Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Bị "cách ly" với chồng sau sinh

20:52:54 17/05/2013
Sau khi sinh bé, 2 ngày nằm viện, thời gian Tuyết được chồng thăm nom bằng đúng thời gian của 2 hiệp phụ (trong một trận bóng đá). Mỗi ngày, Nam – chồng Tuyết 'đảo' qua phòng sản phụ, ngó vợ một lần, khoảng 15 phút. Có lần, Tuyết vừa quay người tìm cốc uống nước, ngước lên đã thấy chồng 'mất hút', không một lời từ biệt. Thực ra, Nam không phải là anh chồng vô tâm. Nguyên nhân mọi chuyện bắt nguồn từ bà nội và bà ngoại. Những lúc Nam lân la đến bên cạnh vợ để động viên thì anh lại nhận được những lời cảnh báo từ hai người mẹ: “Đàn bà đẻ, con xán vào đây làm gì”. Anh đâm ngượng nên chẳng dám “mon men” gần vợ. Bí thế, Nam chuyển qua hình thức nhắn tin vào di động của vợ. Vợ chồng ngậm ngùi chịu cảnh “gần nhau trong gang tấc mà biển trời cách mặt”.
Ảnh minh họa.
Tương tự Tuyết, Hà (Phú Thọ) cũng chẳng mấy khi được thấy bóng dáng đức lang quân. Hà sinh non, sức khỏe yếu nên phải nằm viện dài hơn thời gian dự kiến. Trước khi sinh, vợ chồng Hà đã được bên nhà nội quán triệt tư tưởng: đàn ông bị cấm chỉ định bước chân vào phòng sản phụ. Mạnh – chồng Hà không yên tâm nên nhân lúc chị dâu hoặc bà nội ra ngoài là anh lẻn vào, nhìn vợ con “nghẹn ngào” (không nói được câu nào). Sau đó, anh hớt hải đi mất vì sợ người nhà phát hiện, lại bị mắng: “Cái thằng núp váy vợ”.
Có lần, Hà đói, nhờ chồng xách cặp lồng, xuống dưới chân cổng viện, mua cháo. Nhưng chưa kịp mang cháo về cho vợ thì Mạnh phát hiện thấy bóng dáng của mẹ mình. Chẳng còn cách nào khác, Mạnh đành xách cả cặp lồng cháo “tháo chạy”. Chuyện này mãi sau vẫn là bí mật khôi hài của hai vợ chồng. Quan niệm đàn ông không liên quan đến chuyện chăm vợ đẻ đã cũXã hội đã dần bình đẳng, đồng nghĩa với việc đàn ông tham gia vào việc chăm sóc vợ đẻ nhiều hơn. Ở nước ngoài, chuyện chồng được nghỉ làm để chăm vợ đẻ là điều khá phổ biến; trong khi ở Việt Nam, tỷ lệ rất ít. Có nhiều lý do khiến anh em thờ ơ với việc chăm vợ đẻ như: - Bản thân người chồng bị áp lực: Những căng thẳng với chuyện làm chồng, làm bố, chăm sóc vợ con sau sinh dường như vượt quá ngưỡng chịu đựng của nhiều anh chồng. Những lo lắng suốt từ hồi vợ mang thai đè nặng trên vai các anh chồng. Họ luôn phải căng đầu tính toán chuyện tiền nong, tương lai của con. Khi vợ sinh, các anh chồng càng bị stress nặng hơn. Thêm vào đó, đàn ông vốn không quen với việc vệ sinh, chăm sóc người khác (cho dù người đó là vợ mình). Các anh cũng thường lờ mờ về kiến thức sản khoa và nhi khoa. Cảm giác thấy mình thừa thãi cũng vì thế mà nảy sinh; cuối cùng, phần lớn các anh chồng đều chọn cách nhờ bà nội, bà ngoại chăm hộ vợ, con. - Nguyên nhân từ hai bên nội, ngoại: Người già thường quan niệm “đàn ông không nên gánh trách nhiệm chăm sóc sản phụ”. Chính vì lối suy nghĩ này mà bà nội, bà ngoại (hoặc chị, em dâu) thường tranh mất phần chăm người đẻ. Nếu người chồng có ý muốn thân mật hơn với vợ thì sẽ nhận được những lời chê bai như: “Đàn ông, ai lại thế”. Các anh ngượng nên cũng chẳng dám gần vợ. Ở vào hoàn cảnh này, người vợ không nên quá bi quan hoặc chán nản. Xét xa hơn, người vợ không nên chỉ nhìn hành vi này của chồng mà đánh giá chồng vô tâm với vợ, con. Không ít chị em tủi thân, dằn vặt mình vì thiếu vắng sự chăm chút của chồng sau cơn “vượt cạn”. Tâm lý ức chế sẽ khiến người vợ bị khủng hoảng, ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân và quá trình chăm sóc con nhỏ. Ngọc Bình
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo