- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Sau 2 tuần tổ chức, nhãn hàng BlueStone đã trao 4 giải “Trọn gói đa năng”, 4 ...
-
Có mẫu mã đẹp, chất lượng đảm bảo nên hàng nhập ngoại vẫn được khá đông khách ...
-
Bắp cải Đà Lạt to, hình tròn dẹp, lá bao bên ngoài có màu xanh nhạt, lá cuốn ...
-
Nói cách khác, quả lê bị nhiễm phóng xạ và điều này thật sự gây nguy hiểm đối ...
-
Thành phần của hộp sữa đều có nguồn gốc từ Trung Quốc.
-
Thành phần của các loại kem trộn hầu hết đều có corticoid khiến người dùng bị ...
-
Anh Tấn Minh mua liền một lúc 4 chiếc quạt về sau 2 tuần đành phải xếp xó.
-
Chỉ có vài hãng sữa được tăng giá bán, nhưng nhiều điểm bán cùng cho rằng ...
-
Chị em dễ mắc chiêu trò giảm giá khủng mà vô tình bỏ quên chất lượng sản phẩm.
Những lỗi khi tiêu tiền
Nhiều người cho rằng những món chi tiêu lặt vặt như một chiếc sơmi, vài món đồ dùng nhỏ cho bé ở quầy “mua 1 tặng 1”, một đôi giầy cao gót đi tiệc sẽ chẳng ảnh hưởng gì nhiều đến kế hoạch của mình. Nhưng những món chi tiêu này chính là điểm mấu chốt dẫn đến tình trạng lạm chi của bạn.
Cách khắc phục: Đầu tiên, bạn hãy dành khoảng 5 phút để kiểm tra số tiền còn lại của mình. Nếu bạn vẫn chưa thể nhớ được mình đã chi tiêu như thế nào, tại sao lại liên tục đến ATM rút tiền hàng chục lần thì hãy chịu khó theo dõi việc chi tiêu của bạn trong tuần (hoặc lâu hơn nếu có thể).
Công cụ có thể giúp bạn trong việc theo dõi chi tiêu của mình là một cuốn sổ ghi chú các khoản chi, một phong bì đựng các hoá đơn chi tiêu; hoặc các phần mềm quản lý tài chính… Cách làm này sẽ giúp bạn theo sát việc chi tiêu và đánh giá được “kiểu” tiêu tiền của bạn một cách rõ ràng.
Sai lầm số 2: Gật đầu với yêu sách của bé
Nhiều người mẹ thừa nhận rằng, các nguyên tắc tài chính luôn gặp trục trặc với những khoản chi tiêu có liên quan đến các bé. Nếu bạn đã gật đầu trước yêu cầu mua snack của bé thứ 2 thì cũng chẳng mấy chốc bạn cũng sẽ gật đầu trước yêu cầu một chiếc xe đạp của bé lớn hơn.
Cách khắc phục: Thay vì thẳng thừng nói không với mong muốn vô tận của bé thì bạn có thể dạy bé “101 cách quản lý tiền bạc”.
Chiến thuật “Gây xao nhãng và trì hoãn” đặc biệt hiệu quả đối với bé dưới 6 tuổi. Ví dụ, nếu con gái của bạn đòi cho bằng được món gì đó ở cửa hàng, thì bạn hãy cố gắng tập trung sự chú ý của bé vào cái khác; hoặc công nhận điều con bé đang nói và nói: “Chúng ta sẽ bàn thêm khi về nhà nhé!”.
Sai lầm số 3: Không thể kiềm chế việc 'tự sướng'
Khi được tăng lương, có thưởng, hay nhận được một phiếu ưu đãi thì phụ nữ sẽ nghĩ đó là cái cớ “hợp lý” để bạn đi mua sắm. Việc thoải mái thiêu pha sẽ mang lại niềm vui cho bạn, nhưng đó không phải là cách tốt nhất để sử dụng những khoản có thêm của bạn.
Cách khắc phục: Số tiền để mua những thứ bạn thích chỉ nên chiếm 5–10% số tiền bạn có thêm. Hãy cất số tiền còn lại ở nơi mà bạn không bị "cám dỗ". Bạn có thể xem xét các loại tài khoản tiết kiệm, bảo hiểm, các hình thức gửi tiền khác,... với lãi suất kha khá.
Kế đến, bạn hãy xem xét những việc mà tiền có thể mang lại lợi ích chính đáng cho bạn, như giải quyết những vấn đề nhỏ, khẩn cấp trước: bệnh đau răng, sửa xe, sửa chữa các thiết bị vật dụng trong gia đình... Điều này giúp bạn hạn chế những phát sinh và việc tăng chi phí trong tương lai của những khoản chi này.
Theo Cẩm Nang Sống (Home)
- Giá xăng giảm 500 đồng/lít từ 9/4 (10:35:00 10/04/2013)
- Cách tiết kiệm khi thu nhập eo hẹp (11:32:00 08/04/2013)
- Sắm quần áo hè cho bé (00:55:00 05/04/2013)
- Lo ngại đũa tẩm hóa chất (09:10:00 02/04/2013)
- Lưu ý với sản phẩm tăng 'sức mạnh đàn ông' (09:23:00 01/04/2013)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |