Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Mùi sữa hoi hoi tỏa ra từ người Thủy khiến Bình không thể chịu nổi phải cắp gối ...
-
Sau thời gian ngắn sống chung, nhiều anh hoảng hồn khi thấy vợ siêu lười...
-
Không biết bao nhiêu lần, Hoa phải rơi vào tình cảnh xấu hổ đến mức chẳng biết ...
-
Sau 20 năm hen mãn tính, ông Hùng đã tìm được cách chữa trị cho mình.
-
Anh Thạch ngán ngẩm với thói đánh hơi vô tội vạ của vợ.
-
Sợ chồng 'tòm tem' bên ngoài nên dù rất mệt nhưng My vẫn đòi chồng ...
-
Phụ nữ cần sẵn sàng học cách nấu ăn theo khẩu vị, công thức của mẹ chồng...
"Trị bệnh" chồng về muộn
21:28:17 17/05/2013
Dù thường xuyên bị vợ giận dỗi, thậm chí 'cấm vận' chuyện chăn gối nhưng anh Quân ở thành phố Đà Nẵng không bỏ được thói quen về muộn vì ham nhậu với bạn bè.
Mai Hoa vợ Quân than thở, chị luôn bị stress bởi tuy công việc quy định trong giờ hành chính nhưng chồng chị chưa bao giờ về nhà ngay sau giờ tan sở, hôm nào sớm nhất cũng đã 9h tối, có khi hơn 1h sáng. "Tôi biết anh về trễ giờ không phải do công việc mà là đi nhậu cùng bạn bè". Chị nhắc anh nhiều lần, kể cả giận dỗi, cắt cơm, rồi "cấm vận" nhưng anh vẫn chỉ hứa suông rồi để đó. Bởi vậy không khí gia đình luôn nặng nề.
Ảnh: GettyImages
Chị Nguyễn Thúy Hà ở Hoàng Mai, Hà Nội cũng luôn than phiền vì chưa bao giờ chồng xuất hiện ở nhà khi hết giờ làm việc. Anh thường tụ tập mấy người bạn thân ăn nhậu, lắm hôm hứng chí thuê xe đi mấy chục cây số lên Xuân Mai ăn nhím. Mùa hè, họ rủ nhau ra sảnh sân vận động Mỹ Đình nằm cho mát. Qua nhiều cuộc cãi vã, tình trạng này vẫn không được cải thiện. "Mình lúc nào cũng muốn xong việc để về nhà với vợ con, không hiểu nổi sao các ông ấy thì ngược lại" - Hà thở dài.
Các quý ông thường xuyên về muộn thường thú nhận, họ không bỏ được tật ham vui ngoài lý do bận nhậu, bận gặp gỡ bạn bè, nhiều người về muộn vì muốn dành thời gian cho thể thao như anh Trịnh Tuấn Quang, ở Vĩnh Phúc. Cứ hết giờ làm việc là anh chơi bóng bàn ngay tại cơ quan, mải chơi có khi đến khuya chưa về, mặc vợ con đợi cơm.
Cũng người về muộn do đặc thù công việc như anh Lê Hoàng ở quận 1, TP HCM. Từ ngày chuyển cơ quan, anh đi sớm, về tối, suốt ngày ở ngoài đường nên gặp đâu ăn đó, khi cơm bụi một mình, lúc ăn cùng bạn bè, đồng nghiệp, lai rai đến khuya. "Nhiều hôm về tới nhà, vợ con đã yên giấc, chỉ có chiếc lồng bàn úp trên mâm cơm là vẫn đợi chủ. Lòng day dứt, tôi tự nhủ sẽ cố gắng về ăn với vợ nhưng công việc và cả thói quen đưa tôi 'ngao du' từ quán này sang quán khác” - Hoàng tâm sự.
Nhưng dù lý do nào, phần lớn các ông chồng đều thừa nhận, họ không sửa được thói quen về muộn vì không lâm vào tình thế bắt buộc phải như thế. Anh Trung, một kỹ sư sống ở Đống Đa, Hà Nội, nói: "Phụ nữ bận bịu đến mấy cũng cố thu xếp về để chăm sóc nhà cửa con cái còn đàn ông chẳng qua về để vợ vui thôi. Mình có về muộn, mọi việc ở nhà cũng đều được sắp xếp đâu vào đấy". Đó cũng là lý do anh Mạnh Thắng ở Hoàn Kiếm, Hà Nội, luôn ngồi lại cơ quan đến sát giờ cơm vì "về nhà có việc gì đâu".
Trị "bệnh" trễ giờ cho ông xã
Theo chuyên gia tâm lý Trần Hoài Hương, Trung tâm tư vấn hôn nhân, gia đình Hà Nội, cuộc sống hiện đại có nhiều cuốn hút đối với đàn ông khi bước ra khỏi nhà. Sau giờ làm, họ có nhiều lý do về trễ như giao lưu bạn bè, đồng nghiệp, chơi thể thao, bận việc đột xuất. Thậm chí nhiều mày râu còn tranh thủ đi massage thư giãn hay “hẹn hò ngoài hôn nhân”... Hậu quả là gia đình căng thẳng, lục đục. Bi kịch đã xảy ra ở nhiều gia đình khi vợ chồng không giải quyết dứt điểm vấn đề.
Tuy nhiên, có nhiều chị em khôn ngoan học cách điều chỉnh. Chị Trần Thu Hồng, ở quận Ba Đình, Hà Nội kể, một dạo chồng thường xuyên về muộn mà không vì lý do cố định nào, hôm ăn cùng bạn, hôm báo bận việc cơ quan hoặc chơi bóng. Bữa cơm sắp ra đợi chồng thường nguội tanh. Chị vội cho con ăn còn mình bỏ luôn bữa tối vì bực tức.
Thế rồi chị quyết định bắt tay sửa tính trễ giờ của chồng. Do cơ quan của hai người cùng trên một tuyến phố, chị Hồng bảo chồng đưa đi làm hằng ngày, chiều đón đúng giờ để còn đón con, đi chợ. Về nhà, chị giao cho anh chăm sóc đứa nhỏ, đồng thời rà soát bài vở của đứa lớn. Một thời gian, anh quen dần với lịch của vợ. Để tạo tâm lý thoải mái, thỉnh thoảng chị chủ động thay đổi lịch trình để anh giao lưu với bạn bè.
Còn chị Mai Tuyết (quận Phú Nhuận, TP HCM) quyết định điều chỉnh thời gian biểu sau tan sở của chồng bằng cách giao phó việc hằng ngày đón con đang học tiểu học. Đôi khi chị về muộn hơn thường lệ để anh lo việc nhà. “Lúc đầu, mọi thứ cứ rối tung do mọi việc trong nhà chủ yếu một tay tôi sắp xếp, sau vài buổi thực hành, anh cũng quen” - chị Tuyết nói.
Bà Hoài Hương khuyên, nếu chồng về muộn do công việc, chị em cần thông cảm. Nếu ông xã thường xuyên la cà, nhậu nhẹt hoặc về muộn vì những lý do ngoài công việc, cần chỉnh đốn ngay. Nên "lôi kéo" chồng vào các công việc của gia đình, chẳng hạn giao nhiệm vụ tắm giặt cho con, phụ bếp... thay vì để anh ấy nằm khểnh xem tivi, đọc báo, chờ cơm. Khi được phân việc, người chồng sẽ nhận ra sự cần thiết, tầm quan trọng của mình. Đó là cách tốt nhất để các đức lang quân cảm thấy cần phải về nhà sau giờ tan sở.
Một mẹo khác là thỉnh thoảng nghĩ ra lý do rồi nhắn tin cho chồng từ chiều: "Anh đón em nhé, mình tranh thủ đưa con đi thăm ông bà" hay "Tối nay nhà mình đi ăn rồi đi chơi nhé" hoặc "Cái ổ điện nhà mình có vấn đề, em đợi anh về sửa"...
Ngoài ra, chuyên gia Hoài Hương cho rằng người vợ cần luôn tạo bầu không khí gia đình đầm ấm để chồng dù đi đâu cũng muốn trở về.
Theo Báo Đất Việt
Tin liên quan
- Rắc rối với vợ cũ, con chồng (21:46:51 17/05/2013)
- 'Chết' vì thật thà (21:46:49 17/05/2013)
- Hôn nhân không tình yêu (21:46:37 17/05/2013)
- Ham muốn ở tuổi hồi xuân (21:46:30 17/05/2013)
- Ngoại tình kiểu 'ăn tạp' (21:46:19 17/05/2013)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
'Trị bệnh' chồng về muộn
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo