- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Mùi sữa hoi hoi tỏa ra từ người Thủy khiến Bình không thể chịu nổi phải cắp gối ...
-
Sau thời gian ngắn sống chung, nhiều anh hoảng hồn khi thấy vợ siêu lười...
-
Không biết bao nhiêu lần, Hoa phải rơi vào tình cảnh xấu hổ đến mức chẳng biết ...
-
Sau 20 năm hen mãn tính, ông Hùng đã tìm được cách chữa trị cho mình.
-
Anh Thạch ngán ngẩm với thói đánh hơi vô tội vạ của vợ.
-
Sợ chồng 'tòm tem' bên ngoài nên dù rất mệt nhưng My vẫn đòi chồng ...
-
Phụ nữ cần sẵn sàng học cách nấu ăn theo khẩu vị, công thức của mẹ chồng...
Khéo tránh xung đột chi tiêu với mẹ chồng
Từng khổ sở vì mẹ chồng bắt dậy sớm nhóm than tổ ong, trong khi nhà có bếp gas nhưng Trà không tỏ ‘thái độ’ gay gắt.
Trà cũng không “hở tý” là than tính tằn tiện, ky bo của mẹ chồng. Tuy nhiên, hễ có thời gian rỗi, Trà tâm sự với mẹ chồng ngay. Không phải kể khổ bị dậy sớm nhóm than, cũng không phải đóng thêm tiền sinh hoạt để bà dùng gas thoải mái mà Trà “buôn” với mẹ chồng chuyện cơ quan, phim ảnh. Cũng theo hình thức “chuyện phiếm”, Trà kể mẹ đẻ cô ngày xưa cũng nghĩ đun than tổ ong cho tiết kiệm nhưng thực chất lại “lãng phí” hơn. Chẳng hạn, một viên than tổ ong (khoảng 1500-2000 đồng) chỉ nấu được ban sáng là tắt, muốn thay thêm viên khác nấu cơm tối lại tốn 2000 nữa, trong khi cơm đã cắm nồi điện, nước nóng có bình nóng – lạnh, có khi đóng bếp than, bỏ không cả ngày chỉ chờ xào nấu vài món đơn giản nên tính ra rất phí. Chưa kể độc hại, mệt mỏi... Sau đó, Trà thủ thỉ: “Con thử nấu gas một tháng xem đắt hơn than bao nhiêu mẹ nhé”, mẹ chồng gật đầu đồng ý, Trà cũng “tranh” luôn phần gọi gas và thanh toán hóa đơn gas.
Trà kể, ban đầu cô rất ấm ức. Ai lại đang ngủ ngon đã phải vùng dậy nhóm than, nhóm chưa quen nên khói mù mịt, nước mắt cay xè, mẹ chồng Trà đứng bên cạnh chỉ đạo liên hồi. Trà chọn cách im lặng, hy vọng mẹ chồng tự hiểu mà không bắt nhóm than nữa. Tuy nhiên, càng chờ Trà càng thất vọng. Có lần, Trà cãi lại, mẹ chồng dỗi, không thèm nhờ con dâu nhóm bếp nữa. Trà phải xin lỗi mãi mới bình yên.
Sau này, Trà tự rút kinh nghiệm: nếu phản đối ầm ầm thì mẹ chồng không bao giờ thay đổi, chỉ còn cách “mưa dầm thấm lâu”, được mẹ chồng thương quý thì dễ xoay chuyển tình thế hơn. Làm sao không được “lên mặt dạy đời” (vì người già bảo thủ, con dâu lại là người mới đến nên dù có phải, mẹ chồng cũng chưa chắc nghe theo) nên Trà chọn cách “kể nhà con thế này, thế kia”... rồi khi thuận tiện thì đề xuất: “Mẹ, con làm thế này nhé”.
Cũng có mẹ chồng căn cơ, thích tích cóp như Trà, Thu rất phiền lòng. Mẹ chồng Thu hấy con dâu mua gì cũng tiếc. Thu mua ít nho hay cá, tôm trong siêu thị đều bị mẹ chồng càm ràm cả buổi. Bà bảo con dâu hoang tay, không biết tính toán, sau này có con thì phải làm sao. Mẹ chồng càu nhàu, Thu chỉ “vâng dạ” rồi cười nhưng lần sau cô vẫn mua toàn đồ ngon tuy có hơi đắt. Mỗi lần như thế, Thu đều tâm sự: “Mẹ có tuổi rồi, nên dùng đồ ăn tươi ngon. Thỉnh thoảng con mới mua bằng tiền làm thêm thôi, mẹ đừng lo”. Thêm nữa, chồng Thu cũng tác động thêm với mẹ, rằng: “Bây giờ không còn gian khó như trước nữa, mẹ thích ăn gì cứa bảo nhà con”. Dần dần, mẹ chồng Thu cũng không còn chặt chẽ với con dâu nữa.
Bí quyết của Thu là nên tìm sự hỗ trợ của người chồng hoặc các thành viên khác trong nhà. Cả nhà đồng ý thế thì mẹ chồng chắc sẽ nghe theo. Nếu thấy không hợp lý thì vợ chồng bàn bạc chuyện mua sắm. Nếu là đồ ăn, thức uống hàng ngày thì không cần thiết hỏi ý kiến bố mẹ chồng. Nếu là những vật dụng lớn hơn thì phải thông qua ý kiến các cụ.
Mấu chốt hòa hợp chi tiêu chính là mẹ chồng và nàng dâu đều phải có thành ý, không phải gay gắt tìm người đúng – người sai.
Ngọc Bình
- Đau đầu nghĩ quà sinh nhật chồng (16:22:00 03/04/2011)
- Bực mình bà nội chê cháu (14:00:00 03/04/2011)
- Có mẹ chồng thoáng (11:23:00 01/04/2011)
- Con 'xâm lược' phút riêng tư (10:10:00 31/03/2011)
- Stress vì con nói nhiều (08:25:00 29/03/2011)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |