồng biết chung sức chung lòng.
Ngọc Bình
Tin liên quan
- Mất niềm tin khi chồng ‘quay đầu’ (09:14:00 23/06/2011)
- Đủ cách với bé hay nôn trớ (10:00:00 21/06/2011)
- Bé quên ngồi bô (09:25:00 20/06/2011)
- Sống riêng, vẫn bị mẹ chồng can thiệp (00:02:00 18/06/2011)
- Nung nấu ngoại tình trả thù chồng (00:33:00 17/06/2011)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Ức chế vì chồng thất nghiệp
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo