Có thai sau khi sẩy
Tôi năm nay 28 tuổi, đã từng mang thai lần đầu được 2 tháng thì bị ra máu. Bác sĩ kết luận trường hợp của tôi là thai chết lưu. Tôi rất lo lắng và mong được tư vấn: Bao lâu sau tôi mới nên có bầu? Chế độ ăn uống, thuốc men như thế nào để chuẩn bị tốt nhất cho lần mang thai tới? (Mỹ Yến - Hà Đông)
Trả lời:
Chị Yến thân mến!
Thai chết lưu (còn gọi là thai lưu) là hiện tượng khá phổ biến. Ước tính chiếm 15 % tổng số thai nghén.
Có rất nhiều trường hợp mà khoa học vẫn chưa giải thích được nguyên nhân. Về phía mẹ, yếu tố có thể gây thai chết lưu là mắc các bệnh cấp tính gây sốt cao, các bệnh mạn tính như thận, tim mạch, tiền sản giật, sản giật, chảy máu trong khi có thai...
Về phía thai và phần phụ của thai, nguyên nhân có thể là các bệnh về gene, bệnh tăng nguyên hồng cầu ở thai, nhiễm các chất phóng xạ, chất độc hóa học, thai sinh đôi (có một thai chết), bị khuyết tật, thai bất cân xứng, ngôi thai bất thường. Đẻ khó, chuyển dạ kéo dài, rau bất thường, rau tiền đạo, rau bong non, dây rau quấn cổ hay quá dài, các thủ thuật và phẫu thuật sản khoa... cũng có thể dẫn đến thai chết lưu.
Thơi gian chờ đợi
Trường hợp của chị là sẩy thai sớm (trong phạm vi 2 tháng rưỡi) thì chị chỉ cần chờ có kinh trở lại nghĩa là sau vài tuần là có thể có cơ may thụ thai lần nữa.
Tuy nhiên vấn đề lớn nhất ở đây là chị cẩn ổn định được tâm lý (vượt quá nỗi ám ảnh) trước khi có bé thứ 2. Đây là rào cản cũng là nguy cơ cho lần mang thai thứ 2.
Nếu 2 vợ chồng không vội cũng có thể để từ 6 tháng - 1 năm trước khi có bầu.
Chế độ ăn uống và thuốc men
Nếu không xác định được nguyên nhân của lần tai nạn trước thì không cần uống thuốc.
Cẩn thận hơn, chị có thể đến bác sĩ chuyên khoa và kể cho các bác sĩ chi tiết về các nguy cơ (đã nêu phần trên) để nhận sự tư vấn hoặc thăm dò, xét nghiệm chuyên môn.
Chế độ ăn uống cũng không khác mấy so với các bà bầu khác. Tuy nhiên chị cần chú ý bổ sung sắt để bù cho lượng máu mất đi trong lần tai nạn trước. Ăn uống đầy đủ chất để bảo đạm cho con khỏe mạnh (Chị tham khảo thêm chuyên mục Thai nghén)
Để chuẩn bị tốt nhất cho lần mang thai thứ 2
Để an toàn cho cả thai nhi và mẹ, bạn nên đi khám thai theo đúng định kỳ để phát hiện sớm nhất những dấu hiệu bất thường và có cách xử lý tốt nhất. Nên khám thai lần đầu tiên ở khoảng 3 tuần đầu sau khi chậm kinh. Nên đi khám lần thứ 2 ở giữa tuần 11-14, các buổi khám tiếp theo là lúc thai được 16 tuần và 21-24 tuần tuổi.
Lần khám thứ 5 là lúc thai được 26 tuần, thai phụ cần tiêm phòng và lần sau đó (31-32 tuần) phải siêu âm lần cuối và tiêm uốn ván mũi 2. Lần khám ở tuần 36 rất quan trọng; ngoài kiểm tra thông thường, người mẹ còn phải xét nghiệm dịch âm đạo tìm khuẩn strepto B (để kịp thời xử lý, tạo thuận lợi cho ca sinh) và bác sĩ sẽ đưa ra tiên lượng về phương pháp sinh.
Ở mỗi lần thăm khám này, bác sĩ sẽ khám cho cả mẹ và thai nhi, xem thai nhi có phát triển bình thường hay có những bất thường gì hay không. Bác sĩ cũng sẽ tư vấn cho thai phụ nên làm những để bảo vệ sức khoẻ tốt nhất cho mẹ và bé.
Nếu bị đến lần thứ 2 thì vấn đề đã trở nên nghiêm trọng hơn, chắc chắn sẽ phải cần làm xét nghiệm nhiễm sắc thể của cả 2 vợ chồng, cũng có thể do một trong hai người mắc bệnh nào đó và nó có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng này.
Chúc chị may mắn và hạnh phúc!
Thực hiện Kỳ Sơn
- Bé ăn, ngủ ít (13:44:00 24/02/2008)
- Uống sữa bà bầu (13:44:00 24/02/2008)
- Tiêm phòng Rubella (13:44:00 24/02/2008)
- Bổ sung dinh dưỡng cho bé lười bú (13:44:00 24/02/2008)
- Bà bầu có cần kiêng chụp ảnh (13:44:00 24/02/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |