Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Khéo léo giảng hòa

20:53:27 17/05/2013
Mối quan hệ trong gia đình có thể bị cắt đứt nếu người trong cuộc không khéo giải quyết. Sau đây là những trường hợp điển hình và hướng giải quyết: Chỉ vì một câu nói lỡ lời Sau một ngày bận rộn ở cơ quan, Thảo Hoa (quận 3, TP HCM) về đến nhà đã thấy mẹ chồng chuẩn bị bữa tối. Bà để xuống sàn nhà nào thịt, rau sống, bánh đa nem, nước chấm, giá đỗ... Bà còn lôi cả thớt cũ ra băm thịt. Thấy vậy, Hoa kêu lên: "Mẹ chỉ cần trông cháu để con tự nấu ăn là được rồi. Mẹ dùng cái thớt cũ làm bột gỗ lẫn vào thịt, làm sao ăn". Bà thanh minh: "Mẹ băm thịt bằng thớt gỗ quen rồi. Thớt nhựa vừa bé vừa chông chênh khó băm". - "Mẹ làm thức ăn bẩn là Tào Tháo đuổi cả nhà!" - cô con dâu cằn nhằn và cầm thớt vứt vào sọt rác. Bà mẹ không nói nữa. Hôm sau, bà xếp đồ đạc về quê, trong lòng bà giận con dâu tím ruột.   Cách giải quyết: Con dâu trong trường hợp này không khéo trong cách nói năng với mẹ chồng. Để làm hòa, Hoa nên gọi điện về quê hỏi thăm sức khỏe của bà và nhận lỗi. Bạn có thể cùng chồng về thăm ông bà. Đừng ngại vào bếp chuẩn bị bữa cơm ngon lành cho buổi đoàn tụ gia đình. Hãy chủ động bắt chuyện hỏi han mẹ. Bà sẽ cảm động và nhanh chóng "xí xóa" lỗi lầm cho bạn. Ý mẹ khác ý con Chỉ có việc lau nhà thôi mà mẹ con Lưu Ngọc Tú (quận Bình Thạch, TP HCM), lần nào, cũng tranh cãi. Mẹ chồng chỉ cần hòa tan dung dịch lau nhà vào nước. Còn Tú hay tổng hợp nước rửa bát, nước lau nhà và nước lã. Mẹ chồng bảo: "Con lau nhà rồi mà cứ như chưa lau". - Con quen làm thế rồi. Con thấy có tai hại gì đâu!. - Mẹ chồng gắt: "Vậy cứ thế mà làm". Cách giải quyết: Hãy thử lau nhà theo cách của mẹ. Đây là giải pháp bạn kiểm chứng lời mẹ nói đúng hay sai. Nếu cách làm của mẹ đơn giản mà hiệu quả, bạn có thể làm theo? Nếu cách của bạn hiệu quả, bạn phải giải thích cho bà hiểu hòa thêm nước rửa chén vào có tác dụng như thế nào. Phận làm con, bạn tuyệt đối không cãi ngang, khăng khăng mình đúng. Bố vợ bênh vực con gái "Đời tôi chưa bao giờ đánh con. Vậy mà anh dám đánh nó. Đồ súc sinh!" - bố vợ Thành chỉ ngón tay vào mặt con rể, gắt. Mắt ông long lên vì tức giận. - Thành thanh minh: "Cô ấy sai, con nói một nhưng cô ấy cãi mười". Lý do cuộc cãi vã ấy chỉ vì Lan nghi ngờ chồng có bồ nhí. Anh giải thích mãi Lan không nghe nên anh nóng giận tát vợ. Thế là "chiến tranh" bùng nổ. Cách giải quyết: Là con rể, bạn hãy nghe ông trút giận và đừng ngắt lời. Khi ông đã "xả" hết giận, bạn hãy từ tốn kể lại sự việc và xin ý kiến. Khi uy tín của bố vợ được đề cao và bị ràng buộc vào một trách nhiệm nào đó, ông ấy sẽ nhìn nhận sự việc thấu đáo và "phân xử" ai đúng, ai sai. Khi ấy, chàng rể sẽ không bị bố vợ kết tội vũ phu một cách vô cớ nữa. Chồng là 'chúa tể' trong nhàLà một giáo viên ở quận 12 (TP HCM), Tâm lấy vợ ông là y tá. Khi họ có con, chi tiêu gia đình tăng, Tâm đưa ra sáng kiến kinh doanh thức ăn gia súc. Mượn vốn của cha mẹ, biến nhà thành cửa hàng, Tâm ra quyết định vợ phải nghỉ làm ở trạm y tế xã để ban ngày bán hàng, chiều tối đi tiêm thuốc cho lợn, gà... Tâm lên kế hoạch thu chi cho gia đình và xét duyệt mọi nhu cầu của vợ con. Tâm tự cho mình là giám đốc, quản lý cả hàng hóa lẫn... vợ. Tâm luôn nửa đùa nửa thật nhắc nhở vợ: "Về nhà tui với hai bàn tay trắng, bây giờ có con cái, có công việc để làm, coi như là phát triển bản thân rồi nghen". Một lần, em gái út của Tâm thế chấp căn nhà, lấy tiền đóng hụi, chủ hụi bỏ trốn nên khóc lóc với anh trai. Tâm rút tiền tiết kiệm ra tay cứu em. Họ hàng lác mắt, tôn lên hàng đại gia, trong khi vợ lại khóc hết nước mắt, đau khổ nhận ra mình chỉ là người làm công của chồng, chẳng bao giờ được ông bàn bạc chuyện nhà. Công sức của vợ được chồng chi trả bằng việc có cơm ăn hằng ngày, có chỗ để ở, quần áo để mặc. Nhiều lúc ở bên chồng mà cảm thấy không được chia sẻ, muốn ly hôn nhưng lại ngại: "Như thế chắc chắn tôi ra khỏi nhà với hai bàn tay trắng". Chuyện của Trần Thị Minh cũng tương tự. Minh xuất thân từ một gia đình nghèo ở miền Trung, chỉ học đến lớp 7. Minh khá xinh xắn nên quán nước của cô thường được Nam, một kỹ sư cầu đường làm việc gần đó, lui tới. Khi anh ngỏ lời yêu thương, cô gái bẽn lẽn: "Em quê mùa, ít học, làm sao xứng với trai Sài Gòn". Nam gạt đi: "Anh cũng là nhân viên quèn...". Tình cảm giữa hai người ngày càng đậm đà. Khi công trình hoàn tất, cũng là lúc cô gái theo chồng về TP HCM. Sau ngày cưới, anh chồng học hành tiến tới, sự nghiệp phát triển như diều gặp gió. Minh sinh con, ở nhà, không có nghề nghiệp nên lại mở quán bán bún vì ngại phải xin tiền chồng tiêu vặt. Nam trở thành trưởng phòng kinh doanh của một công ty lớn, về nhà thường mang theo áp lực của công việc. Vợ chẳng hiểu tâm trạng, không chia sẻ được buồn vui với chồng nên giữa họ dần phát sinh khoảng cách. Anh chồng ngày càng khó ưa, khó gần vợ, lại dan díu với một cô gái trẻ. Cô đau khổ nhưng không dám đưa con về quê, vì sợ cha mẹ buồn. Khi đứa con gái út vào mẫu giáo, Nam bảo vợ: "Dẹp gánh bún đi, đừng làm mất mặt tôi". Anh xin cho vợ làm công nhân một công ty "xịn", vốn là nơi quen biết. Tiền lương của Minh có bao nhiêu, anh giữ hết. Mỗi ngày, anh phát tiền chợ và cô mua gì phải ghi sổ, trình chồng... Minh không dám ly hôn, sợ bị mất con, sợ mọi người cười chê. Thỉnh thoảng, nhớ lại thời Nam theo đuổi, tán tỉnh mình, cô cảm thấy như chuyện không có thật. Xây đắp sự bình đẳng Theo bà Nguyễn Thị Minh Thủy - giảng viên khoa Tâm lý ĐH Sài Gòn, ở nhiều phụ nữ, đối với chồng, còn có cả sự chịu ơn, nể nang và sợ sệt. Họ thường thể hiện thái độ biết điều, nép mình hoặc cam phận nhỏ bé trước chồng. Vì thế, họ vô tình gây dựng địa vị chúa tể cho chồng, thay vì đòi hỏi và xây đắp sự bình đẳng. Họ luôn nghĩ rằng chồng đã giúp mình đổi đời mà quên việc nhìn nhận và phát huy những giá trị bản thân. Vì thế, ngay cả khi đã tạo ra thu nhập cho gia đình, thậm chí là trụ cột, họ vẫn không thoát được phận cam chịu "nép bóng tùng quân". Về phía các anh chồng, khi uy quyền không còn đặt trên nền tảng của tình yêu, thái độ "bề trên" đã khiến họ biến vợ mình trở thành người làm thuê, phụ thuộc, tự ti, không có tiếng nói. Đó là thiệt hại lớn nhất cho gia đình và cho cả bản thân các ông. Thật ra, các anh chồng "sếp" cũng không được hưởng trọn vẹn hạnh phúc lứa đôi đúng nghĩa, bởi họ không được trải nghiệm sự ngọt ngào trong một mái ấm. Trong hôn nhân, tâm lý của vợ và chồng sẽ tạo dựng thái độ ứng xử của họ với nhau. Chỉ cần một người cảm thấy "nhờ cậy" người kia, là mối quan hệ vợ chồng đã có "thứ bậc". Sự chuyển biến phải bắt đầu từ  việc thay đổi suy nghĩ  của cả hai người. Theo TT&GĐ / Phụ Nữ TP HCM 
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo