- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Sau 2 tuần tổ chức, nhãn hàng BlueStone đã trao 4 giải “Trọn gói đa năng”, 4 ...
-
Có mẫu mã đẹp, chất lượng đảm bảo nên hàng nhập ngoại vẫn được khá đông khách ...
-
Bắp cải Đà Lạt to, hình tròn dẹp, lá bao bên ngoài có màu xanh nhạt, lá cuốn ...
-
Nói cách khác, quả lê bị nhiễm phóng xạ và điều này thật sự gây nguy hiểm đối ...
-
Thành phần của hộp sữa đều có nguồn gốc từ Trung Quốc.
-
Thành phần của các loại kem trộn hầu hết đều có corticoid khiến người dùng bị ...
-
Anh Tấn Minh mua liền một lúc 4 chiếc quạt về sau 2 tuần đành phải xếp xó.
-
Chỉ có vài hãng sữa được tăng giá bán, nhưng nhiều điểm bán cùng cho rằng ...
-
Chị em dễ mắc chiêu trò giảm giá khủng mà vô tình bỏ quên chất lượng sản phẩm.
Gucci, Milano thanh lý: Váy 100 triệu không ai mua
Số phận của lô hàng hiệu Gucci trốn thuế khá long đong, vì đấu giá nhiều lần, không ai mua. Có những chiếc váy dự kiến sau khi sale off, giá vẫn là 20-30 triệu đồng.
Hàng chính hãng cũng ế
Đó là khẳng định của bà Đặng Hương Giang - Giám đốc Công ty thương mại dịch vụ thời trang Hà Nội (Hafasco, thuộc Tổng Công ty thương mại Hà Nội - Hapro) về số phận của lô hàng hiệu trốn thuế vừa được thanh lý vừa qua.
Bà Giang cho biết, Trung tâm đấu giá của UBND TP. Hà Nội đã mở bán nhiều lần mà không có ai mua. Cách đây 3-4 tháng, thành phố đã phải tổ chức họp, do Phó Chủ tịch Nguyễn Văn Sửu chủ trì, bàn cách tháo gỡ. Và Hapro cũng được mời dự.
"Lãnh đạo thành phố đã yêu cầu Hapro phải tham gia. Nếu trường hợp đấu giá không thành thì Hapro phải đứng ra tiếp nhận, xử lý lô hàng" - bà Giang cho hay.
|
Đến tháng 7, theo "chỉ đạo" của thành phố, Hafasco mới nộp hồ sơ và ngay tại thời điểm này, cũng chỉ có người đến xem hàng chứ không có công ty nào nộp hồ sơ đấu thầu.
Bà Giang lý giải: "Lô hàng hiệu này đã lỗi thời. Đã là hàng hiệu thời trang, tính modern rất quan trọng. Trong khi đó, lực lượng quản lý thị trường đã bắt giữ từ năm 2012, đến cuối năm 2013 mới bắt đầu đấu giá. Trong 2 năm đó, toàn bộ số hàng lưu giữ tại kho của Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội, đội 14, điều kiện bảo quản không đảm bảo".
Bà Giang tiết lộ, đến chủ công ty đại diện phân phối chính hãng Gucci, Milano tại Việt Nam đã được Trung tâm đấu giá của Hà Nội mời mua nhưng cũng từ chối.
"Hafasco vốn không quan tâm hàng hiệu vì đó không phải là thế mạnh của công ty. Khi quyết định mua, chúng tôi rất lăn tăn, thấy rủi ro nhiều vì vốn bỏ ra không hề nhỏ nên rất lo sẽ không thể bán được. Theo công bố, giá gốc của lô hàng là 29,6 tỷ đồng" - bà Giang nhấn mạnh.
Váy 5.000 USD, giảm rồi giá vẫn trên trời
Không chỉ có Gucci lô hàng hiệu trên còn có các thương hiệu nổi tiếng khác như D&G, Roberto Cavalli, DSquared... Tổng số lượng sản phẩm mà Hafasco ôm về lên tới 8.000 sản phẩm. Trong khi đó, đợt bán hàng thanh lý gây ồn ào dư luận vừa qua, thực tế chỉ mới bán được khoảng 800-1.000 sản phẩm, chiếm 10%.
Vị nữ giám đốc nói: "Việc mở bán thanh lý cũng khởi nguồn từ việc nhiều anh chị em trong công ty có nguyện vọng muốn mua. Sau đó, vì thông tin truyền miệng nên mới gây sốt, ách tắc cả điểm bán hàng như vậy. Tuy nhiên, số hàng bán ra hôm 7/8 rất nhỏ, giá trị thấp".
|
Theo tiết lộ của bà Đặng Hương Giang, hầu hết chỉ có mặt hàng ví, thắt lưng, giày, kính, móc chìa khoá... là dễ bán. Với giá trị gốc một áo hàng hiệu khoảng 9-10 triệu, sau khi giảm 60-70%, giá bán ra còn khoảng 2,5-3 triệu đồng/chiếc. Đây là mức giá mà nhiều người tiêu dùng có thể chấp nhận.
Tuy nhiên, bà Giang e ngại: “hiện chúng tôi đang ngồi trên đống lửa vì lo cho số hàng quần áo giá rất đắt, không biết có bán được không? Cụ thể, có nhóm hàng giá gốc lên tới 90-100 triệu đồng, như váy dạ hội. Sau khi giảm 75%, giá bán thanh lý vào khoảng 20-30 triệu đồng. Chúng tôi dự kiến, với mức giá gốc từ 40 triệu đồng trở lên, sẽ phải giảm 75-80%. Nhưng quả thật, sau khi giảm, giá vẫn cao so với số đông khách hàng nên vẫn khó bán".
Vị lãnh đạo này lo lắng: "Có những chiếc váy, cầm lên không tin vào mắt mình, vì giá của nó là 130 triệu đồng/chiếc. Không hiểu giảm 80% rồi thì liệu có ai mua không?".
Chưa kể, quy cách bao bì cũng là một vấn đề. "Có những loại còn ở trong thùng khi bị bắt, còn nguyên hộp, nhưng có những sản phẩm khi bị bắt, chỉ có ruột, không có vỏ, hộp. Các loại hàng này đều được quản lý thị trường niêm phong trong túi ni lông nên trông không thể sang trọng như trong shop" - bà Giang cho hay.
Liên quan đến thông tin nghi ngại nguồn gốc hàng thật hay giả, bà Đặng Hương Giang khẳng định, UBND thành phố trước khi mở đấu giá đã thành lập đoàn liên ngành, gồm cả Sở Tư pháp, Công Thương, Công an... mời cả đại diện hãng sang thẩm định, kiểm tra. Sau khi xác nhận là hàng thật, chủ cơ sở bị bắt mới bị quy tội là trốn thuế và đã bị khởi tố.
Về nguyên tắc, nếu là hàng giả, hàng nhái, chắc chắn, thành phố đã phải cho tiêu huỷ theo quy định. Vì là hàng thật nên thành phố mới thanh lý để lấy tiền sung công quỹ.
Bà Giang cho biết, trong tuần tới, Hafasco sẽ tiếp tục mở bán thanh lý lô hàng hiệu trên tại 2 điểm và đảm bảo, sẽ tổ chức công tác bán hàng tốt hơn.
Theo VEF
- BigC, Coopmart, Metro... bán chả cá nhiễm khuẩn (08:50:00 11/08/2014)
- Giá hoa tươi tăng 20-50% dịp rằm tháng 7 (08:58:00 09/08/2014)
- Bánh trung thu ‘xịn’ giảm giá 50-80% trên web bán hàng (17:04:00 07/08/2014)
- Giá xăng giảm 500 đồng/lít (16:15:00 07/08/2014)
- Hà Nội tăng viện phí từ 10/8 (11:00:00 06/08/2014)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |