- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Mùi sữa hoi hoi tỏa ra từ người Thủy khiến Bình không thể chịu nổi phải cắp gối ...
-
Sau thời gian ngắn sống chung, nhiều anh hoảng hồn khi thấy vợ siêu lười...
-
Không biết bao nhiêu lần, Hoa phải rơi vào tình cảnh xấu hổ đến mức chẳng biết ...
-
Sau 20 năm hen mãn tính, ông Hùng đã tìm được cách chữa trị cho mình.
-
Anh Thạch ngán ngẩm với thói đánh hơi vô tội vạ của vợ.
-
Sợ chồng 'tòm tem' bên ngoài nên dù rất mệt nhưng My vẫn đòi chồng ...
-
Phụ nữ cần sẵn sàng học cách nấu ăn theo khẩu vị, công thức của mẹ chồng...
Chồng sắp cưới là "con nợ"
Đặt xong thiệp cưới, Nhâm tá hỏa khi biết chồng tương lai nợ gần tỷ đồng tiền mua chung cư. Sợ cảnh phải oằn lưng trả nợ ngân hàng cả vốn lẫn lãi mỗi tháng hàng chục triệu đồng trong khi hai đứa chỉ là ‘nhân viên quèn’, Nhâm muốn hoãn cưới.
5 tháng trước, Nhâm quen Tùng qua bà bác ruột. Gặp gỡ một thời gian, thấy hợp thì quyết định cưới vì cả hai không còn trẻ. Nhâm 29 tuổi, còn Tùng 34. Biết con rể tương lai mới sắm căn hộ chung cư chờ ngày cưới vợ, gia đình Nhâm rất mừng. Bản thân cô cũng vui vì thoát cảnh ở chung với bố mẹ và vợ chồng người anh chồng. Tuy nhiên, gần kề ngày cưới, Nhâm choáng váng vì biết tiền mua nhà là do Tùng cầm sổ đỏ của gia đình, vay ngân hàng. Nợ nần sau này vợ chồng cô phải “cõng”.
“Lương hai đứa được 13-14 triệu đồng mỗi tháng. Giờ trả nợ ngân hàng hết cả chục triệu, còn dư vài triệu chi tiêu sao nổi. Hơn nữa, hai đứa mình cũng có tuổi, phải tính toán chuyện sinh con thế nào?” – Nhâm tâm sự.
Nhâm cho biết, cô sợ cứ đà này trả nợ đến hết đời cũng không xong. Mỗi sáng vừa mở mắt đã lo 3-4 trăm nghìn trả nợ thì còn vui nỗi gì. Bản thân Nhâm suốt thời gian đi làm cũng không tích cóp được gì vì cô còn nuôi mẹ già và hai em ăn học ở quê. Lấy chồng, cứ thiếu trước hụt sau, Nhâm rất sợ hạnh phúc cũng tan theo. Bàn với Tùng, bán nhà về sống tạm cùng bố mẹ. Sau này, tích cóp mua nhà sau nhưng Tùng từ chối. Tùng tiếc nhà đẹp lại ở vị trí đắc lợi. Anh hứa sẽ có cách xoay sở nhưng Nhâm vẫn lo.
Hơi khác Nhâm một chút, Hoài (Cầu Giấy, Hà Nội) biết chồng sắp cưới nợ 50 triệu nhưng lại là tiền lô đề.
“Anh ấy hứa không lô đề nữa, tu chí làm ăn. Tiền nợ không nhiều, mình có thể trả được. Nhưng mình rất sợ anh ấy ngựa quen đường cũ” – Hoài thổ lộ.
Mối lo của Hoài không phải không có lý. Trước, cô bạn thân của Hoài có anh người yêu nghiện lô đề. Biết vậy mà vẫn cưới, còn giúp người yêu trả nợ đề đóm. Sau một năm, cô bạn ấy vừa ly hôn vì không chịu nổi cảnh gò lưng trả nợ cho chồng hết lần này đến lần khác.
“Có lẽ sẽ hoãn cưới hai năm nữa dù mình đã 27. Để anh ấy tự trả nợ và xem có thay đổi gì không. Chứ cứ cắm đầu vào yêu mù quáng thì nguy hiểm lắm. Không phải thực dụng đâu mà giờ mình phải thực tế. Cho dù mình yêu anh ấy rất nhiều” – Hoài tâm sự.
Khi chồng sắp cưới là ‘con nợ’
Biết chồng sắp cưới có khoản nợ, phụ nữ sẽ phải băn khoăn: “Nên cưới hay tạm hoãn?”. Nhiều người tặc lưỡi: “Thôi cưới, vợ chồng sau đó cùng đồng lòng thì không có gì khó” nhưng cũng có người sợ cảnh oằn lưng trả nợ.
Đúng là “thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn” nhưng cuộc đời cũng khó biết ngày mai sẽ ra sao. Vì thế, đừng coi chuyện này là chuyện nhỏ hoặc “nhắm mắt cưới bừa”. Ở hoàn cảnh này, chị em cần cân nhắc những khả năng như sau:
- Đó là khoản nợ gì? (tiền nhà, đất, kinh doanh hay tiền cờ bạc, rượu chè…).
- Khoản nợ đó là bao nhiêu? Thời hạn trả thế nào? Lãi lời ra sao?...
- Thu nhập của hai vợ chồng thế nào? Cuộc sống sau cưới ra sao? (thử tạm hoạch định kế hoạch sau cưới. Có nhà để ở hay phải đi thuê? Có con luôn hay hoãn sinh con?...).
- Vợ chồng phải tự trả nợ hay có người giúp đỡ (người nhà, bố mẹ chồng (vợ)… cho vay mượn hay giúp trả đỡ một khoản…).
Qua đó hai vợ chồng sẽ biết kế hoạch chi tiêu và trả nợ sau cưới. Nếu đó là khoản nợ chính đáng và có khả năng chi trả sau khi đã phác họa kế hoạch như trên thì chuyện cưới xin không còn quá nan giải.
Đừng nghĩ nợ của chồng thì chồng sẽ tự trả. Khi mỗi người một nhà thì đúng là tiền ai người ấy trả. Nhưng khi đã sống chung thì không đơn giản như thế.
Nếu đó là khoản nợ không chính đáng thì nên sáng suốt. Phải xét nguyên nhân nợ, khả năng trả và nhân cách của người bạn đời. Rất nhiều đàn ông “ngựa quen đường cũ” với cờ bạc, lô đề, cá độ…
Sau khi tính toán kỹ lưỡng, hãy bàn bạc với đối phương để có kết luận cuối cùng. Nếu hoãn cưới phải xem thời gian trì hoãn là bao lâu? Trong khoảng thời gian chờ đợi ấy, việc trả nợ sẽ được tính toán thế nào? Nếu trong lúc ấy, tình cảm đổ vỡ thì phải làm sao…
Ngọc Bình
- Khi vợ né 'chuyện ấy' (08:33:00 22/10/2010)
- Ấm ức vì mẹ chồng vay tiền (08:44:00 21/10/2010)
- Mối lo chồng và người yêu cũ (08:00:00 21/10/2010)
- Mẹ chồng giành phần chăm cháu (10:24:00 19/10/2010)
- Có chồng 'cục tính' (14:06:00 18/10/2010)
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |