Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

"Lơ là" dạy con tiết kiệm

20:28:43 17/05/2013
Thấy con đòi bộ bút chì 12 màu, giá gần 100 nghìn, Thủy chẳng ngại ngần mua. Về nhà, cô mới ‘xót ruột’ vì nhớ ra, đã mua cho con một bộ sáp 10 màu, với giá tương đương từ tháng trước. Đây không phải lần đầu tiên Thủy “vung tay quá trán” để chiều lòng con. Hai vợ chồng Thủy vốn chỉ có thu nhập ở mức trung bình khá. Nhưng không muốn con cái phải thua bạn bè nên vợ chồng Thủy đều cố gắng đáp ứng gần như mọi đòi hỏi của con, miễn đó là điều phù hợp. “Nghĩ vài chục nghìn một hộp chì màu hay một con búp bê không phải to tát nên cháu thích là được mua. Cứ mua bạt ngàn nên có khi, mua trùng mà cũng không phát hiện ra” – Thủy chia sẻ. Nguyên chuyện học vẽ của con gái (4 tuổi) cũng mất cả đống tiền. Lúc thì con đòi bộ bút dạ 24 màu giá vài chục nghìn, đến bộ sáp hai màu gần trăm nghìn… Có khi con lại nằng nặc đòi bộ bảng vẽ xóa được, giá đến vài trăm nghìn mà mẹ cũng đành chiều. Nếu Thủy không mua thì anh xã, ông bà nội cũng mua cho bé. Vì cả nhà đều nhất trí rằng, bé ham học, ham vẽ thế là rất tốt. Nhưng được hộp chì mới là bé bỏ quên ngay hộp chì cũ. Những mẩu chì chưa dùng hết còn rơi vãi lung tung hoặc bị ném vào sọt rác không thương tiếc.   Cũng tâm lý muốn con được đầy đủ, Yến (quận Tân Bình, TP HCM) tốn khá nhiều tiền vào đồ chơi cho con trai 5 tuổi. Hôm sang nhà một cậu bạn chơi, bé Zen (con trai Yến) rất thích chiếc ôtô điện tự lái, có giá khoảng hơn 1 triệu đồng của bạn. Thương con nhưng vì trong nhà đã cạn tiền, Yến đành động viên: “Mẹ chưa lĩnh lương, để sang tháng sau, mẹ mua cho con nhé” thì bé Zen khóc ngằn ngặt. Từ trước đến giờ, dù không có tiền, Yến cũng tìm cách vay mượn để mua đồ cho con. Vì thế, lần này, bé Zen quen được chiều nên nhất định đòi xe, không chịu chờ mẹ có tiền. Cuối cùng, Yến cũng phải đi vay tạm tiền của chị gái để mua xe cho con. Có lần, Yến đi mua quần áo cho con cùng một người bạn. Cô bạn này có điều kiện hơn nên toàn thích sắm “đồ xịn”, Yến cũng bắt chước sắm hàng hiệu cho con. Yến luôn nghĩ: “Bố mẹ nghèo khổ còn chịu được chứ để con cơ cực thì lại khổ thân con”. Dạy con tiết kiệm mới là thương con Nhiều bậc phụ huynh thương con đến mức luôn đáp ứng mọi đòi hỏi của các bé. Điều này cũng có thể xuất phát từ tâm lý cho rằng, trước đây bố mẹ không có nhiều đồ chơi đẹp nên thiếu thốn, đến giờ, phải bù đắp cho con. Có khi, kinh tế không dư dả nhưng cố sắm cho con thứ nọ, thứ kia để con không thua kém bạn bè… Biểu hiện hoang phí, xa xỉ, “sĩ diện” từ người lớn có thể “ngấm” vào các bé. Dạy con tiết kiệm nên bắt đầu từ sớm và từ những điều nhỏ. Chẳng hạn, khi cho con ăn thì lấy ra từng phần nhỏ, thay vì đắp một bát đầy, ăn không hết lại bỏ dở, khiến cả mẹ và bé cùng khó chịu. Có thể nói cho con biết, cha mẹ phải làm việc mới có tiền, rồi tiền đó dùng mua thức ăn, quần áo, đồ chơi… Nếu mua nhiều đồ chơi thì không đủ tiền, cả nhà sẽ bị đói. Đừng sợ các bé không hiểu, nếu phụ huynh dứt khoát một lần; chẳng hạn, chia sẻ với bé: “Chiếc ôtô điện này đắt quá. Mẹ không đủ tiền mua cho con. Nếu con ngoan, mẹ sẽ mua cho con cái khác” thì bé có thể buồn một lần. Nhưng đến lần sau, chỉ cần mẹ nói: “Mẹ không đủ tiền mua cho con” là bé sẽ hiểu và không đòi nữa. Quan trọng là bản thân cha mẹ cần có kế hoạch dứt khoát. Cần luôn kiểm tra xem con có đồ chơi, đồ dùng gì và khi con đòi một món đồ nào đó, nó có hợp lý không? Nếu không hợp lý thì dù giá thành món đồ rẻ đến mấy, cha mẹ cũng không nhất thiết phải mua. Có thể dạy con chuyển món quà đó thành tiền mặt, tiết kiệm trong lợn đất. Khi nào cần, hai mẹ con sẽ dùng tiền đó để mua đồ.  Ngọc Bình
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo