Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Mùi sữa hoi hoi tỏa ra từ người Thủy khiến Bình không thể chịu nổi phải cắp gối ...
-
Sau thời gian ngắn sống chung, nhiều anh hoảng hồn khi thấy vợ siêu lười...
-
Không biết bao nhiêu lần, Hoa phải rơi vào tình cảnh xấu hổ đến mức chẳng biết ...
-
Sau 20 năm hen mãn tính, ông Hùng đã tìm được cách chữa trị cho mình.
-
Anh Thạch ngán ngẩm với thói đánh hơi vô tội vạ của vợ.
-
Sợ chồng 'tòm tem' bên ngoài nên dù rất mệt nhưng My vẫn đòi chồng ...
-
Phụ nữ cần sẵn sàng học cách nấu ăn theo khẩu vị, công thức của mẹ chồng...
Chồng chăm chỉ, sạch sẽ quá mức
10:28:20 18/05/2011
‘Chồng mình thích làm việc nhà. Vợ làm hộ, anh ấy cũng không yên tâm’ – Yên (28 tuổi, Mỹ Đình, Hà Nội) kể.
Đi làm về sớm là chồng Yên xung phong vào bếp vì anh chê vợ nấu không hợp vệ sinh. Cuối tuần hay ngày nghỉ, anh lôi mọi thứ ra lau chùi, cọ rửa, từ giặt cái giẻ lau nhà tới phủi bụi trên bàn thờ. Chỉ có một việc chồng Yên ngại nhúng tay, phần vợ, đó là cọ toilet.
“Ai cũng bảo mình sướng, có chồng đảm đang, làm cho mọi việc. Quả thật ‘ở trong chăn mới biết chăn có rận’”- Yên than.
“Có lúc trộm nghĩ không biết chồng mình có lập dị quá không? Tiền trong ví mình phải xếp ngay ngắn từng loại vào từng ngăn. Dép đi trong nhà phải để ngay ngắn, hai chiếc thẳng hàng, không được lộn xộn. Đến việc cầm đũa, cầm bát ăn cơm mình cũng bị chồng nhắc nhở. Vì mấy chuyện cỏn con này mà vợ chồng mình cãi nhau suốt” – Yên kể.
Cùng cảnh với Yên, Thùy (Đà Nẵng) bộc bạch: “Ai cũng bảo mình tốt phúc khi lấy được người chồng như anh. Không nhậu nhẹt hay ‘em út’, chỉ ở nhà giúp vợ chăm con nhưng quả thật mình mệt mỏi lắm”.
Thùy lau nhà cũng bị chồng “soi” rồi bắt lau lại cho sạch. Thùy chán, kệ chồng muốn làm gì thì làm nhưng chồng cô vừa làm vừa cằn nhằn khiến vợ con “mệt óc”.
“Làm vãi hạt cơm, anh ấy cũng cau có: ‘Em thế này làm sao dạy con được’. Ôi trời, ai chẳng có lúc sơ sót chứ. Ngồi ngoáy mũi, gãi đầu, ngáp hay ‘xì hơi’ là chết với chồng mình ngay. Anh ấy mắng mình là ‘ý thức không bằng con ruồi’, là để con bắt chước, là ở bẩn... Mà mình thì cũng sạch sẽ, gọn gàng mà” – Thùy ngao ngán nói.
Chồng Thùy không bao giờ thích ăn quán, nhà cửa phải lau vài lần mới sạch. Vì chuyện này vợ chồng Thùy cãi nhau liên miên.
Sống chung với lũ
Có được người chồng hay lam hay làm cũng tốt nhưng cái gì quá thì khổ. Chồng chăm chỉ, sạch sẽ quá mức thường là kiểu đàn ông cầu toàn, cầu kỳ, luôn muốn mọi việc theo ý mình và đặt ra tiêu chuẩn cao với cả người vợ. Chính điều đó khiến người vợ mệt mỏi vì không ai có thể chạy theo nhu cầu của người khác mãi được.
Người vợ có chồng cầu toàn khổ thì bản thân người chồng cầu toàn cũng chẳng sướng gì: vừa phải làm, vừa khó chịu vì không vừa ý, có khi phải làm lại cho đúng ý mình. Vợ chồng vì thế hay nảy sinh lục đục.
Lúc vui vẻ thanh bình, có thể chia sẻ sự mệt mỏi của bản thân với chồng để người chồng hiểu mà tự hạ bớt tiêu chuẩn. Ngoài ra, người vợ cũng nên cố gắng tự chu toàn một số việc, từng bước tạo niềm tin cho chồng. Nếu người vợ chán nản, kệ chồng muốn làm gì thì làm nghĩa là người chồng phải gồng mình làm nhiều việc hơn. Điều này khiến anh ấy mệt mỏi, căng thẳng và có thể gây sự nhiều hơn. Chẳng ai phải làm việc vất vả mà không càu nhàu, bực dọc cả.
Nên phân chia việc nhà để hai vợ chồng cùng gánh vác, lại không xâm phạm đến nhau. Chẳng hạn, vợ làm những việc của phụ nữ như nấu ăn, rửa bát; chồng làm những việc của đàn ông như sửa chữa, dọn dẹp...
Đi làm về sớm là chồng Yên xung phong vào bếp vì anh chê vợ nấu không hợp vệ sinh. Cuối tuần hay ngày nghỉ, anh lôi mọi thứ ra lau chùi, cọ rửa, từ giặt cái giẻ lau nhà tới phủi bụi trên bàn thờ. Chỉ có một việc chồng Yên ngại nhúng tay, phần vợ, đó là cọ toilet.
“Ai cũng bảo mình sướng, có chồng đảm đang, làm cho mọi việc. Quả thật ‘ở trong chăn mới biết chăn có rận’”- Yên than.
Yên làm gì cũng bị chồng chê, áo giặt rồi chồng cô còn bỏ vào máy giặt lại. Bát đũa Yên rửa xong, anh xã bỏ vào nước sôi tráng lại. Thậm chí, Yên chải đầu cũng không được ở trong phòng, phải ra balcon chải vì chồng cô sợ tóc rụng rơi vãi trong nhà. Chồng Yên kỹ tính, đòi hỏi cao ở bản thân nên cũng muốn vợ phải hoàn hảo như thế.
“Có lúc trộm nghĩ không biết chồng mình có lập dị quá không? Tiền trong ví mình phải xếp ngay ngắn từng loại vào từng ngăn. Dép đi trong nhà phải để ngay ngắn, hai chiếc thẳng hàng, không được lộn xộn. Đến việc cầm đũa, cầm bát ăn cơm mình cũng bị chồng nhắc nhở. Vì mấy chuyện cỏn con này mà vợ chồng mình cãi nhau suốt” – Yên kể.
Cùng cảnh với Yên, Thùy (Đà Nẵng) bộc bạch: “Ai cũng bảo mình tốt phúc khi lấy được người chồng như anh. Không nhậu nhẹt hay ‘em út’, chỉ ở nhà giúp vợ chăm con nhưng quả thật mình mệt mỏi lắm”.
Thùy lau nhà cũng bị chồng “soi” rồi bắt lau lại cho sạch. Thùy chán, kệ chồng muốn làm gì thì làm nhưng chồng cô vừa làm vừa cằn nhằn khiến vợ con “mệt óc”.
“Làm vãi hạt cơm, anh ấy cũng cau có: ‘Em thế này làm sao dạy con được’. Ôi trời, ai chẳng có lúc sơ sót chứ. Ngồi ngoáy mũi, gãi đầu, ngáp hay ‘xì hơi’ là chết với chồng mình ngay. Anh ấy mắng mình là ‘ý thức không bằng con ruồi’, là để con bắt chước, là ở bẩn... Mà mình thì cũng sạch sẽ, gọn gàng mà” – Thùy ngao ngán nói.
Chồng Thùy không bao giờ thích ăn quán, nhà cửa phải lau vài lần mới sạch. Vì chuyện này vợ chồng Thùy cãi nhau liên miên.
Sống chung với lũ
Có được người chồng hay lam hay làm cũng tốt nhưng cái gì quá thì khổ. Chồng chăm chỉ, sạch sẽ quá mức thường là kiểu đàn ông cầu toàn, cầu kỳ, luôn muốn mọi việc theo ý mình và đặt ra tiêu chuẩn cao với cả người vợ. Chính điều đó khiến người vợ mệt mỏi vì không ai có thể chạy theo nhu cầu của người khác mãi được.
Người vợ có chồng cầu toàn khổ thì bản thân người chồng cầu toàn cũng chẳng sướng gì: vừa phải làm, vừa khó chịu vì không vừa ý, có khi phải làm lại cho đúng ý mình. Vợ chồng vì thế hay nảy sinh lục đục.
Lúc vui vẻ thanh bình, có thể chia sẻ sự mệt mỏi của bản thân với chồng để người chồng hiểu mà tự hạ bớt tiêu chuẩn. Ngoài ra, người vợ cũng nên cố gắng tự chu toàn một số việc, từng bước tạo niềm tin cho chồng. Nếu người vợ chán nản, kệ chồng muốn làm gì thì làm nghĩa là người chồng phải gồng mình làm nhiều việc hơn. Điều này khiến anh ấy mệt mỏi, căng thẳng và có thể gây sự nhiều hơn. Chẳng ai phải làm việc vất vả mà không càu nhàu, bực dọc cả.
Nên phân chia việc nhà để hai vợ chồng cùng gánh vác, lại không xâm phạm đến nhau. Chẳng hạn, vợ làm những việc của phụ nữ như nấu ăn, rửa bát; chồng làm những việc của đàn ông như sửa chữa, dọn dẹp...
Ngọc Bình
Tin liên quan
- Chồng sợ có con (09:26:00 17/05/2011)
- Đối phó với 'siêu quậy' (11:32:00 16/05/2011)
- Mẹ vợ - con rể không hợp nhau (10:14:00 13/05/2011)
- Thấy khó chịu vì chồng yêu con riêng (10:26:00 12/05/2011)
- Bị chồng 'vùi dập' ham muốn (09:09:00 10/05/2011)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Chồng chăm chỉ, sạch sẽ quá mức
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo