Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Mẹo giặt cho từng loại vải để trang phục luôn như mới

16:53:55 26/04/2014

Quần áo của bạn được làm từ nhiều loại vải khác nhau vì thế chúng ta cần có cách giặt khác nhau để bảo vệ cho quần áo đẹp, bền.

Len và sợi hữu cơ (lông thú)

Các loại vải dệt từ lông thú như cừu, dê thường rất bền, nhưng rất dễ bị co rút ở nhiệt độ cao, vậy nên hãy tránh giặt nóng và sấy quần áo, vật dụng từ loại vải này. Bạn nên giặt khô hoặc giặt tay với nước lạnh và chất tẩy nhẹ, sau đó phơi khô chứ không sấy.

Da

Đồ da thường là vật dụng đắt tiền, không cần phải vệ sinh thường xuyên vì vậy để tránh làm chúng hư hại bạn cần biết cách lau chùi.

Khi giặt áo khoác da, trước hết ta phải dùng nước ấm giặt tẩy sạch các vết cáu bẩn có trên áo. Sau đó, dùng bàn chải tẩm nước xà phòng chải nhẹ, dùng tiếp nước lau sạch, rồi đem áo phơi vào chỗ râm mát.

Bạn hãy đem quần áo phơi vào chỗ thông gió cho khô rồi đập sạch lớp bụi dễ bám bên ngoài. Sau đó trải nó lên một mặt bàn nhẵn đã trải sẵn một cái chăn đơn hay tấm thảm mỏng, lấy khăn mặt sạch ẩm phủ lên trên, dùng bàn là ủi đều, bụi bẩn sẽ theo hơi nước bốc lên mà “kéo nhau” dính vào khăn mặt. ủi đi ủi lại, vừa ủi vừa giặt khăn, bao giờ thấy quần áo đã sạch hẳn thì đem giũ khăn.

Dạ

Bạn hãy đem quần áo phơi vào chỗ thông gió cho khô rồi đập sạch lớp bụi dễ bám bên ngoài. Sau đó trải nó lên một mặt bàn nhẵn đã trải sẵn một cái chăn đơn hay tấm thảm mỏng, lấy khăn mặt sạch ẩm phủ lên trên, dùng bàn là ủi đều, bụi bẩn sẽ theo hơi nước bốc lên mà “kéo nhau” dính vào khăn mặt. ủi đi ủi lại, vừa ủi vừa giặt khăn, bao giờ thấy quần áo đã sạch hẳn thì đem giũ khăn.

Bạn hãy đem quần áo rải lên một bàn phẳng, lại phủ lên nó một mảnh vải mềm ẩm, rồi dùng một que tre hay gỗ nhỏ đập nhẹ lên mảnh vải đó. Lúc ấy, bụi bẩn bị đập sẽ bám lên mảnh vải mềm ẩm bên trên, giặt vải đó bằng nước sạch, rồi lại phủ lên đập tiếp. Qua 2 -3 lần như vậy, quần áo của bạn sẽ sạch sẽ như mong muốn

Nếu bị vết bẩn bám lên thì trước khi đem giặt bạn hãy cho vào nước lạnh ngâm, sau dùng bàn chải mềm tẩy thuốc tẩy hay bột giặt xát nhẹ nhiều lần, xát sạch rồi giũ lại bằng nước lạnh, vắt nhẹ, chớ vắt mạnh vì khi khô vải sẽ bị nhăn nhúm lại., bạn hãy ngâm nó vào nước lạnh.

Nhung

Nếu bị dầu mỡ làm ố thì bạn dùng xăng nguyên chất tẩy sạch rồi đem giũ bằng nước lạnh. Không được dùng nước sôi hoặc xà phòng có tính kiềm quá cao để giặt quần áo loại này. Nên giặt bằng nước sạch 3 lần, khi giặt nước thứ hai, có thể nhỏ vào chậu nước giặt 2 -3 giọt dấm để nó trung hoà với bột giặt còn lưu trên quần áo, quần áo sẽ không có mùi của bột giặt nữa.

Sau khi đã giặt sạch, muốn ráo nước, không nên vặn bóp quá mạnh, nên dùng cách ấn nhẹ. Đồng thời, cũng không được phơi trực tiếp dưới nắng to, hay sấy khô bằng máy hoặc là bằng bàn là điện, mà nên phơi vào chỗ râm mát và thông gió.

Khi đã khô, dùng một que gỗ nhỏ đập nhẹ vào quần áo để lấy lại trạng thái phẳng phiu ban đầu cho nó tránh bị nhăn nhúm. Khi đem cất trong rương, hòm hay tủ nên bỏ kèm vào 2 bao bột chống ẩm, chú ý là không được dùng viên long não. Và trong thời gian cất giữ, bạn hãy định kỳ lấy ra phơi vào chỗ râm thông gió vừa tránh được ẩm vừa giữ bền cho quần áo.

Cần phải chú ý thêm rằng, quần áo bằng vải nhung không được dùng máy giặt, bởi vì sợi nhung không chịu được xoa xát, dùng máy giặt sẽ rất chóng bạc màu, mục, hỏng và giảm nhanh tính năng giữ ấm của nó.

Lụa

Phân loại đồ lụa và giặt riêng để tránh phai màu. Nhúng áo lụa vào trong nước ấm, có hòa xà-phòng, tối đa trong 5 phút. Đảm bảo nước có độ ấm vừa phải. Nước quá nóng (quá lạnh) khiến đồ lụa bị giãn ra (hoặc co rút lại).

Lấy xà-phòng chà nhẹ vào vết bẩn trên áo. Tránh sát mạnh tay vì nó có thể làm hỏng áo.

Tráng lại đồ lụa với nước pha 40ml dấm trắng. Dấm pha nước giúp loại bỏ xà-phòng và khôi phục độ bóng cho lụa. Với lần giặt cuối, hãy dùng nước lạnh. Lôi quần áo ra khỏi chậu và bóp nhẹ đồ lụa. Sau đó, đặt đồ lụa nằm thẳng trong chiếc khăn tắm to. Khăn tắm giúp hấp thu nước dư thừa và không làm quần áo bị nhàu do phải vắt.

Cuối cùng, phơi quần áo lụa ở nơi thoáng gió, không có ánh nắng trực tiếp.

Vải bông (cô-tông)

Vải bông được dệt từ sợi bông và thường được ngâm cho co trước khi may thành quần áo, do vậy, việc giặt giũ loại vải này khá đơn giản. Bạn có thể giặt bằng máy với nước ấm hoặc lạnh và các loại chất tẩy đa dụng.

Vải sợi tổng hợp

Các loại vải polyester, nylon, spandex, acrylic và acetate không co rút và sẽ dễ dàng tẩy sạch các vết bẩn gốc nước. Hầu hết các loại vải này có tĩnh điện và có thể tạo nên các nếp nhăn vĩnh viễn trong quá trình sấy nóng, do vậy hãy làm khô ở nhiệt độ bình thường đến thấp. Bạn có thể giặt máy bằng nước ấm với chất tẩy đa dụng.

Tơ nhân tạo (rayon)

Vải tơ nhân tạo được làm từ bột gỗ qua xử lý hóa chất. Với đặc tính mịn, mát và thoải mái, loại vải này được xem là vải bán tổng hợp. Vải tơ nhân tạo khi giặt có thể bị loang màu, co rút, hoặc mất độ sắc sảo của vải. Bạn nên giặt khô hoặc giặt tay nước lạnh với chất tẩy nhẹ và phơi khô tự nhiên.

Vải lanh (linen)

Loại vải được dệt từ sợi lanh, được hồ cứng để tạo độ đanh và sắc sảo cho vải. Vải lanh rất dễ nhăn và cần phải ủi; đặc tính vải nhẹ và mát. Nên giặt khô hoặc giặt nước lạnh với chất tẩy nhẹ, phơi khô tự nhiên.

Satin

Để giữ satin được lâu nên giặt tay và giặt riêng, không ngâm chung với quần áo nhiều màu khác.

Không vò mạnh hoặc vắt, có thể giặt vải với nước ấm có pha một chút amoniac rồi nhúng trở lại vào hỗn hợp dấm đường, sau đó trải ra mặt phẳng, vuốt phẳng và phơi khô. Tránh phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Khi mới mua về nên bỏ một ít muối vào nước giặt lần đầu để giảm sự phai màu của vải.

Theo Thu Trang (phunutoday.vn)

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo