Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Đối phó với "siêu quậy"

11:13:20 16/05/2011

‘Bờm nhà mình 1 tuổi rưỡi, cực bướng. Mỗi lần muốn con nghe lời, chỉ còn cách đánh lạc hướng, dụ con đi siêu thị, ra vườn hoa, qua nhà bạn Tôm... thì mới yên. Nếu không, thể nào mình cũng tức điên rồi đánh con, xong lại bị con đá hoặc tát vào mặt. Như thế lại càng điên, càng đánh con dữ hơn’ – Minh Anh (25 tuổi) bộc bạch.

Vốn đọc nhiều sách báo, tham khảo nhiều diễn đàn làm cha mẹ nên Minh Anh có hành trang nuôi dạy con trai đầu lòng “kha khá”. Đề cao quan điểm: “Dù thế nào cũng không quát hay đánh con” nhưng nhiều khi, Minh Anh không thể kiềm chế nổi với cu Bờm nghịch lại rất ương bướng nhà mình.

“Mỗi lần bê mâm cơm ra là Bờm cầm đũa chạy lăng xăng xung quanh, chọc đổ bát nước mắm, đẩy vỡ bát hoặc thả cả chiếc dép đi trong nhà vào bát canh. Hậu quả, mình lại phải ‘tét đít’ con” – Minh Anh chia sẻ. Để con không phá mâm cơm, bây giờ vợ chồng Minh Anh phải cắt cử người ăn, người trông con. Tuy nhiên, Bờm đã quen được nghịch phá mâm cơm nên hễ mẹ sắp cơm là cu cậu sà ngay xuống. Minh Anh bế con lên tầng 2 là cu Bờm trườn người gào khóc hoặc cào, cấu liên tục vào mặt mẹ. “Thế là phải dụ con ra vườn hoa đầu ngõ chơi tý nhé hoặc dỗ con đi dạo loanh quanh bên ngoài chờ cả nhà ăn cơm nhưng phải đợi con gật đầu đồng ý mới xong đấy” – Minh Anh kể.

Nếu bố mẹ hay ông bà không dụ Bờm thì thể nào Bờm cũng gào thét chống đối đến cùng. Như thế cả mẹ, cả con đều mệt.

Ảnh minh họa.

Cũng dùng cách phân tâm với con trai 18 tháng tuổi là Huế (29 tuổi, Hà Nội). Cu Bin nhà Huế hễ mẹ không để ý là nhào vào bình lọc nước, mở vòi cho nước chảy lênh láng. Nhiều lần cu cậu vớ lấy cốc, chạy tới mở nước rồi làm vỡ cốc khiến Huế phải quát nạt con. Bị mẹ kéo tay hoặc giằng cốc là Bin gào khóc, chân đá mẹ liên tục.

“Để khỏi stress thì từ giờ, mỗi khi thấy con mon men gần bình nước là mình giục ngay: ‘Ra xem chim cảnh nhà bạn Hưng đi Bin ơi’. Thế là cu cậu ngoan ngoãn quay lưng lại, theo mẹ ngay” – Huế kể.

Huế cho biết, dạy con ở tuổi này cần nhất là bình tĩnh và không được nôn nóng. Cũng đừng cố sức phân xử mẹ đúng – con sai, bắt phạt hay đánh đòn con vì những chuyện như thế này. Thực ra Bin mở vòi nước không phải là hư, chỉ là bé bắt chước bố mẹ hoặc chưa biết cách mở nước uống cho đúng.

Hồng (30 tuổi, Hải Phòng) cũng rút được kinh nghiệm dạy con sau nhiều lần “đánh mà con không chừa”. “Tin nhà mình 20 tháng, lúc nào cũng thích nghịch dao, nghịch kéo, cắm phích điện vào ổ điện... Mình giật ra là cu cậu kêu khóc inh tai không dỗ được. Mình bực nên lại đánh con” – Hồng cho biết.

Bây giờ Hồng kể, phải dùng mẹo khi dạy con chứ nếu không mẹ mệt đã đành, con gào khóc lại nôn ra thì càng khổ. “Thấy con cầm dao thì mình phải nhẹ nhàng: ‘Đứt tay đấy’ rồi dụ: ‘Mẹ con mình ra ngoài cổng đón bố đi. Trẻ con đứa nào cũng thích ra ngoài nên cứ dỗ ra ngoài là Tin nghe ngay” – Hồng kể. Nhiều lần như vậy, Tin thành phản xạ, thấy dao, kéo là cu cậu chỉ chỉ hoặc cầm lấy đưa mẹ, miệng bi bô chưa sõi: “Đứt tay đấy”.

Tương tự, mỗi khi thấy con nghịch phích cắm điện, Hồng nói: “Không được Tin, điện giật đấy”. Nếu Tin nghe lời mẹ thì thôi, còn nếu cu cậu mải mê thì Hồng lại dùng cách đánh lạc hướng: “Ra ngoài kia với mẹ cho mát đi”. Tin thích chí ngay.

Ngọc Bình

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo