- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Mùi sữa hoi hoi tỏa ra từ người Thủy khiến Bình không thể chịu nổi phải cắp gối ...
-
Sau thời gian ngắn sống chung, nhiều anh hoảng hồn khi thấy vợ siêu lười...
-
Không biết bao nhiêu lần, Hoa phải rơi vào tình cảnh xấu hổ đến mức chẳng biết ...
-
Sau 20 năm hen mãn tính, ông Hùng đã tìm được cách chữa trị cho mình.
-
Anh Thạch ngán ngẩm với thói đánh hơi vô tội vạ của vợ.
-
Sợ chồng 'tòm tem' bên ngoài nên dù rất mệt nhưng My vẫn đòi chồng ...
-
Phụ nữ cần sẵn sàng học cách nấu ăn theo khẩu vị, công thức của mẹ chồng...
Con nhút nhát do được bảo bọc
‘Không. Đi về cơ’ – cu Đức (3 tuổi) bám chặt lấy chân mẹ gào khóc khi được đặt xuống sàn chơi với bạn.
Dỗ không được, Thắm (mẹ cu Đức) bế con về. Từ nhỏ, cu Đức đã được bà và mẹ thay nhau bồng bế. Bé toàn bị “nhốt” trên tầng 3 của nhà, hiếm khi được đi ra ngoài. Thành ra ngoài ông bà, bố mẹ, cu cậu chẳng theo ai. Thắm thấy con ngần ngại với người lạ, nghĩ lớn lên sẽ hết. Tuy nhiên, khi đi mẫu giáo, cu Đức khóc nhiều quá, bà nội xót ruột, đón cháu về luôn.
“Đến cơ quan mẹ, cháu cũng níu lấy cổng sắt, nằng nặc đòi về. Ai hỏi gì cũng nép vào mẹ, không dám trả lời. Con trai mà nhát thế này, cũng lo lắm nhưng chưa biết phải làm sao?” – Thắm chia sẻ.
Mấy cô bạn đồng nghiệp của Thắm khuyên: “Trẻ con đứa nào mới đi mẫu giáo chẳng khóc. Cứ kệ cho nó quen”. Thắm áp dụng nhưng sau vài ngày đi mẫu giáo, thấy con bị ốm, nôn ói không chịu ăn, cô lại sợ.
Có người khuyên nên cho con đi mẫu giáo tư. Ở trường tư, các bé được chăm sóc tốt nên sẽ bạo dạn và tự tin hơn trường công. Thắm còn băn khoăn vì chưa hẳn, trường tư nào cũng tốt. Ví như trường mầm non tư gần nhà Thắm thực chất là thuê mặt bằng tầng 5 của một gia đình. Thấy các cháu cả ngày như “chim nhốt lồng”, thiếu không khí, thiếu ánh nắng mặt trời nên Thắm không ưng. Trong khi đó, trường mẫu giáo công Thắm gửi con rộng rãi, có vườn, có cầu trượt, có cây xanh lại nằm ở nơi yên tĩnh, mát mẻ nên cô cũng hài lòng.
Còn vợ chồng Hoa (Từ Liêm, Hà Nội) do bận bịu tối ngày nên giao việc chăm cháu cho bà ngoại. Bà ngoại ở quê lên, chẳng quen biết ai nên cả ngày ôm cháu gái ở tầng 2. Còn tầng 1 là của bố mẹ chồng Hoa đang chăm sóc cô em chồng đẻ.
“Mấy bà hàng xóm thắc mắc chẳng bao giờ thấy mặt hai bà cháu. Mẹ mình thì ngại, lại sợ xuống đó gió máy, cháu ốm nên cứ ở rịt trong nhà” – Hoa tâm sự.
Đến giờ bé Cún nhà Hoa đã gần 2 tuổi nhưng không rời bà nửa bước. Bà có việc phải về quê thì cả đêm bé gào khóc, không chịu ngủ. Thấy các bé khác chơi đùa thì chỉ ngơ ngác nhìn chứ không dám tham gia. Bạn nào giật mất đồ chơi cũng chỉ biết khóc, bám lấy cổ bà. Bây giờ, bà ngoại muốn về quê hẳn nhưng mấy hôm thử cho Cún đi nhà trẻ, Cún khóc quá trời khiến bà còn phân vân.
Rèn luyện cho con
Môi trường giao tiếp bị hạn chế (quanh quẩn với ông bà, bố mẹ) khiến nhiều bé sợ sệt với người lạ. Ngay cả với những bé bạo hơn thì tâm lý sợ đám đông, khóc khi mới đi nhà trẻ (mẫu giáo) cũng là bình thường. Do chưa thích nghi được với môi trường mới nên bé tự động thu mình lại là điều dĩ nhiên. Khi ấy, luyện cho bé thích nghi với bạn chơi, với nơi đông người, nhà trẻ (mẫu giáo) là điều cần thiết.
Thói quen này nên được luyện từ nhỏ. Có thể đưa bé đi chơi nhà hàng xóm, họ hàng… Những nơi như công viên, vườn hoa, siêu thị… cũng hợp với bé. Bé vừa học hỏi nhiều điều xung quanh vừa không bị “shock” trước môi trường sôi động bên ngoài. Với những bé lớn hơn (2-3 tuổi) nhút nhát càng nên cho bé thích nghi nhiều hơn. Tuy nhiên, cần để bé hòa hợp dần dần, không thúc ép bé. Không chê bai bé và cũng không nên để bé cho người lạ nếu bé hoảng hốt.
Tuy nhiên, cha mẹ cũng nên đưa bé đi khám nếu bé hoảng hốt thái quá.
Ngọc Bình
- Những ấm ức của chồng (00:29:00 29/10/2010)
- Bé cáu là quăng đồ (08:13:00 26/10/2010)
- Chồng sắp cưới là 'con nợ' (13:02:00 24/10/2010)
- Khi vợ né 'chuyện ấy' (08:33:00 22/10/2010)
- Ấm ức vì mẹ chồng vay tiền (08:44:00 21/10/2010)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |