Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

"Dị ứng" khi điện thoại hỏi thăm mẹ chồng

20:59:14 17/05/2013
Hỏi thăm sức khỏe bố mẹ chồng được dăm câu, Liên nhanh tay đẩy điện thoại cho Tân – chồng mình tiếp chuyện. Bố mẹ chồng Liên ở quê (cách khoảng 80km). Hồi mới kết hôn, tháng nào hai vợ chồng cũng phóng xe máy về thăm quê một lần. Giờ, Liên có em bé nên được miễn. Tuy nhiên, Liên được chồng giao “trách nhiệm” gọi điện hỏi thăm sức khỏe ông bà nội hàng tuần. Liên thì rất mệt vì lần nào nói chuyện cũng nghe 'giảng dạy'. “Chẳng bao giờ hỏi thăm sức khỏe con dâu, toàn rối rít chuyện ‘thằng cu’. Xong xuôi rồi bà lại truyền đạt kinh nghiệm chăm con nhỏ. Lần nào cũng thế khiến mình ù cả tai” – Liên cho biết. Liên còn bảo thêm, nói chuyện với mẹ chồng lần nào cũng “căng thẳng” như bị tra khảo. Mẹ chồng thường “độc thoại” hàng nửa giờ đồng hồ mà cô con dâu cũng không có cách nào ngăn được. Nhưng nếu vợ không gọi điện thăm hỏi sức khỏe các cụ, mặt Tân lại chảy dài ra.
Ảnh minh họa.
Không hợp gout nói chuyện của mẹ chồng Vân (Tây Hồ, Hà Nội) cũng lâm vào cảnh ngại thăm hỏi bố mẹ chồng qua điện thoại. Nguyên nhân là bởi, mẹ chồng Vân thích trả lời kiểu “bỗ bã” nên khiến con dâu “hồn bay phách lạc”. Ví dụ đơn giản, nếu Vân hỏi: “Bố mẹ ăn cơm chưa ạ”, đầu dây bên kia, mẹ chồng đáp: “Con xem mấy giờ rồi. Giờ này còn chưa ăn sao?”; Vân tiếp tục hỏi: “Dạo này mẹ có khỏe không?”, đầu dây bên kia, mẹ chồng lại đáp: “Không khỏe, sao đứng đây nói chuyện với con được?”.
Vài lần như thế, Vân thành ra 'thấy ghê' khi trò chuyện điện thoại với mẹ chồng. Lo lắng xen lẫn ngại ngùng, Vân đành phải nháy chồng giúp đỡ. Anh chồng sẽ nói chuyện với bố mẹ trước; thỉnh thoảng, Vân xen vào vài câu gọi là có quan tâm đến các cụ, cho khỏi mất lòng. Bị mẹ chồng 'dỗi'Yến (Thái Bình) vô ý làm mất lòng mẹ chồng từ những cuộc điện thoại. “Mẹ chồng gọi điện hỏi thăm sức khỏe bé. Lúc đó, mình ở nhà có một mình, con thì đang quấy khóc nên nghe mẹ chồng dặn dò câu được câu chăng. Thế là bà bảo bị con dâu coi thường. Thật oan cho mình quá” - Yến than thở.Vi (Quận 7, TP HCM) lại có được bà mẹ chồng “tác phong công nghịêp”. Vi kể: “Mỗi lần gọi điện, mẹ chồng mình trình bày nhanh lắm. Xong, cúp máy luôn. Mình chưa kịp chào thì đầu dây bên kia đã kêu “tút tút”. Bây giờ, chỉ sợ bà lại phàn nàn, con dâu ‘hư’, không bao giờ chào tạm biệt mẹ chồng thì khổ”.Nghệ thuật nói chuyện điện thoại với mẹ chồng“Căng tai để nghe, vặn óc để nghĩ câu trả lời” được xem là bí quyết cho nhiều nàng dâu khi phải tiếp chuyện mẹ chồng qua điện thoại. Vấn đề nằm ở chỗ, các cụ thường mắc “bệnh” nói nhiều, nói dài nên không căng tai sẽ bỏ sót thông tin quan trọng. Thứ hai, đối đáp qua điện thoại không cẩn thận có thể làm mất lòng mẹ chồng. Để tránh tâm lý ngại ngần khi trò chuyện với mẹ chồng qua điện thoại, con dâu nên vạch sẵn nội dung trong đầu. Nên giữ thái độ tự nhiên khi nói chuyện, vì suy cho cùng, đó là mẹ chồng (chứ có phải người ngoài đâu) mà căng thẳng. Tùy vào sở thích nói chuyện điện thoại riêng của mẹ chồng, con dâu nên tìm cách thích ứng. Điều cốt yếu vẫn là, con dâu nên tôn trọng mẹ chồng và nên duy trì những cuộc điện thoại hỏi thăm sức khỏe các cụ dưới quê để tình cảm gia đình gần gũi hơn.  Ngọc Bình
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo