- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Mùi sữa hoi hoi tỏa ra từ người Thủy khiến Bình không thể chịu nổi phải cắp gối ...
-
Sau thời gian ngắn sống chung, nhiều anh hoảng hồn khi thấy vợ siêu lười...
-
Không biết bao nhiêu lần, Hoa phải rơi vào tình cảnh xấu hổ đến mức chẳng biết ...
-
Sau 20 năm hen mãn tính, ông Hùng đã tìm được cách chữa trị cho mình.
-
Anh Thạch ngán ngẩm với thói đánh hơi vô tội vạ của vợ.
-
Sợ chồng 'tòm tem' bên ngoài nên dù rất mệt nhưng My vẫn đòi chồng ...
-
Phụ nữ cần sẵn sàng học cách nấu ăn theo khẩu vị, công thức của mẹ chồng...
Mẹo cho con uống nước
Có cậu con trai 1 tuổi rưỡi nhưng cả ngày không động đến giọt nước nào khiến Hạnh đau đầu. Nhiều lần Hạnh dụ con uống nước tráng miệng sau bữa ăn nhưng cu cậu cứ nhè cả ra.
Mấy tuần nay, bé bị táo bón, có ngày “són” 2-3 lần, mỗi lần vài “cục” cứng như phân dê ra bỉm làm Hạnh hoảng hốt. Nghĩ chắc do con lười uống nước lọc nên mới thế, Hạnh tìm đủ cách. Cuối cùng, cô cũng phát hiện ra vài mẹo thử cho bé uống nước thành công.
“Bé nhà mình thích mấy cái vỏ lon bia rỗng của bố lắm. Thấy bố ‘tu’ bia, cu cậu rối rít đòi vỏ rồi cũng dốc ngược lên miệng uống. Chẳng biết có được giọt nào không nhưng miệng cứ chép chép. Rồi cái lon bia ấy thành đồ chơi cho con, thỉnh thoảng bé lại ngửa cổ, đưa lên miệng uống. Xong còn ‘à’ một cái bắt chước bố” – Hạnh kể.
Thế là Hạnh nghĩ cách cho nước lọc ấm vào đó để con vừa uống vừa chơi. Nhưng mỗi lần, cô chỉ cho mọt ít nước vào vỏ lon bia thôi kẻo bé bị sặc. Hạnh cũng tính đến phương án bé sẽ bị ướt áo. Thành thử cô cũng phải khéo léo đeo khăn xô và quàng yếm cẩn thận cho con. Nhờ vậy, Hạnh không còn lo con mình lười uống nước nữa.
Ảnh minh họa. |
Cũng stress vì con trai đang tuổi tập đi, rất hay đổ mồ hôi khi ngủ hay vui đùa, dù là mùa đông nhưng cực lười uống nước là Vân (Mỹ Đình, Hà Nội). Hôm nào con lười uống sữa nữa thì là thảm họa. “Cả sáng bé chẳng tè bãi nào. Mình không đóng bỉm, chỉ mặc quần cotton và chịu khó ‘xi tè’ cho con thôi” – Vân kể.
Vân cho nước vào cốc, thấy con nhấp môi xong cu cậu lại “phì” ra ngay lập tức. Chắc bé thấy nước nhạt nhẽo quá. Vân chuyển sang đút nước bằng thìa cho con. Nhưng cũng chỉ được một thìa là bé mím môi, lắc đầu, chạy mất. Lần sau hễ thấy thìa và cốc nước lọc của mẹ là bé quay đầu ngày, mẹ dỗ thế nào cũng không được.
Vân mua bình tập uống cho con cũng không ăn thua. Bé chỉ lóc xóc nước trong bình để chơi hoặc gõ bôm bốp miệng bình xuống sàn nhà khiến nước chảy hết ra ngoài.
“Thế mà khi đổ chút xíu nước ra cái ca nhựa to thì cu cậu thích chí dốc ca uống ực ực. Bà nội cháu còn phải ngụy trang nước trong ấm pha trà để bé ghé mồm ‘tu’ thì bé mới chịu uống” – Vân kể.
Nên cho bé uống nước vừa đủ và hợp lý
Nhiều phụ huynh chỉ chú trọng chọn sữa tốt, “sữa xịn” cho con mà lơ là chuyện nước lọc. Nên nhớ rằng, nước là một phần quan trọng cho sự phát triển của bé.
Có mẹ nghĩ, cứ cho bé uống nhiều sữa là đủ lượng nước cần thiết hàng ngày. Có mẹ thì lạm dụng nước quả, các loại trà được bày bán với nhiều chất dinh dưỡng quan trọng. Sữa, nước quả hay trà dành riêng cho bé đúng là những đồ uống quan trọng nhưng không phải càng nhiều càng tốt. Uống nhiều khiến bé bị đầy bụng, chướng bụng, giảm cảm giác thèm ăn, suy giảm chức năng tuần hoàn, giảm lưu thông máu và về lâu dài lại gây thiếu hụt dinh dưỡng.
Các chuyên gia cho rằng, uống nước lọc cũng như đồ ăn, thức uống khác phải dựa vào độ tuổi và cân nặng của từng bé. Với bé 10kg, bước vào tuổi ăn dặm nhưng dưới 1 tuổi thì cần 100ml nước lọc/ngày. Với bé 10kg trên 1 tuổi thì có thể cho bé uống tối đa 0,5-1l nước mỗi ngày nếu bé chạy nhảy trong mùa hè nóng nực và ra nhiều mồ hôi. Sau đó, cứ với mỗi kg cân nặng thì thêm 50ml nước/ngày. Khi bé trên 10 tuổi, bé có thể uống mỗi ngày 2l nước, giống như người lớn.
Cần lưu ý là không nên cho bé uống nhiều nước quá hoặc ngược lại uống ít nước. Theo một báo cáo của Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ (AAP), hỗ trợ của Quỹ Dinh dưỡng Anh, thậm chí cả nước quả với số lượng quá lớn có thể hại cho bé.
Các chuyên gia AAP cho biết: "Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng bé uống nước quá nhiều có thể bị suy dinh dưỡng giống như là một kết quả của nước trái cây thay thế sữa mẹ hoặc sữa bột". Một vấn đề chính với uống nước quá nhiều, đó là nó sẽ làm giảm sự thèm ăn của bé với các loại thực phẩm khác giàu dinh dưỡng hơn.
Cha mẹ cũng cần kiểm tra những dấu hiệu không đủ nước ở bé để tìm cách khắc phục: bé không đi tè trong vòng 6 tiếng liên tục; nước tiểu luôn sậm màu; thóp trũng; đôi môi khô, dính vào nhau; da có thể ít đàn hồi.
Một số nguyên nhân cần phải bổ sung nước cho bé gồm rối loạn dạ dày, sốt hoặc đau miệng, đau răng hoặc đau họng khiến bé lười ăn uống.
Ngoài ra cũng cần lưu ý không cho bé uống nước quá nhanh, không vừa ăn vừa uống vì dưới tác động của nước, thức ăn chưa được nghiền nát đã trôi tuột xuống dạ dày dễ gây đầy bụng, khó tiêu thậm chí là đau dạ dày cho bé về sau.
Ngọc Bình
- Không 'hợp cạ' mẹ chồng (09:00:00 04/03/2011)
- Vợ giỏi 'đoán mò' (09:31:00 03/03/2011)
- Bà bầu lo lắng với khoai tây chiên (09:16:00 01/03/2011)
- Mặc cảm vì 'ở nhà chồng nuôi' (10:03:00 28/02/2011)
- Chồng vô cảm (09:16:00 25/02/2011)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |