Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Đạo diễn "Căn hộ số 69": Phim của tôi không thô tục

15:59:52 01/07/2014

Trước những ý kiến khen – chê trái chiều từ dư luận, nhà sản xuất Căn hộ số 69 - Nam Cito khẳng định, những cảnh trong phim là cần thiết cho câu chuyện, cho nội dung của phim chứ không phải để câu khách và mục đích cuối cùng của anh, là muốn đưa đến cho khán giả những góc nhìn chân thực nhất.

Chỉ mô tả những điều bình thường

- Tập 1 của Căn hộ số 69 đang vô cùng “sốt” trên youtube, anh và đoàn làm phim có lường trước được điều này không?

- Cả ekip đều bất ngờ với sự ủng hộ của mọi người bởi khi bắt đầu làm bộ phim, đoàn đã đoán trước được những ý kiến trái chiều từ phía khán giả, nhưng được lượng người quan tâm đông đảo ở tập phim đầu tiên như thế thì đúng là đã vượt qua sự tưởng tượng của ekip. Mọi người đều cảm thấy bất ngờ, và cũng luôn lắng nghe, lên mạng, xem ý kiến khán giả khen – chê thế nào để biết sản phẩm mình làm ra có được đón nhận hay không và tiếp theo mình phải thay đổi những gì cho phù hợp.

3 diễn viên chính của Căn hộ số 69 gây “sốt” với nhiều cảnh “nóng”.

- Bên cạnh những lời khen, thì cũng có rất nhiều ý kiến cho rằng, phim có quá nhiều hình ảnh “nóng”,“thô”, nhảm. Anh nghĩ sao về điều này?

- Nam xác định làm bộ phim này cho một lứa tuổi nhất định là từ 18 – 35, nên những ý kiến của khán giả chê nếu không thuộc độ tuổi này thì Nam sẽ không để tâm lắm. Thứ 2 là bộ phim đã đóng mác 18+ thì sẽ có những nội dung mang tính chất nhạy cảm, dành cho người lớn nên những độ tuổi nhỏ hơn thì không nên xem. Khán giả có thể cảm thấy trong phim có những cảnh hơi bị nhạy cảm hơn so với những phim mình đã xem ở Việt Nam, nhưng Nam nghĩ điều đó là rất bình thường.

Vì đây là phim phản ánh cuộc sống của giới trẻ, những người trưởng thành ở các thành phố lớn và Nam cũng muốn đưa những điều chân thực như thế của người trưởng thành lên phim.

- Thế còn những ý kiến gay gắt hơn như phim không phù hợp với văn hóa Việt Nam chẳng hạn?

- Những cảnh trong phim là cần thiết cho câu chuyện, cho nội dung của phim thì Nam mới đưa vào chứ không phải đưa vào để câu khách. Thứ hai là dù ở văn hóa nào thì chuyện về giới tính, tình dục cũng là một phần tất yếu của cuộc sống và của mỗi người, dù họ sống ở đâu.

Văn hóa phương đông và Việt Nam nói chung thường hay né tránh những vấn đề liên quan đến tình dục, giới tính nhưng trong thực tế thì sự quan tâm đến vấn đề này vẫn cứ tồn tại. Bằng chứng là Việt Nam từng đứng đầu trong danh sách những nước tìm kiếm sex nhiều nhất trên thế giới, thế nên sản phẩm của Nam cũng chỉ mô tả những cái bình thường diễn ra trong cuộc sống hàng ngày thôi. Nam nghĩ việc đó không có gì sai hay quá hơn so với thực tế cả.

Khi làm phim, Nam cũng phải đặt ra là ở nền văn hóa Việt Nam không thể nào “thoáng” như phương tây, không thể nào có thể cảnh lộ liễu, thô tục nên trong phim Nam cũng cố gắng hạn chế, tiết chế đi nhiều. Bạn có thể thấy qua nội dung, góc quay, ánh sáng, Nam luôn cố làm sao thể hiện được nội dung nhưng vẫn nghệ thuật chứ không thô tục.

- Chọn phát hành phim trên mạng thì sẽ không thể kiểm soát được độ tuổi người xem, thế thì việc phim được dán nhãn 18+ có là cần thiết?

- Thực ra Youtube, facebook… đều có chế độ quản lý người dùng, như phải đủ một độ tuổi nhất định trở nên thì mới đủ điều kiện đăng ký tài khoản, nhưng người dùng ở Việt Nam lại khác. Mọi người không quan tâm đến điều đó và nhiều người chưa đủ tuổi thường khai tăng tuổi lên để có thể đăng ký được một tài khoản trên một trang mạng nào đó. Việc này thì ngay cả Youtube cũng không ngăn chặn được nên Nam nghĩ, cần thiết phải có một warning (cảnh báo) cho khán giả để người ta biết nội dung này có những nhạy cảm nhất định.

Họ có thể không hứng thú thì không xem, còn chuyện vì tò mò mà xem, hay khán giả ở độ tuổi dưới 18 muốn xem thì rất khó để ngăn chặn. Nam cũng chỉ biết warning như vậy để những phụ huynh có quan tâm đến con cái nhắc nhở trẻ nhỏ không nên xem thôi.

- Anh chọn hình thức phát hành phim trực tiếp trên mạng có phải vì để tránh kiểm duyệt không?

- Suy nghĩ đầu tiên khi Nam quyết định làm phim này là sẽ phát hành trên internet. Không phải vì vấn đề kiểm duyệt mà vì Nam muốn là đưa nội dung đến khán giả một cách chân thực nhất, thoải mái nhất, và để nói ra những cái mình muốn. Còn ở trên truyền hình thì ban đầu cũng sẽ vướng kiểm duyệt, rồi mình sẽ phải nói giảm, nói tránh để cho nội dung có thể dành cho mi đối tượng khán giả.

Vì vậy Nam làm trên Youtube vì muốn cho tất cả những độ tuổi mà bộ phim hướng tới đều có thể xem được một cách thoải mái nhất, khác với khi chiếu trên ti vi: Khán giả nhỏ tuổi cũng xem, khán giả lớn tuổi cũng xem, nó cứ lờ nhờ, không có gì đặc biệt, đặc trưng để cảm thấy mình trong đó. Điều đó giải thích vì sao nhiều phim xem xong, khán giả comment là phim giả tạo, phim không có thực, vì nhà làm phim đã phải giới hạn mình trước cái chân thực nên chỉ dám đề cập tới những cái bề nổi thôi.

Chủ đạo của Căn hộ số 69 sẽ đề cập đến cuộc sống của những người trẻ tuổi, trong đó sẽ có đầy đủ các khía cạnh từ công việc, tình yêu, tình bạn và kể cả tình dục nữa. Tập 1 là câu chuyện về một cô nàng đi thuê nhà và làm sao để vào được ngôi nhà đó, còn các tập sau là khi cô gái này đã vào được ngôi nhà này thì sẽ sống thế nào, có những gì xảy ra… Sẽ là những câu chuyện đời thường ở trong cuộc sống theo một cách chân thực nhất.

Nhà sản xuất Nam Cito (bên phải) cùng hai diễn viên của “Những phóng viên vui nhộn”.

Muốn tạo dấu ấn riêng

- Ở bộ phim này anh vừa là giám đốc sản xuất, vừa là giám đốc sáng tạo. Vậy điều gì là động lực đã khiến cho Nam Cito tự bỏ ra một số tiền lớn như vậy để làm phim?

- Đáp án lớn nhất cho câu hỏi này là sự đam mê thôi, vì Nam rất mê làm phim, mê thể loại sitcom. Từ trước đến giờ Nam cũng làm nhiều phim thể loại sitcom rồi như: Bộ tứ 10A8, Những phóng viên vui nhộn, Tiệm bánh hoàng tử bé. Đến bây giờ Nam muốn làm gì đó mới mẻ hơn, một chủ đề dành cho khán giả thanh niên, khác với trước kia là toàn seria dành cho tin. Mà câu chuyện của thanh niên bây giờ thì những vấn đề về công việc, rồi tình bạn, tình dục là những chuyện rất bình thường nhưng lại rất thiết thực.

Nam chỉ muốn mô tả chân thực điều đó, đơn thuần thế thôi chứ không nghĩ là mình đang làm một cái gì đó quá cao xa. Có thể biết đâu trong thời gian tới, Nam sẽ làm một cái seri dành cho độ tuổi lớn hơn nữa, như dành cho các bà, các cô, các anh độ tuổi trên 35 trở đi chẳng hạn. Đó cũng là một đề tài rất thú vị mà chưa có ai đề cập nhiều về nó.

- Nếu khán giả tiếp tục phản ứng không mấy tích cực ở các tập tiếp theo, anh có thay đổi hay tìm hướng đi khác không?

- Nam luôn lắng nghe ý kiến của khán giả, cả khen, cả chê, ý kiến nào chỉ ra hướng đi đúng đắn cho mình thì Nam sẽ theo. Ekip cũng luôn biết mình đang làm gì và sẽ phải làm gì trong thời gian tới. Còn Nam hiểu người đi đầu bao giờ cũng chịu áp lực của dư luận, của khán giả và ngay cả ekip, sau tập 1 thành công đến tập 2 cũng có một số áp lực nhất định. Mọi người lại phải ngồi lại xem bước tiếp theo mình làm như thế liệu có mang đến sự hứng thú cho khán giả hay không. Làm sao tập 2 duy trì được phong độ của tập 1 và phải có cái gì đó hơn để khán giả tiếp tục chờ đón tập 3. Đó cũng là lý do Nam làm 1 tập 1 tháng để nghe phản hồi của khán giả.

- Việc chọn toàn các gương mặt trẻ đang “hot” tham gia vào bộ phim có phải là cách anh làm để thu hút khán giả không?

- Nam chịu trách nhiệm catting diễn viên và thực tế khi mình lên nhân vật cho phim, mình đã nhìn ra ai có thể đóng được vai đó rồi. Hai nhân vật nữ và 2 nhân vật nam, Nam đã nhắm ngay từ đầu. Về phần Ngọc Thảo dù cũng nhận được một số ý kiến không mấy tích cực từ các fan nhưng sau tập phim này, lượng fan cũ phần lớn vẫn còn trung thành và Thảo cũng nhận được một lượng fan lớn từ độ tuổi lớn hơn nữa. Trong đó cũng có nhiều phản hồi rất tốt.

Bạn biết đấy, khán giả có người nọ, người kia, có những người không muốn thay đổi nên nhìn những hình ảnh mới mẻ, đẹp đẽ đến đâu họ cũng sẽ không ủng hộ, điều đó cũng đành phải chấp nhận. Thảo lúc trước là hot girl nhưng đã xác định làm diễn viên rồi thì mình phải kiên trì theo mục tiêu của mình, phải thay đổi biến hóa theo nhân vật chứ không thể nào đóng khung một hình tượng được. Đây cũng là điều ekip đều mong muốn thảo có thể cố gắng thay đổi qua phim này.

- Có lẽ dù không học về điện ảnh nhưng lại rất có “duyên” với môn nghệ thuật này?

- Nam tốt nghiệp thạc sĩ Marketting tại Úc, và trong quá trình học Nam có học sâu thêm về creative (Sáng tạo). Vì thế mỗi một sản phẩm làm ra Nam đều muốn có gì đó khác những cái trước mình đã làm. Như Tiệm bánh hoàng tử bé là sitcom ca nhạc thần tượng đầu tiên ở Việt Nam, Căn hộ số 69 là 18+ đầu tiên ở Việt Nam chẳng hạn. Nam muốn có cái để người ta nhớ đến mình, và chắc các sản phẩm về sau cũng sẽ là một cái mới đầu tiên như thế.

- Thể loại phim sitcom ở Việt Nam còn khá mới mẻ, thế nên là người đi đầu anh sẽ dễ gặp phải những khó khăn khó lường trước?

- Hiện tại nó cũng đang phát triển rồi, nếu bạn quan sát thì sẽ thấy nhà nhà đang làm sitcom, các kênh truyền hình cũng có rất nhiều sitcom. Thế nhưng để nói được phim nào sitcom đúng nghĩa, thì Nam có thể khẳng định là chưa. Vì trong quá trình làm phim Nam cũng được tiếp xúc nhiều với các ekip, các đạo diễn, mọi người đều mù mờ với khái niệm này, thậm chí tưởng sitcom là một chương trình tiểu phẩm hài. Công nghệ làm phim cũng không hề có chút gì liên quan đến sitcom cả.

Có những bộ phim đã từng chiếu trước đây có sự tham gia của đoàn làm phim từ Hàn quốc sang, người ta cũng training cho mình nhưng Nam thấy công nghệ sitcom của Hàn Quốc khác hẳn so với Mỹ. Đó là một kiểu khác hẳn.

Ở những seria trước Nam làm thì chính mình cũng phải công nhận là nó chưa hoàn toàn sitcom, vì nếu để làm giống như sitcom thì máy móc, đầu tư rất lớn, và công sức mình bỏ ra cũng lớn. Khán giả cũng chưa quen được vì tiết tấu của nó rất nhanh. Như Căn hộ số 69, Nam làm hoàn toàn theo chuẩn của Mỹ: Thời lượng chuẩn từ 15-20 phút/tập, các góc máy thay đổi linh hoạt, tạo tiết tấu nhanh, cuốn hút người xem, hình ảnh chỉnh màu đẹp cho diễn viên lúc nào cũng lung linh như phim nhựa…

Để làm được như thế thì thời gian bỏ ra rất lâu, máy móc cũng phải đầu tư rất nhiều. Chính vì thế mà chi phí cho 1 tập phim mới đội cao lên như thế. Nam nghĩ là phim sitcom ở Việt Nam mọi người mới chỉ đang bắt đầu theo thôi còn để làm bài bản cần có một thời gian dài.

Theo Nguoiduatin.vn

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo