Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Mùi sữa hoi hoi tỏa ra từ người Thủy khiến Bình không thể chịu nổi phải cắp gối ...
-
Sau thời gian ngắn sống chung, nhiều anh hoảng hồn khi thấy vợ siêu lười...
-
Không biết bao nhiêu lần, Hoa phải rơi vào tình cảnh xấu hổ đến mức chẳng biết ...
-
Sau 20 năm hen mãn tính, ông Hùng đã tìm được cách chữa trị cho mình.
-
Anh Thạch ngán ngẩm với thói đánh hơi vô tội vạ của vợ.
-
Sợ chồng 'tòm tem' bên ngoài nên dù rất mệt nhưng My vẫn đòi chồng ...
-
Phụ nữ cần sẵn sàng học cách nấu ăn theo khẩu vị, công thức của mẹ chồng...
Đau đầu vì con gái lỳ và bướng
20:28:29 17/05/2013
Vì lỡ tay đánh rơi búp bê xuống cống, bé Bee (3 tuổi rưỡi) khóc đòi mẹ phải lấy lại món đồ. Không được đáp ứng là bé lăn ra giãy, nằng nặc xin mẹ mua búp bê mới. Ngân (mẹ bé Bee) giải thích: 'Ở nhà, con có búp bê khác. Tại con làm rơi nên mẹ không mua nữa'. Nhưng thấy con chuyển sang ngồi lỳ ở đó nên Ngân không giữ được bình tĩnh, đã đánh vào mông con.
“Là con gái nhưng cháu bướng và lỳ khủng khiếp. Dạo này trời lạnh nhưng mỗi khi tắm, cháu cứ ngồi lỳ trong bồn chơi đùa dù mẹ giục đi ra. Lúc đó, chỉ có cho con ăn đòn là hiệu quả nhất” – Ngân chia sẻ.
Dù biết không nên dùng đòn roi, phải mềm mỏng, ân cần với con nhưng mỗi khi bé Bee lỳ là Ngân không thể kiên nhẫn. Trước yêu cầu của mẹ, bé thường chống đối theo hai cách: một là ăn vạ, khóc lăn ra đất. Cách thứ hai là tỉnh bơ, coi như không nghe thấy mẹ nói gì. Ngân đang lo lắng, con gái mà khó nghe lời người lớn thế này thì sau này dễ sinh “hư”.
Bé Na (4 tuổi) nhà Nguyệt là con gái và “siêu lỳ”, bướng bỉnh. Do được ông bà nội nuông chiều nên bé Na thích gì là đòi bằng được. Không vừa ý là hét ầm ầm, có bị mẹ đánh đau nhưng bé Na cũng không thèm khóc, còn “dọa” lại mẹ: “Mẹ đánh con trước thì con sẽ đánh mẹ sau”.
Nguyệt kể thêm: “Cháu đang xem tivi, mẹ bảo tắt đi, đến giờ ngủ nhưng nhất định không nghe. Còn nhăn mặt lại nhìn mẹ, rồi hai tay giữ khư khư cái điều khiển tivi. Nếu quát to và đánh vào mông thì con chạy lên ghế rồi giữ chặt thành ghế”. Nguyệt cứ mặc con ở đó một lát rồi sẽ phải tự chạy vào phòng ngủ. Nhưng bé Na chắc do ấm ức vì bị mẹ bắt tắt tivi giữa chừng nên đến muộn, vẫn cương quyết nằm ngoài phòng khách.
Đây không phải lần đầu tiên Nguyệt bị con gái “chống đối” bằng cách cố “thi gan”. Càng cáu, càng đánh thì cô thấy con gái càng lỳ lợm và giận dỗi dai hơn. Nguyệt đang phân vân không biết phải giáo dục con thế nào cho hiệu quả. Cứ đánh và mắng con nhiều, cô sợ bé Na sẽ bị ảnh hưởng tâm lý.
Cứng rắn hoặc mềm mỏng với con
Cha mẹ thường nghĩ các bé gái thì ngoan và dễ nghe lời hơn các bé trai. Tuy nhiên, có không ít bé gái đã sớm bộc lộ tính cách “đanh đá”, “đành hanh”, gan lỳ hay ương bướng. Điều này khiến phụ huynh lo lắng gấp nhiều lần. Theo các chuyên gia tâm lý, dù là bé trai hay bé gái thì cũng đều trải qua “giai đoạn bướng bỉnh” giống nhau. Tính cách của các bé là khác nhau; vì thế, không phải cứ bé gái là được gắn với dịu dàng, ngoan ngoãn.Điều quan trọng là cần hiểu tâm lý, tính tình và giai đoạn phát triển của con để có cách giáo dục hiệu quả. Các bé chưa biết điều chỉnh cảm xúc nên khi thích cái gì đó là đòi cho bằng được; khi muốn chống đối cha mẹ là giận dữ hoặc lầm lỳ… Tuy nhiên, những tính xấu của bé sẽ được cải thiện nếu cha mẹ biết cách dạy dỗ. Càng quát mắng hay đánh đòn nhiều thì các bé gái, vốn đã lỳ lợm càng chai lỳ hơn.
Để ứng phó với bé gái hay “lỳ”, thử áp dụng gợi ý sau:
- Làm “tảng băng” cùng con: Nếu bé đòi hỏi vô lý, cần giải thích cho con. Nhưng nên áp dụng nguyên tắc “quá tam ba bận”, nghĩa là nói rõ lý do “không” với con (nên thử đặt mình ở vị trí của con để giải thích) khoảng 3 lần. Nhớ phải ngồi ngang hàng với con, nói thật chậm và nghiêm để bé thấy tầm quan trọng của vấn đề. Sau 3 lần mà bé vẫn “lỳ”, không chịu nghe, khóc lóc hay dỗi ăn vạ, chuyển sang biện pháp “phớt lờ”.
Tập trung vào xem tivi, làm việc như bình thường, bỏ ngoài tai cơn “lỳ” của bé. Thời điểm này đòi hỏi cha mẹ thật sự kiên nhẫn vì có bé “ỉ ôi” đến cả giờ đồng hồ. Nếu thấy con ho không quá nghiêm trọng thì đừng rối lên, kẻo hỏng “kế sách”. Có thể đặt bé ở phòng riêng và thoải mái khóc ăn vạ hay xị mặt dỗi. Ban đầu, bé thích gào lên rất to khi mẹ vừa bước chân ra ngoài. Phản ứng như thế là để thăm dò thái độ và lôi kéo sự quan tâm của mẹ. Nếu mẹ quay lại thì “hỏng chuyện”. Nếu tỏ vẻ bình thường thì sau phút “cao trào”, cơn giận dữ dai của bé sẽ “xẹp” xuống. Cuối cùng, bé phải ngoan ngoãn đến bên cạnh và nghe lời mẹ hơn.
- Đóng kịch cùng con: Cách này được các bé gái rất thích. Vì bé gái có xu hướng hứng thú với những câu chuyện “tự sáng tác” của mẹ hơn. Nếu bé làm rơi đồ xuống cống, thử kể câu chuyện với những bạn chuột dưới cống, nhặt được đồ chơi của bé thì vui thế nào. Nhưng phương pháp này phù hợp nhất với bé 1-3 tuổi. Với bé lớn hơn thì không hiệu quả do bé đã nhận thức được nhiều và biết rõ “trò lừa” của mẹ. >> Phát hoảng vì con gái 'được yêu'
Ngọc Bình
Ảnh minh họa. |
Tin liên quan
- Các chiêu 'lách' vợ, cặp bồ (20:47:07 17/05/2013)
- Lấy công việc khỏa lấp nỗi chán chồng (20:47:02 17/05/2013)
- Ức chế vì chồng lắm điều (20:46:50 17/05/2013)
- Dâu hiền 'cãi' mẹ chồng (20:46:48 17/05/2013)
- 'Cuộc chiến' giữa các bé (20:46:42 17/05/2013)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Đau đầu vì con gái lỳ và bướng
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo