Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Chồng hư vì được vợ "bao"

08:20:20 07/04/2011

Nhà Hiền có 2 chị em gái. Khi lấy chồng, Hiền được bố mẹ đẻ cắt cho miếng đất liền kề để dựng nhà.

Vì Duy (chồng Hiền) vừa học vừa làm mấy năm nay, quê ở mãi Phú Thọ, bố mẹ lại thuần nông nên so về kinh tế thì rõ ràng nhà Hiền khá hơn. Hiền làm chứng khoán, lương cũng được coi là cao trong khi Duy làm ở khu công nghiệp, thu nhập khá “bập bềnh”. Vì thế, Hiền chẳng tiếc “bao” chồng ngay từ lúc mới cưới. Chị gái cho 15 triệu để hai vợ chồng hưởng tuần trăng mật, Hiền bàn với chồng: “Để dựng tạm nhà cấp 4 cho hai vợ chồng”. Tiền sắm máy giặt, tivi, tủ lạnh... trong nhà cũng do Hiền bán lắc, kiềng vàng được mẹ đẻ tặng hôm cưới.

Thương chồng phải trả tiền học tại chức nên gần năm nay, Hiền tự lo trang trải sinh hoạt cho cả hai vợ chồng. Bây giờ, Hiền có bầu, chồng cũng hoàn thành khóa học, Hiền đề xuất: “Anh học xong rồi thì từ giờ đưa lương cho em chứ. Em còn phải tiết kiệm sinh con”. Chồng Hiền lảng: “Để tháng sau, anh còn trả nợ mấy thằng ở lớp tiền sách vở ngày còn đi học”.

Gần nửa năm nữa trôi qua, Duy vẫn chưa đưa cho vợ một đồng lương nào. Hiền làm căng, Duy chửi bậy hoặc dọa bỏ. Hai vợ chồng hay cãi cọ, Hiền cảm thấy vô cùng thất vọng về chồng.

Khổ tâm hơn Hiền, Thủy (Hai Bà Trưng, Hà Nội) gần 4 năm nay chưa từng được cầm một đồng tiền lương nào của chồng. Chồng Hiền tốt nghiệp Đại học và làm ở một công ty không nhỏ nhưng rất ham tụ tập bạn bè và nhậu nhẹt. Hồi mới cưới, một phần do có nhà riêng, phần vì chồng Hiền học sau đại học, phần nữa vì thu nhập của Thủy tính bằng USD, Thủy có thể tự trang trải mọi chi phí cho hai vợ chồng son chờ chồng học xong mới bắt đầu đóng góp.

Tuy nhiên, lúc chồng học xong, Thủy hỏi chuyện lương lậu thì chồng cô tìm mọi lý do thoái thác. Dù Thủy có năn nỉ, khóc lóc, chồng cũng không mảy may suy chuyển. Tính đến giờ, Thủy có chồng mà vẫn phải nuôi con một mình. Tuy không quá khó khăn về kinh tế nhưng thấy chồng vô trách nhiệm, Thủy không tránh khỏi tủi thân và ấm ức.

Khác hoàn toàn với Hiền hay Thủy, Loan (Thanh Xuân, Hà Nội) đã tự rút kinh nghiệm từ câu chuyện của mẹ mình. Ngày xưa, bố Loan công tác mãi trong Nha Trang (Khánh Hòa), còn mẹ làm việc và sinh sống ở Hà Nội. Quyết không nản chí trước ông chồng trẻ tuổi ham chơi, thư vẫn viết đều cho vợ nhưng tiền không bao giờ gửi, mẹ Loan cứ 2 tháng một lần gửi con cho ông bà, một mình lặn lội bắt tàu hỏa vào chỗ bố, “đòi” tiền nuôi con. Có lần, mẹ Loan phải “chờ chực” ở chỗ chồng gần tuần lễ khiến bà suýt bị cơ quan ngoài Hà Nội đuổi việc. Bố Loan thấy vợ “rắn” quá nên vài lần như thế phải hứa gửi tiền.

Lấy chồng rồi ở riêng, Loan cũng “vớ” phải anh chồng ham đưa tiền cho quán nhậu hơn cho vợ. Hai tháng đầu, chồng Loan viện đủ lý do, nào là cho bạn thân vay tiền mua laptop mới, chưa đòi được... Đến tháng thứ 3, thấy chồng bảo phải nộp tiền học thêm chứng chỉ, Loan cũng không mềm lòng. Loan kiên quyết đề xuất với chồng: “Anh không nộp tiền cơm cho em cũng được. Bữa sáng anh tự ăn. Bữa trưa ăn ở cơ quan. Bữa tối, em không nấu cơm cho đến khi anh đóng tiền. Hóa đơn điện, nước, internet ‘cưa’ đôi. Bên anh có việc gì thì anh tự bỏ tiền túi, bên nhà em em tự lo. Sau này, tiền nuôi con cũng tính đôi hết... Lương của em không đủ để lo hết mọi thứ. Với cả, anh không coi em là vợ thì đừng hy vọng em phải tôn trọng anh”.

Gần một tuần lễ, Loan giữ nguyên quan điểm, không cơm nước gì hết. Theo Loan, bây giờ mới sống chung mà không thống nhất quan điểm thì sau này, có muốn thay đổi cũng muộn quá rồi. “May quá cuối cùng chồng mình cũng đưa lương. Bây giờ thì đó là nhiệm vụ hàng tháng của anh ấy rồi” – Loan chia sẻ.

Chuyện kinh tế trong gia đình cần phải minh bạch ngay từ đầu. Chồng có nhiều góp nhiều, có ít góp ít. Nhiều người vợ tiền bạc dồi dào hơn chồng, chồng lại ở tình cảnh khó khăn như phải đi học hay trả nợ... nên có tư tưởng miễn trách nhiệm cho chồng một thời gian. Người chồng thấy vợ xoay chuyển giỏi quá (không đưa lương mà vẫn có cơm ngon mỗi ngày) nên sinh tâm lý chây lười, ỳ lại hoặc ích kỷ (cất tiền lương để chi tiêu bản thân)... Đến một lúc nào đó, khi người vợ muốn lập lại “trật tự” cũng khó. Người chồng đã quen ỷ lại nên không muốn thay đổi, còn người vợ không chấp nhận được thói vô trách nhiệm của chồng (nhất là khi có con). Người vợ còn cảm thấy bất công vì bản thân đã hy sinh cho chồng rất nhiều để cuối cùng bị chồng “vô ơn”...

Do đó, ngay từ đầu dù bất kỳ lý do nào cũng không nên “bao bọc” chồng. Đóng góp tài chính cho gia đình, ngoài trách nhiệm thì điều đó còn thể hiện tình yêu với vợ, con của người chồng.

Ngọc Bình

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo