Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Mùi sữa hoi hoi tỏa ra từ người Thủy khiến Bình không thể chịu nổi phải cắp gối ...
-
Sau thời gian ngắn sống chung, nhiều anh hoảng hồn khi thấy vợ siêu lười...
-
Không biết bao nhiêu lần, Hoa phải rơi vào tình cảnh xấu hổ đến mức chẳng biết ...
-
Sau 20 năm hen mãn tính, ông Hùng đã tìm được cách chữa trị cho mình.
-
Anh Thạch ngán ngẩm với thói đánh hơi vô tội vạ của vợ.
-
Sợ chồng 'tòm tem' bên ngoài nên dù rất mệt nhưng My vẫn đòi chồng ...
-
Phụ nữ cần sẵn sàng học cách nấu ăn theo khẩu vị, công thức của mẹ chồng...
Cưới mà không cần ăn hỏi
20:59:36 17/05/2013
Hằng vẫn xấu hổ khi bạn bè cô gợi ý muốn xem ảnh chụp trong lễ ăn hỏi...“Bọn mình định cưới vào cuối năm nhưng bố chồng tương lai đột ngột ngã bệnh nên phải cưới gấp” – Hằng lý giải. Bố mẹ Hằng gợi ý, nhà trai không cần thủ tục ăn hỏi rườm rà (vì bên ấy đang bận bịu chăm lo người ốm), chỉ cần con gái và chàng rể đồng ý đi đăng ký, chọn ngày là tổ chức hôn lễ. Tình thế cấp bách, vậy là đám cưới của Hằng diễn ra nhanh chóng mà không cần thông qua trình tự ăn hỏi như bình thường. "Anh người yêu cứ lo mình tủi thân vì dù sao cũng chỉ cưới một lần trong đời. Nhưng mình thấy không sao, chỉ có điều lúc có ai trò chuyện về đám hỏi thì hơi ngại” – Hằng trình bày.
Khác Hằng, với Chi (Quận 8, TP HCM), lý do để cưới vượt rào là vì anh chị lỡ “ăn cơm trước kẻng”. Chi cho biết, gia đình bạn trai ở quê nên tư tưởng khá cổ hủ. Khi biết con dâu tương lai “to bụng”, các cụ nhất quyết không chịu cho cưới. “Gia đình bên ấy sợ mang tiếng với họ hàng vì mình đã mang thai sang tháng thứ 5 rồi” – Chi giãi bày. Thêm nữa, Toàn – người yêu Chi lại có tư tưởng nước đôi (nửa muốn cưới, nửa không) nên chuyện tương lai của đôi bạn càng mờ mịt. “Thế mà đùng một cái, hai cụ bên ấy lại đổi ý, giục bọn mình cưới cho nhanh” – Chi kể tiếp. Mừng rỡ, Toàn nắm tay Chi dẫn thẳng tới phòng đăng ký kết hôn. Anh chị chỉ tiến hành một bữa cơm nhỏ, gọi là báo hỉ với họ hàng nên cũng bỏ qua luôn giai đoạn ăn hỏi trước đó.
Sáng ăn hỏi, chiều... cướiDuyên (Thanh Xuân, Hà Nội) vớ phải anh người yêu suốt ngày bận đi công tác. “Hai đứa tớ bàn với nhau, cưới và ăn hỏi luôn trong một ngày cho tiện. Thời gian còn lại, dồn sức cho tuần trăng mật vui vẻ” – Duyên cho biết.
Ý tưởng của Duyên được hai bên gia đình chấp nhận. “Thế là, sáng: nhà trai mang lễ qua nhà mình tổ chức ăn hỏi; trưa: ai về nhà nấy ngủ; chiều: hai đứa lại lóc cóc lên nhà hàng tiến hành tiệc cưới” – Duyên kể.Tuy vất vả một ngày nhưng mà Duyên thấy cũng vui; nhất là kiểu cưới xin này lại phù hợp với hoàn cảnh eo hẹp về thời gian của cậu bạn trai.
Thủ tục cưới xin nên tùy điều kiện
Những lễ cưới bỏ qua giai đoạn ăn hỏi tất nhiên vẫn được thừa nhận về mặt pháp luật. Bởi vì, các công đoạn cho một hôn lễ thường dựa trên yếu tố phong tục, tập quán vùng miền. Với người Việt, các thủ tục cưới sẽ trải qua 3 công đoạn: Lễ dạm ngõ, Lễ ăn hỏi và sau cùng mới là Lễ cưới.
Lý thuyết chung là vậy, song thực tế, cô dâu, chú rể có thể linh hoạt. Tùy vào hoàn cảnh riêng, bạn gái có thể sắp xếp để hai bên gia đình đồng ý cưới theo trình tự phù hợp.Các trường hợp cưới mà không ăn hỏi thường là bất đắc dĩ. Nếu phải rơi vào nhóm này, bạn gái cũng không nên quá buồn bực, gây ảnh hưởng đến tình cảm đôi bên. Suy cho cùng, mục đích của hôn nhân là hướng tới cuộc sống chung hạnh phúc.
Ngọc Bình
Ảnh minh họa. |
Tin liên quan
- Bị mẹ chồng chê về ngoại hình (21:18:10 17/05/2013)
- Gái có công mà nhếch nhác quá vẫn bị chồng phụ (21:18:06 17/05/2013)
- Nhắn cho 'gái' nhầm vào máy vợ (21:18:00 17/05/2013)
- 'Dị ứng' khi điện thoại hỏi thăm mẹ chồng (21:17:54 17/05/2013)
- Chịu khổ vẫn thích hơn ở với mẹ chồng (21:17:47 17/05/2013)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Cưới mà không cần ăn hỏi
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo