- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Sau 2 tuần tổ chức, nhãn hàng BlueStone đã trao 4 giải “Trọn gói đa năng”, 4 ...
-
Có mẫu mã đẹp, chất lượng đảm bảo nên hàng nhập ngoại vẫn được khá đông khách ...
-
Bắp cải Đà Lạt to, hình tròn dẹp, lá bao bên ngoài có màu xanh nhạt, lá cuốn ...
-
Nói cách khác, quả lê bị nhiễm phóng xạ và điều này thật sự gây nguy hiểm đối ...
-
Thành phần của hộp sữa đều có nguồn gốc từ Trung Quốc.
-
Thành phần của các loại kem trộn hầu hết đều có corticoid khiến người dùng bị ...
-
Anh Tấn Minh mua liền một lúc 4 chiếc quạt về sau 2 tuần đành phải xếp xó.
-
Chỉ có vài hãng sữa được tăng giá bán, nhưng nhiều điểm bán cùng cho rằng ...
-
Chị em dễ mắc chiêu trò giảm giá khủng mà vô tình bỏ quên chất lượng sản phẩm.
Gạo ngoại giá "ngất ngưởng" vẫn hút hàng khách nội
Gạo Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc… là những loại gạo nhập khẩu được bày bán nhiều trên thị trường hiện nay và được khách hàng Việt Nam lựa chọn nhiều nhất.
Đắt gấp 2-3 lần, người tiêu dùng vẫn 'sính' gạo ngoại
Theo khảo sát tại một số siêu thị, chợ bán gạo tại Hà Nội và TP.HCM, hiện nay, người tiêu dùng đang có xu hướng ưa chuộng gạo ngoại. Cụ thể, tại thị trường Hà Nội, gạo Nhật, Hàn được tiêu thụ nhiều hơn cả. Gạo ngoại dù đắt hơn nhiều loại gạo nội nhưng không khiến người tiêu dùng ái ngại.
Gạo ngoại được nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài, bày bán với bao bì được đóng gói, in ấn đẹp mắt, có thương hiệu uy tín, nhiều loại gạo được hút chân không để loại bỏ không khí ra ngoài và bảo quản được gạo ở thời gian lâu hơn.
|
Gạo của các thương hiệu nội có giá rẻ hơn rất nhiều so với gạo ngoại nhập nhưng vắng bóng khách. Cụ thể, gạo xi dẻo 10.000 đồng/kg, gạo lài sữa 13.000 đồng/kg, gạo Bắc Hương 15.000 đồng/kg, gạo tám Điện Biên 19.000 đồng/kg… Trong khi đó, gạo Hàn có giá 100.000 đồng/kg, gạo Nhật có giá 95.000 đồng/kg. Tiểu thương bán gạo ở chợ cho biết, thời gian gần đây người tiêu dùng lựa chọn gạo ngoại để mua, khiến gạo nội "thất sủng" mạnh.
Tương tự, tại nhiều chợ, cửa hàng, siêu thị ở TP.HCM trong khi giá bán lẻ gạo các loại chỉ từ 10.000 đồng - 20.000 đồng/kg thì giá gạo ngoại lên đến 50.000 đồng - 180.000đồng/kg, nhiều loại gạo đặc sản nhập khẩu còn lên đến trên 200.000 đồng/kg nhưng vẫn được nhiều người ưu chuộng.
Giá các loại gạo ngoại cụ thể: gạo thơm Mỹ 125.000 đồng/kg; gạo Đài Loan có giá 75.000 đồng/kg, gạo dẻo Thái có giá 80.000 đồng/kg, gạo thơm Đài Loan có giá 110.000 đồng/kg, thơm Hà Lan 115.000 đồng, gạo Hàn Quốc dẻo thơm loại I có giá 120.000 đồng/kg, gạo Nhật Bản Japonica 65.000 đồng/kg; gạo nếp Thái Lan nhập khẩu 65.000 đồng/kg, gạo nếp Thái nhập khẩu Muscha 100.000 đồng/kg, gạo tám thái đỏ 50.000 đồng/kg, gạo Thái Lan - Chùa Vàng 65.000 đồng/kg.
Tại siêu thị Lotte mart, gạo giống Nhật nhập khẩu có giá 172.000 đồng/túi 5kg, gạo tám thơm Thái 140.500 đồng/túi 5kg, gạo Thái Lan có giá 240.700 đồng/túi 5 kg, gạo Hàn Quốc có giá 170.200 đồng/túi 5 kg. Giá các loại gạo ngoại thường đắt hơn gạo nội từ 2 - 3 lần, thậm chí đắt hơn gấp 5 lần so với giá gạo nội nhưng nhiều khách hàng rất chuộng. Gạo ngoại chủ yếu được nhiều gia đình khá giả, sính hàng ngoại chọn mua nhiều.
Mỹ phẩm xách tay lên ngôi
Thời gian gần đây, chị em khá lo ngại khi biết được thông tin hàng trăm nghìn sản phẩm mỹ phẩm, hóa mỹ phẩm thuộc chuỗi cửa hàng mỹ phẩm của Công ty TNHH Xuân Thủy ở Hà Nội bị lực lượng chức năng thu giữ, kiểm tra.
Công ty chưa xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh tính hợp pháp của nhiều sản phẩm, một lượng hàng có dấu hiệu giả mạo xuất xứ hàng hóa và một lượng hàng không nhãn mác.
Đáng lưu ý, tại các cơ sở có hàng hoá nhập nguyên lô từ nước ngoài và công ty đã tự sang chiết, chưa xuất trình được công bố chất lượng cũng như chứng minh xuất xứ hàng hóa.
Cơn khủng hoảng hàng giả, hàng kém chất lượng khiến chị em phụ nữ trở nên khó tính hơn trong khâu mua mỹ phẩm. Nhiều người lựa chọn phương thức "order" hàng mỹ phẩm xách tay và chỉ mua khi có hóa đơn thanh toán của người bán bày ra.
Nắm bắt được xu hướng này, các cửa hàng thời trang và nhất là các shop online chuyển hướng kinh doanh. Họ luôn chia sẻ lên mạng xã hội những hóa đơn mua hàng chính gốc tại store Nhật, Mỹ, Hàn, Đức… để đảm bảo nguồn hàng bán ra.
Các sản phẩm được khách hàng lựa chọn nhiều nhất là kem dưỡng trắng, kem tẩy lông, mặt nạ collagen và son môi, kem dưỡng mắt. Son môi dù giá không hề rẻ khoảng 300.000 đồng/thỏi hay kem dưỡng trắng có hũ tới 1 triệu đồng vẫn hút khách vì chúng có tấm phiếu bảo hành chính hãng.
Giá rau tăng vọt, người tiêu dùng lo ngại
Những ngày cuối tháng 3, ai đi chợ cũng phải giật mình vì giá cả thực phẩm leo cao đặc biệt là rau xanh. Tuần trước, rau muống chỉ 15.000 đồng một mớ thì giờ nhảy giá lên tới 30.000 đồng/mớ. Với 2000 đồng. các bà nội trợ chỉ mua được vài cọng hành lá. Nhiều tiểu thương bán rau cho biết, thời tiết thất thường khiến rau xanh tăng giá chóng mặt.
Các loại rau sống như tía tô, rau mùi, rau thơm tăng phi mã, 5.000 đồng chỉ được một mớ bé xíu. Su hào 8.000 đồng/củ, cà chua 30.000 đồng/kg, rau mùng tơ 10.000 đồng/mớ, cải chíp 15.000 đồng/mớ, bắp cải lên tới 20.000 đồng/kg.
Theo Trí Thức Trẻ
- Đồng nát mua vỏ hộp sữa giá cao (17:02:00 27/03/2015)
- Giảm giá dầu, giữ nguyên giá xăng (08:13:00 27/03/2015)
- Bí quyết chọn bóng đèn tiết kiệm điện tối đa (09:23:00 25/03/2015)
- Trung Quốc: Phát hiện băng vệ sinh nhiễm phóng xạ (12:02:00 24/03/2015)
- Hà Nội: Xương cá hồi đắt khách (15:33:00 20/03/2015)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |