- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Sau 2 tuần tổ chức, nhãn hàng BlueStone đã trao 4 giải “Trọn gói đa năng”, 4 ...
-
Có mẫu mã đẹp, chất lượng đảm bảo nên hàng nhập ngoại vẫn được khá đông khách ...
-
Bắp cải Đà Lạt to, hình tròn dẹp, lá bao bên ngoài có màu xanh nhạt, lá cuốn ...
-
Nói cách khác, quả lê bị nhiễm phóng xạ và điều này thật sự gây nguy hiểm đối ...
-
Thành phần của hộp sữa đều có nguồn gốc từ Trung Quốc.
-
Thành phần của các loại kem trộn hầu hết đều có corticoid khiến người dùng bị ...
-
Anh Tấn Minh mua liền một lúc 4 chiếc quạt về sau 2 tuần đành phải xếp xó.
-
Chỉ có vài hãng sữa được tăng giá bán, nhưng nhiều điểm bán cùng cho rằng ...
-
Chị em dễ mắc chiêu trò giảm giá khủng mà vô tình bỏ quên chất lượng sản phẩm.
Lò sản xuất sữa trẻ em dởm bị phát hiện
Công an huyện Bình Chánh (TP HCM) ngày 27/6 đã tạm giữ Lê Tấn Phước (33 tuổi) để điều tra về việc hàng loạt sai phạm như kinh doanh trái phép và có dấu hiệu lừa dối khách hàng...
Trước đó, rạng sáng 26/6, cảnh sát ập vào căn nhà không số tại ấp 2A, xã Vĩnh Lộc A do Phước làm chủ phát hiện nhiều loại sữa bột không rõ nguồn gốc. Kiểm tra căn nhà, lực lượng chức năng thấy hàng chục bao bột lớn có xuất xứ Trung Quốc, máy đóng gói, hàng nghìn lon và hộp sữa mang các nhãn hiệu Physogrow, Pigo, Gina Milk… Ở ngôi nhà khác tại ấp 6B xã Vĩnh Lộc A, nơi chứa hàng của cơ sở này, cảnh sát thu thêm gần 700 lon sữa thành phẩm (loại 900g và 400g).
|
Phước khai mở Công ty TNHH Chế biến TM-TP Phước Sinh Lộc từ năm 2009, đặt trụ sở tại quận Tân Phú với chức năng chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa. Đến năm 2013, anh ta mở thêm chi nhánh tại huyện Vĩnh Lộc A (huyện Bình Chánh).
Công thức sản xuất sữa gồm đường lạt, đường ngọt, bột sữa, chất tạo béo và thêm vài muỗng hương liệu, tất cả đều có nguồn gốc từ Trung Quốc. Sau khi cho máy trộn đều, các nhân công đóng vào lon, dán các nhãn hiệu Physogrow, Pigo, Gina Milk… do chủ đặt in. Trong các nhãn sữa công ty này đăng ký chỉ có Pigo được Cục Sở hữu trí tuệ cấp phép.
|
Cảnh sát cho biết, dù công ty giới thiệu cung cấp nhiều loại sữa dinh dưỡng cho trẻ 1-15 tuổi, cho bà bầu, canxi dành cho người già, tăng chiều cao… nhưng chỉ áp dụng một công thức. Thành phần chất bổ ghi trên nhãn Phước thừa nhận copy từ các hộp sữa ngoại.
Với chiêu thức này, Phước khai nhận mỗi ngày sản xuất và bán khoảng 2 tấn sữa các loại tại TP HCM và các tỉnh miền Tây. Khách mua chủ yếu thông qua hình thức quảng cáo trên website công ty. Cảnh sát đang mở rộng điều tra vụ việc.
Hành trình sữa Trung Quốc biến mất khỏi thị trường Việt Nam. Sau vụ bê bối Melamine, sữa và các sản phẩm từ sữa của Trung Quốc dần vắng bóng tại thị trường Việt Nam. Báo cáo của Kantar Worldpanel cho thấy, sữa và các sản phầm từ sữa là loại hàng tiêu dùng có sức tiêu thụ hàng đầu tại Việt Nam khi tăng trưởng khoảng 15% trong năm 2013. Đây là tỷ lệ tăng rất lớn. Nhiều thị trường khác có tốc độ tăng trưởng dưới 10%.
Vì có nhiều điểm hấp dẫn nên thị trường Việt Nam trở thành điểm đến của nhiều hãng sữa nổi tiếng thế giới. Và sữa Trung Quốc cũng không thể bỏ qua thị phần béo bở này được. Sữa Trung Quốc thâm nhập vào thị trường Việt Nam từ khá sớm nhưng hầu như chưa thương hiệu nào khẳng định được vị thế của mình. Tuy nhiên, do dùng chiến lược giá thấp như nhiều mặt hàng khác nên các sản phẩm sữa Trung Quốc vẫn có chỗ đứng riêng trên thị trường. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trước năm 2008, kim ngạch nhập khẩu sữa và các sản phẩm sữa có nguồn gốc từ Trung Quốc vào Việt Nam luôn trên 200 triệu USD/năm. Tuy nhiên, các sản phẩm của Trung Quốc vốn không được người tiêu dùng đánh giá cao vì chất lượng không đảm bảo. Một số mặt hàng khác như quần áo, giày dép, người tiêu dùng có thể nhắm mắt làm ngơ vì sản phẩm không ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, nhưng sữa thì khác. Đa phần, sản phẩm sữa đều dành cho trẻ em, lớp đối tượng khách hàng được đặt yếu tố sức khỏe lên hàng đầu nên sữa Trung Quốc không giữ được vị thế giá rẻ kể từ vụ bê bối sữa nhiễm Melamine diễn ra năm 2008. Năm 2008, cả thế giới rúng động vì thị trường sữa Trung Quốc đối mặt với vụ bê bối lớn nhất trong lịch sử. Khi đó sữa bột trẻ em bị phát hiện nhiễm melamine - một loại hóa chất chỉ được dùng trong ngành công nghiệp. Melamine đưa vào sữa để làm tăng hàm lượng đạm giả tạo. Hiện tượng sữa nhiễm bẩn đã bị phát hiện ở 22 công ty Trung Quốc, trong đó có Sanlu (Tam Lộc), Mengniu, Yili, vàYashili. Kết quả là hơn 300.000 trẻ bị ảnh hưởng. Trong đó, 6 trẻ đã tử vong vì đã uống loại "sữa bẩn" này. Ngành thực phẩm Trung Quốc bị ảnh hưởng nặng nề. Ít nhất 11 nước đã ngừng nhập khẩu sản phẩm sữa từ Trung Quốc. Việt Nam không tuyên bố ngừng nhập khẩu Trung Quốc nhưng vì lo cho sức khỏe của thế hệ tương lai, khách hàng Việt Nam ngay lập tức quay lưng lại với sản phẩm sữa Trung Quốc. Mặc dù trong vụ bê bối sữa nhiễm Melamine, sữa bột mới là “trung tâm” của vấn đề nhưng khách hàng Việt đã nói không với hầu như các sản phẩm sữa khác có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc. Bị khách hàng Việt quay lưng, thị phần sữa Trung Quốc tại Việt Nam vốn đã khiêm tốn nay lại càng nhỏ nhoi hơn. Nếu trước năm 2008, kim ngạch nhập khẩu sữa và các sản phẩm từ sữa từ Trung Quốc luôn đạt 200 triệu USD thì sau năm 2008, nhập khẩu sữa giảm dần. Và đến năm 2013, con số này chỉ gần 90 triệu USD/năm. Hiện nay, rất khó tìm các sản phẩm sữa Trung Quốc tại thị trường Việt Nam. Tại một số chợ truyền thống, một vài tiểu thương bày bán sữa không rõ nguồn gốc. Không ít người nghi đây là sữa Trung Quốc. Nhưng lượng tiêu thụ của loại sữa này rất chậm vì người tiêu dùng không dám mạo hiểm sức khỏe của gia đình. Một chuyên gia ngành bán lẻ nhận xét, hàng hóa từ Trung Quốc vào Việt Nam có thể đi theo đường tiểu ngạch và chính ngạch, nhưng riêng sản phẩm từ sữa do người tiêu dùng thận trọng và cơ quản quan quản lý kiểm soát chặt chẽ nên con đường tiểu ngạch khó có thể được chấp nhận.
Theo VTC |
Theo VnExpress
- Giá xăng bất ngờ tăng 330 đồng/lít (08:20:00 24/06/2014)
- Công nghệ sản xuất xúc xích bằng... hóa chất (16:06:00 16/06/2014)
- Hà Nội: Thạch đen đựng bằng xô phơi nắng bụi cổng chợ (13:59:00 13/06/2014)
- Trung Quốc tuồn nho, chanh, táo... nhiễm độc vào Việt Nam (14:47:00 12/06/2014)
- Sữa đồng loạt giảm giá (09:00:00 12/06/2014)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |