- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Sau 2 tuần tổ chức, nhãn hàng BlueStone đã trao 4 giải “Trọn gói đa năng”, 4 ...
-
Có mẫu mã đẹp, chất lượng đảm bảo nên hàng nhập ngoại vẫn được khá đông khách ...
-
Bắp cải Đà Lạt to, hình tròn dẹp, lá bao bên ngoài có màu xanh nhạt, lá cuốn ...
-
Nói cách khác, quả lê bị nhiễm phóng xạ và điều này thật sự gây nguy hiểm đối ...
-
Thành phần của hộp sữa đều có nguồn gốc từ Trung Quốc.
-
Thành phần của các loại kem trộn hầu hết đều có corticoid khiến người dùng bị ...
-
Anh Tấn Minh mua liền một lúc 4 chiếc quạt về sau 2 tuần đành phải xếp xó.
-
Chỉ có vài hãng sữa được tăng giá bán, nhưng nhiều điểm bán cùng cho rằng ...
-
Chị em dễ mắc chiêu trò giảm giá khủng mà vô tình bỏ quên chất lượng sản phẩm.
Gợi ý chi tiêu gia đình thu nhập 12 triệu
Gia đình bạn có 3 người, gồm vợ chồng và một em bé đang tuổi mẫu giáo, phải thuê nhà 2 triệu đồng một tháng. Với 10 triệu đồng còn lại, bạn phải tính toán để chi tiêu sinh hoạt và tiết kiệm.
Thu Hà (giảng viên kế toán một trường cao đẳng Hà Nội) gợi ý với bạn vài cách tính toán chi tiêu ngân sách gia đình khi tổng thu nhập mỗi tháng khoảng 10-12 triệu đồng, như sau:
Nhận được lương, trước hết bạn dành ngay ra một khoản tiết kiệm cho tương lai. Số tiền này bạn nên gửi ngân hàng theo dạng tiết kiệm tích lũy tiền lương (còn gọi là gửi góp). Hiện nay, đa số cơ quan, công ty trả lương cho nhân viên qua tài khoản ngân hàng, bạn nên đăng ký tài khoản tiết kiệm với chính nhà băng đó. Hàng tháng, đến kỳ lương ngân hàng sẽ tự động chuyển số tiền mà bạn đã đăng ký từ tài khoản lương sang tài khoản tiết kiệm. Lãi suất của loại hình Tiết kiệm tích lũy tiền lương khoảng 10,4% một năm cho kỳ hạn 12 tháng. Mức lãi suất này có thay đổi tùy từng ngân hàng và từng thời điểm.
Lên danh sách những món tiền cố định cần phải tiêu trong tháng và bỏ riêng ra. Nên thanh toán ngay khi những khoản này vào ngày đến hạn, vì thế nào bạn cũng phải đóng tiền, dây dưa biết đâu bạn sẽ lỡ tay tiêu mất.
Lên danh sách những khoản cần tiêu cho cả tháng như gạo, mắm, muối, dầu ăn, tiền xăng xe đi lại, xà phòng... Đây là những khoản mà không phải ngày nào bạn cũng phải bỏ tiền ra mua sắm.
Số còn lại dự kiến cho tiêu dùng hàng ngày, bạn nên chia đều cho các ngày trong tháng, để biết được mỗi ngày bạn sẽ được phép tiêu trong khoảng bao nhiêu.
Gợi ý cụ thể:
Tiết kiệm: 1 triệu đồng.
Dự phòng: 1 triệu đồng.
Những khoản cố định: Tiền nhà: 2,5 triệu; tiền học và tiền sữa cho con: 2,5 triệu đồng; điện, nước, điện thoại 500.000 đồng; tiền xăng cho hai chiếc xe máy: 500.000 đồng. Tổng cộng 6 triệu đồng.
Những khoản cần tiêu cho cả tháng: Gas: 450.000 đồng; gạo 15kg: 200.000 đồng; dầu ăn 2 lít, nước mắm, đường, muối, bột canh, mì chính, tương... 150.000 đồng; bột giặt, nước xả vải, kem đánh răng, dầu gội đầu, xà phòng bánh: 200.000 đồng. Tổng cộng 1 triệu đồng.
Tiền ăn hàng ngày của cả gia đình: 100.000 mỗi ngày. Bé ăn bữa sáng và trưa tại lớp học. Bố mẹ ăn trưa tại công ty (50.000 đồng). Nếu muốn rẻ hơn, bạn có thể nấu sẵn tại nhà và mang đến cơ quan.
Có thể có ngày bạn mua thực phẩm không đến 100.000 đồng, có ngày mua nhiều hơn, có lần bạn đi chợ cho cả 2-3 ngày… Tuy nhiên, bạn nên cân đối để tiền ăn trong một tuần của gia đình thấp hơn 700.000 đồng.
Theo Kim Anh
VnExpress
- Hà Nội: Thực phẩm giảm giá (00:08:00 02/03/2013)
- Lấy mẫu kiểm tra hạt hướng dương trên thị trường (10:32:00 28/02/2013)
- Dịch vụ hỗ trợ chị em (07:50:00 28/02/2013)
- Cảnh giác mất cước oan vì bị lừa (10:01:00 27/02/2013)
- TPHCM: Giá thực phẩm hạ nhiệt (10:00:00 25/02/2013)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |