Bổ sung dinh dưỡng cho bé lười bú
Con tôi đã được 3 tháng tuổi rồi nhưng cháu rất lười ăn. Cháu chỉ bú sữa mẹ nhưng cũng với số lượng rất ít. Tôi tập cho cháu ăn thêm sữa ngoài và ăn nước cơm nhưng cháu không chịu ăn toàn lẫy lưỡi đẩy ra.
Một tháng nữa tôi phải đi làm rồi nên thấy con như vậy tôi rất lo lắng không biết phải làm thế nào. Báo Bé và Mẹ có thể tư vấn cho tôi cách cho con ăn tốt nhất ở giai đoạn này. Tôi nên cho cháu ăn những loại thực phẩm gì? Và làm thế nào để cháu có thể bớt biếng ăn? Tôi xin cảm ơn. (Vân Nhi - Hà Nội)
Trả lời:
Chị Vân Nhi thân mến,
Chị không nên quá lo lắng vì căng thẳng có thể gây mất sữa ở mẹ và tình hình sẽ trầm trọng thêm. Chị nên theo dõi quá trình tăng trưởng của cháu để đánh giá sự hấp thụ dinh dưỡng và phát triển cơ thể của bé. Có thể theo chị bé bú ít nhưng quan trọng là lượng sữa bé bú có đáp ứng được nhu cầu của bé không?
Các dấu hiệu cho thấy bé bú đã đủ
- Bé chơi ngoan, nhanh nhẹn, vui vẻ. Bé ngủ ngon giấc, không quấy khóc, không dậy thường xuyên vì bị đói. Bé hơn 3 tháng tuổi có thể ngủ suốt đêm, chỉ thức dậy để bú 1 - 2 lần.
- Bé thải ra ít nhất 6 tã ướt một ngày.
- Bé lên cân đều đặn hàng tháng. Bé ăn nhiều hay ít phụ thuộc vào các giai đoạn phát triển, các bà mẹ thường than rằng con mình ăn quá ít. Đừng quá lo lắng, quan trọng là bé hấp thu được và lên cân, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn. Chị tham khảo thêm: http://mevabe.net/Tangtruong.haha
Cách ăn tốt nhất
Phần lớn các bé bú mẹ hoàn toàn từ lúc sinh rất khó chấp nhận sữa công thức vì bé đã quen với mùi thơm của sữa mẹ và sự mềm mại của vú mẹ. Vì vậy, nếu muốn bổ sung sữa công thức cho cháu, chị nên nhờ một người khác (như bà nội, bà ngoại, chị em gái...) giúp chị cho cháu ăn thêm vào lúc cháu đói, bắt đầu 1 lần/ngày. Bởi nếu chị cho cháu ăn, cháu sẽ ngửi thấy mùi sữa mẹ quen thuộc và từ chối bú sữa ngoài. Chỉ nên bổ sung sữa công thức nếu sữa của chị quá ít. Chị nên tham khảo bài viết sau để kích thích tăng sữa mẹ và cách cho bú bình: http://mevabe.net/Tuvan/2007/7/2/3268.haha
Ăn dặm chỉ nên bắt đầu khi bé tròn 4 tháng. Bắt đầu bằng bột gạo dinh dưỡng, rồi đến các loại rau củ quả nấu chín, xay nhuyễn, trộn với sữa mẹ hoặc sữa công thức. Từ 6 tháng, bé có thể ăn thức ăn ninh nhừ, hầm nhừ, nghiền nhỏ, quả tươi. Từ 7 tháng, bé làm quen với thịt, bắt đầu bằng thịt gà, cá thịt trắng, lòng đỏ trứng. Tháng thứ 8, bé có thể làm quen với thịt đỏ (bò, lợn, cừu).
Chị tham khảo thêm bài về cách cho bé ăn dặm: http://mevabe.net/Be/Dinhduong/2007/6/6/2770.haha
Bài viết về cách chế biến: http://mevabe.net/Be/Dinhduong/2006/12/3/179.haha
Ngoài ra, chị có thể tham khảo thêm trong mục Dinh dưỡng, Nhũ nhi và Tư vấn để có thêm thông tin.
Một số lưu ý khi chuẩn bị đồ ăn cho bé:
- Nước cơm và nước cháo không đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho bé. Gạo là loại thực phẩm nghèo năng lượng và protein. Nếu không bổ sung thêm rau xanh, trứng, mỡ, đạm động vật, bé sẽ không hấp thu được vitamin và khoáng chất cần thiết dẫn đến bị suy dinh dưỡng.
- Nước xương không có nhiều canxi, mà chủ yếu là chất béo từ tuỷ xương. Nếu cứ tiếp tục ninh xương lấy nước nấu cháo, nấu bột, bé sẽ béo mà lại còi xương. Nguồn canxi nhiều nhất là ở các sản phẩm từ sữa (sữa tươi, phomai, bơ, sữa chua...); các loại quả khô (mơ, mận); bông cải xanh... Ngoài ra, việc tắm nắng giúp tổng hợp vitamin D cũng chống còi xương bên cạnh việc bổ sung canxi từ thực phẩm.
- Bé từ 4 tháng tuổi có thể bắt đầu ăn dặm các loại quả nhưng cần phải được nấu chín (trừ chuối, bơ, đu đủ) và xay nhuyễn. Bởi axit trong các loại quả này mạnh so với dạ dày còn non nớt của bé. Các loại quả như cam quít phải đến tháng thứ 8 bé mới được làm quen.
- Bé dưới 12 tháng tuổi không nên ăn đường và muối. Vị giác của bé chưa từng làm quen với các loại thức ăn mới lạ nên bé dễ chấp nhận đồ ăn nhạt. Các bà mẹ không nên vì sợ con biếng ăn mà cho thêm muối, đường vào món ăn cho bé. Muối làm cho thận của bé quá tải, còn đường sẽ khiến cho bé thèm ăn đồ ngọt dễ dẫn đến béo phì, sâu răng.
- Bé từ 4 - 6 tháng mới tập ăn dặm và tiếp xúc với những loại thực phẩm mới. Để phát hiện nguy cơ dị ứng, bé cần ăn từng loại thức ăn riêng biệt trong từ 3 - 5 ngày. Khi bé đã ăn quen và không bị dị ứng, lúc đó mới đổi món thường xuyên cho bé hoặc trộn lẫn các loại với nhau giúp bé ăn ngon miệng.
Để bé bớt biếng ăn
Có thể tình trạng này kéo dài vài ngày và tối đa là 2 tuần, nên chị cần xác định:
Nguyên nhân:
Có thể bé bị cảm lạnh, nhiễm khuẩn ở tai, bị nổi mụn trong miệng (đẹn) hoặc do mùi vị của sữa mẹ thay đổi.
Do nguồn sữa mẹ thất thường. Đôi khi có thể người mẹ và bé cách xa quá lâu, hoặc sau khi bé cắn vú mẹ và bị mẹ phản ứng bằng cách la lớn.
Có khi do bé quen với việc bú sữa bình có dòng sữa chảy mạnh;
Chị nên kiểm tra xem mình thuộc nguyên nhân nào trên đây để có biện pháp cải thiện.
Cách cho bé bú bình chị tham khảo bài viết: http://mevabe.net/Tuvan/2007/7/2/3268.haha
Chúc chị vào cháu mạnh khoẻ!
Thực hiện Chi Mai
- Bé ăn, ngủ ít (13:44:00 24/02/2008)
- Uống sữa bà bầu (13:44:00 24/02/2008)
- Tiêm phòng Rubella (13:44:00 24/02/2008)
- Bổ sung dinh dưỡng cho bé lười bú (13:44:00 24/02/2008)
- Bà bầu có cần kiêng chụp ảnh (13:44:00 24/02/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |