Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Mùi sữa hoi hoi tỏa ra từ người Thủy khiến Bình không thể chịu nổi phải cắp gối ...
-
Sau thời gian ngắn sống chung, nhiều anh hoảng hồn khi thấy vợ siêu lười...
-
Không biết bao nhiêu lần, Hoa phải rơi vào tình cảnh xấu hổ đến mức chẳng biết ...
-
Sau 20 năm hen mãn tính, ông Hùng đã tìm được cách chữa trị cho mình.
-
Anh Thạch ngán ngẩm với thói đánh hơi vô tội vạ của vợ.
-
Sợ chồng 'tòm tem' bên ngoài nên dù rất mệt nhưng My vẫn đòi chồng ...
-
Phụ nữ cần sẵn sàng học cách nấu ăn theo khẩu vị, công thức của mẹ chồng...
Nhà không có "tay hòm chìa khóa"
20:50:24 17/05/2013
Thanh đang mừng vì mình tự ý đổi tivi LCD mà vợ không nói gì, thì hôm sau, chính anh lại bất ngờ vì thấy chiếc lò vi sóng mới trong nhà. Gọi điện, Tâm – vợ Thanh trả lời: 'Vợ chồng mình đã thỏa thuận thế rồi, sao anh còn phải hỏi em'.Tâm thích kiểu sống 50-50 cho bình đẳng nên trong nhà có quy định bất thành văn là, nếu lần này, chồng được quyền tự quyết mua đồ đạc thì lần sau, chồng sẽ phải nhường quyền này cho vợ. Điều nữa, 50% số lương của vợ hoặc chồng là do bản thân mỗi người tự tiêu xài mà người còn lại không được thắc mắc.
Ban đầu, Thanh không có ý kiến, vừa do anh tôn trọng mong muốn của vợ, vừa vì Thanh cũng thấy thú vị khi vợ chồng ít bị va chạm. Nhưng phiền toái ở chỗ, Tâm lạm dụng “điều luật” này một cách thái quá; rồi chuyện tình cảm vợ chồng nhạt nhẽo dần vì cứ mạnh ai nấy sống.
Có lần, tình cờ nghe được điện thoại của vợ chồng anh bạn đồng nghiệp, cãi vã việc chọn màu, chọn kiểu cho bộ salon mới mà Thanh thèm. Bởi vì, nếu Thanh có ý muốn bàn bạc chuyện sắm sửa trong nhà, Tâm sẽ phản ứng khó chịu: “Anh mua theo ý anh. Anh thích chọn màu gì, kiểu gì cũng được”. Thế là, Thanh “lủi thủi” đi mua sắm một mình. Sau đó, vợ sẽ buông một câu: “Anh mua rồi à” mà chẳng có lời nào bình luận thêm.
Mai (Cầu Giấy, Hà Nội) cũng thích cho chồng toàn quyền xử lý với tiền riêng và các mối quan hệ riêng. Bắt nguồn từ một lần, vợ chồng cãi nhau kịch liệt vì số tiền biếu một người họ hàng nằm viện quá lớn của Phong khiến Mai tiếc. Sau sự cố ấy, Mai quyết định để chồng tự quản lý tiền riêng, thấy chồng tiêu “bạt mạng” rồi lại thêm ấm ức.
Thế mới có lần xảy ra chuyện khôi hài; hôm ấy, nhà Mai có khách. Tan bữa cơm chiều, khách đứng dậy, chào chủ nhà bước ra khỏi cửa, Mai mới chợt giật mình, cầm chiếc điện thoại di động trên bàn, chạy với theo vì tưởng khách quên. Lúc khách lắc đầu chối, Mai băn khoăn vì cả nhà cô, không ai dùng loại điện thoại này. Sau đó, Mai đành mở điện thoại kiểm tra. Mai sững người khi phát hiện, cô gái đang cười trên màn hình di động, không ai khác là… mình. Hóa ra, cái điện thoại đó là do anh chồng Mai bỏ quên (chồng đổi điện thoại mà vợ không biết nên mới xảy ra “tai nạn” như thế).
Mặt trái của vấn để tự quyết tài chính trong gia đìnhMục đích của tự quyết chi tiêu là để vợ chồng được bình đẳng và cùng có quyền đưa ý kiến. Tuy nhiên, một số người vợ lạm dụng hoặc hành động sai lệch, tức là, thống nhất để chồng tự quyết một số việc riêng mà vợ chồng không cần bàn bạc.Nguyên nhân có thể do người vợ thích sống tự do từ hồi còn độc thân. Nay đã kết hôn, người vợ vẫn duy trì kiểu suy nghĩ khá thoáng: “Tiền anh ấy kiếm được thì anh ấy tự tiêu. Thu nhập riêng của tôi, tôi cũng tự quyết”. Tất nhiên, điều này không ảnh hưởng đến nguồn sinh hoạt chung của gia đình (hoặc do vợ, chồng có những khoản thu nhập riêng khác).
Cũng có khi nguyên nhân là do vợ chồng khác biệt về tính cách; chẳng hạn, chồng thích sắm đồ đắt tiền, còn vợ thì không, chồng thích mua bếp gas của Nhật nhưng chồng lại muốn loại của Mỹ… Để tránh ấm ức, vợ chồng cũng tự thỏa thuận, ai thích gì thì người đó tự mua.
Kiểu sống này ban đầu, mang lại những lợi ích nhất định. Vợ chồng hạn chế được cãi vã chỉ vì chuyện mua cái gì, sắm cái gì… Người vợ cũng được tự do mua đồ đạc mà không phải xin “chỉ thị” từ chồng. Ngược lại, chồng cũng tha hồ mua đồ mà chẳng lo bị vợ chê. Tuy nhiên, lâu dần, nó sẽ hình thành nên thói quen “mạnh ai, nấy sống”.
Ngoài ra, việc tự quyết cũng khiến quá trình giao tiếp giữa vợ chồng bị suy giảm. Nếu trước đây, vợ hoặc chồng có thể tranh luận hàng giờ đồng hồ để thỏa thuận việc chọn kiểu dáng, tính năng sử dụng của một chiếc tủ lạnh thì nay, người vợ thích trao quyền này cho chồng hoặc tự mình đảm nhiệm. Nó chẳng khác gì tình trạng “độc quyền” trong nhà, nghĩa là, nếu vợ đã mua thì xin chồng không ý kiến và ngược lại.
Ít trao đổi đồng nghĩa với việc vợ chồng không hiểu nhau hoặc sinh tâm lý chịu đựng lẫn nhau (dù không muốn nhưng cũng không nói ra). Cả hai yếu tố trên nếu tích tụ lâu ngày cũng có khả năng gây rạn nứt tình cảm vợ chồng một cách ngấm ngầm.
Ngọc Bình
Tin liên quan
- Mẹ chồng dè bỉu 'dâu quê' (21:08:58 17/05/2013)
- Những bà bầu chỉ lo làm đẹp (21:08:52 17/05/2013)
- Đổi tính vì theo vợ sang nhà ngoại 'ở cữ' (21:08:40 17/05/2013)
- Lấy người yêu cũ ra 'thử hàng' (21:08:37 17/05/2013)
- 'Bao' luôn chồng (21:08:31 17/05/2013)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Nhà không có 'tay hòm chìa khóa'
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo