- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
“Khu mộ mới nhất vừa làm bia. 1634 cháu chỉ chưa đầy 2 tháng”.
-
Nữ sinh tên Như khẳng định, cô chỉ đem xác con giấu đi chứ không hề vứt xuống ...
-
Sau khi tới tòa làm thủ tục ly hôn, bà Lê vào nhà nghỉ với thẩm phán rồi bị ...
-
Sau sự cố, Thanh không còn liên lạc với Đào và con gái Sao Mai, một mình Đào ...
-
Trước người đàn ông nước ngoài rơi sáng 11/2, thì 2 phụ nữ người Việt cũng rơi ...
-
Trong lúc cãi nhau, Nga đã dùng vật cứng đập vào đầu bà Bé rồi đẩy bà này xuống ...
-
Được biết, gia đình cô dâu và chú rể đều là đại gia về gỗ và có kinh tế rất khá ...
-
Thấy con lên cơn co giật, người mẹ vắt quất vào miệng con khiến hạt quất rơi ...
-
Bị đau còn bị chủ quán đòi tiền, Hậu bực tức chụp con dao đâm vào người nạn ...
Bé trai nguy kịch vì dằm đâm vào chân
Chỉ một ngày sau khi bị dằm gỗ ghim vào chân, bé Hải ở Bà Rịa - Vũng Tàu lên cơn đau đầu dữ dội, đau họng, tri giác lơ mơ.
Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP HCM, bệnh nhi sốt cao, thi thoảng lên cơn co giật, không nuốt được thức ăn, cơ chân và cột sống đơ cứng. Vị trí mảnh dằm ghim vào chân sưng to, có dấu hiệu nhiễm trùng.
Nghi ngờ uốn ván, các bác sĩ đã thực hiện những xét nghiệm và kết quả không ngoài dự đoán. Bệnh nhân lập tức được điều trị theo phác đồ có thể kéo dài hàng tháng.
|
Người nhà bệnh nhân cho biết, vết thương ở chân của Hải nhỏ đến mức không khiến gia đình nghĩ sẽ gây hại cho bé. "Nó chỉ là một vết thương bé xíu do mảnh gỗ như mảnh xương cá nhỏ gây nên" - phụ huynh cho bác sĩ biết.
Tuy nhiên cũng theo người nhà bệnh nhân, những triệu chứng bất thường xảy ra rất nhanh. Chỉ một ngày sau khi xóc dằm, bé bắt đầu than đau đầu, đau hàm, không nuốt được thức ăn. Một ngày sau nữa, bé đi đứng khó khăn và bắt đầu mê man.
Bác sĩ Lâm Minh Yến, Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP HCM cho biết, vi trùng uốn ván vốn có trong đất cát, nếu tay tiếp xúc với vi trùng rồi chạm vào vết thương hoặc dùng tăm có dính vi trùng rồi xỉa răng sâu vẫn có thể mắc bệnh.
"Tất cả các vết thương lớn nhỏ, do bất cứ vật bằng kim loại, gỗ, nhựa đều có thể là 'cánh cửa' để vi trùng uốn ván Clostridium tatani xâm nhập vào cơ thể. Quan niệm chỉ có những vật bằng kim loại như đạp đinh, bị kẽm gai cào mới bị bệnh uốn ván là hoàn toàn sai" - bác sĩ Yến nói.
Cũng theo bà Yến, thông thường những vết thương nhỏ như trầy và loét chân răng thường bị bỏ qua, song lại gây bệnh nhiều hơn những vết thương lớn. Hiện tại, cách phòng bệnh hữu hiệu nhất vẫn là tiêm phòng. Tiêm phòng uốn ván chi phí không cao, tuy nhiên để mắc bệnh thì chi phí có thể lên đến 50 triệu đồng.
"Nên tiêm phòng trước khi có vết thương, gồm 3 mũi và đến sau mũi thứ 2 thì kháng thể phòng bệnh mới được sinh ra. Trong trường hợp có vết thương rồi mới tiêm thì hiệu quả phòng bệnh không cao. Đó là chưa kể việc tiêm văcxin lúc này ở dạng kháng thể còn có thể gây biến chứng" - bà Yến khuyến cáo.
Theo Ngôi Sao
- Trưởng khoa Nhi 2 lần làm chết trẻ tại phòng khám tư (15:19:00 22/11/2013)
- Sư thầy 9X bắt cóc trẻ em vì nghĩ là con mình (08:45:00 22/11/2013)
- 6 người tử vong trong đám cháy tại quán bar (16:43:00 19/11/2013)
- Cụ ông 7 lần hiếp dâm bé gái 6 tuổi (15:03:00 19/11/2013)
- Tạm dừng viếng mộ Đại tướng để làm lễ 49 ngày (08:52:00 19/11/2013)
|
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |