- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Sau 2 tuần tổ chức, nhãn hàng BlueStone đã trao 4 giải “Trọn gói đa năng”, 4 ...
-
Có mẫu mã đẹp, chất lượng đảm bảo nên hàng nhập ngoại vẫn được khá đông khách ...
-
Bắp cải Đà Lạt to, hình tròn dẹp, lá bao bên ngoài có màu xanh nhạt, lá cuốn ...
-
Nói cách khác, quả lê bị nhiễm phóng xạ và điều này thật sự gây nguy hiểm đối ...
-
Thành phần của hộp sữa đều có nguồn gốc từ Trung Quốc.
-
Thành phần của các loại kem trộn hầu hết đều có corticoid khiến người dùng bị ...
-
Anh Tấn Minh mua liền một lúc 4 chiếc quạt về sau 2 tuần đành phải xếp xó.
-
Chỉ có vài hãng sữa được tăng giá bán, nhưng nhiều điểm bán cùng cho rằng ...
-
Chị em dễ mắc chiêu trò giảm giá khủng mà vô tình bỏ quên chất lượng sản phẩm.
Bộ Y tế phủ nhận sữa cho bé phải đạt 34% đạm
Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có văn bản khẳng định, việc cho rằng sữa dê Danlait kém chất lượng vì không đạt lượng đạm 34% là không đúng.
>> Danlait chỉ là thực phẩm bổ sung
Mấy ngày qua, thông tin về sữa Danlait bị cơ quan chức năng thu giữ được dư luận quan tâm. Một trong những lý do khiến loại thực phẩm bổ sung này bị "tuýt còi", theo một cán bộ quản lý thị trường, là do sản phẩm chỉ có độ đạm từ 11% đến 20%, trong khi theo quy chuẩn Việt Nam, sữa bột phải có hàm lượng đạm đạt từ 34% trở lên.Tuy nhiên, theo văn bản giải thích của Cục An toàn Thực phẩm, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa dạng bột (ban hành năm 2010) nêu rõ, những sản phẩm sữa có hàm lượng đạm 34% mới được gọi là sữa bột. Tuy nhiên, nhóm áp dụng của quy chuẩn này chỉ bao gồm 4 loại: sữa bột, cream bột, whey bột và sữa bột gầy có bổ sung chất béo thực vật.
Luật An toàn thực phẩm cũng ghi rõ: “Quy chuẩn này không áp dụng đối với các sản phẩm sữa theo công thức dành cho bé từ 0 đến 36 tháng tuổi, sữa theo công thức với mục đích y tế đặc biệt dành cho bé sơ sinh và thực phẩm chức năng (bao gồm cả nhóm thực phẩm bổ sung)".
Vì vậy, theo Cục, việc áp chỉ tiêu hàm lượng protein sữa trong các sản phẩm thuộc nhóm của quy chuẩn trên vào các sản phẩm khác, trong đó có thực phẩm bổ sung là không đúng.
Cha mẹ nên cảnh giác khi chọn mua sữa bột công thức cho bé ăn thay hoàn toàn sữa mẹ. Ảnh minh họa. |
Thông tin của Cục cũng trùng với tiêu chuẩn Codex quốc tế mà WHO ban hành:
Theo đó, sữa công thức cho bé sơ sinh (từ 0 đến 12 tháng tuổi) hoặc sữa có mục đích y tế đặc biệt cho bé sơ sinh, có thể dùng thay thế một phần hoặc hoàn toàn sữa mẹ, phải có hàm lượng đạm nằm trong khoảng 1,8-3g/Kcal, tương đương từ 11,25% đến 18,57%.
Sữa công thức dành cho bé từ 12 tới 36 tháng có chỉ số đạm (protein): 18,57 - 34%.
Các loại sữa bột, kem bột khác (không dành cho bé dưới 36 tháng tuổi) có hàm lượng đạm tối thiểu 34%.
Khảo sát của phóng viên tại Hà Nội cũng cho thấy, hầu như tất cả các loại sữa bột công thức dành cho bé từ 0 tháng đến 6 tháng đều có hàm lượng đạm trong khoảng 11-14%.
Chẳng hạn, sữa bột công thức Phyisolac là 11%, Similac là 11,75%, NutiIQ là 11,2%; Kabtrita là 11%; sữa cao năng lượng Pediasure là 14,9%... Các loại sữa dành cho các lứa tuổi khác của bé dưới 36 tháng tuổi, lượng đạm cũng thay đổi không đáng kể.
“Đã công bố sản phẩm là ‘thức ăn bổ sung’ thì phải ghi nhãn là thức ăn bổ sung, sao lại thành ‘sữa’ chung chung. Như thế là lừa dối người tiêu dùng, mà dù có ghi là thức ăn bổ sung thì cũng không đúng, vì đã gọi là thức ăn bổ sung là ăn thêm, ăn dặm và chỉ dành cho bé từ 6 tháng trở lên” - ông Đáng cho biết. Theo ông, việc dùng thức ăn bổ sung với hàm lượng các chất không đảm bảo, cân đối thì bé dễ bị suy dinh dưỡng, còi xương… “Nếu dùng ăn bổ sung thay thế 1-2 bữa bột cháo thì được, còn nếu dùng hoàn toàn để thay thế sữa mẹ (hoặc sữa công thức) thì không nên. Nó có thể thiếu canxi nhưng lại nhiều vi chất khác, nhiều béo hoặc tinh bột hơn, như thế không cân đối với bé ở lứa tuổi dưới 6 tháng” - chuyên gia này nhấn mạnh. Cũng theo các chuyên gia, bé dưới 6 tháng tuổi thì nên bú mẹ hoàn toàn hoặc nếu không thì sử dụng sữa công thức theo tháng tuổi. Còn những sản phẩm dù chứa sữa, nhưng có tên gọi là thức ăn bổ sung thì phải dành cho bé từ 6 tháng trở lên, khi bé bắt đầu vào độ tuổi ăn dặm. Trong khi đó, nhiều phụ huynh, nhất là những người hay chọn sữa ngoại cho con tỏ ra lo lắng sau vụ việc sữa Danlait, không biết loại sữa con mình dùng có phải là đồ "xịn", sợ ảnh hưởng đến sức khỏe của con hay bé không lên cân. Chưa bao giờ mua sữa nội cho con, chị Như (Khương Đình, Hà Nội) thấp thỏm khi đọc thông tin về loại sữa nhập từ Pháp không đảm bảo chất lượng, dù chưa từng cho con dùng sữa này. Kinh tế khá giả, chị không ngại mua cho con những loại sữa đắt tiền, từ Kabria đến Morinaga... với giá đều trên 300 nghìn đồng một hộp 400g. "Khi chọn sữa, loại nào có chữ tiếng Việt trên hộp là mình nhất định không mua vì tin rằng hàng nhập khẩu nguyên lon hay xách tay từ nước sản xuất mới tốt. Nhưng giờ, sau thông tin về sữa Danlait, mình cũng lo lo" - chị Như chia sẻ. Cũng cho con dùng sữa ngoại như chị Như, nhiều ông bố, bà mẹ khác đang lùng sục bạn bè, người thân ở nước ngoài để nhờ tìm hiểu về loại sữa đang cho con dùng có xuất xứ từ những nước này. Không ít người thì lên mạng nhờ các thành viên chia sẻ thông tin. Một thành viên cầu cứu: "Về vấn đề sữa Danlait không nói đến nữa, mình muốn tham khảo ý kiến các mẹ về sữa EverGrow, mình đã cho con uống mà chưa biết nhiều thông tin về sữa này". Mẹ Subeo thì cho biết chị đang cho con uống sữa xách tay của Pháp nhưng lại lo lắng "Bạn nào ở Pháp cho mình hỏi có sữa đó không. Tự dưng lo quá vì thấy con uống sữa rất được mà không lên cân. Bé nhà mình đã dùng đến 11 hộp này rồi. Hồi trước cứ nghe sữa nhập khẩu nguyên lon thì yên tâm lắm, nhưng giờ cũng thấy hoang mang, không biết tin vào đâu", chị nói. Chị Lan (Đội Cấn, Ba Đình), theo kinh nghiệm của bạn bè mách, thường mua hàng xách tay của các tiếp viên hàng không cho con dùng, từ sữa dê của Nga tới sữa của Australia hoặc Singapore... "Mình không giàu nhưng vẫn cố gắng mua sữa xách tay cho con dùng. Mình mất sữa từ tháng thứ 3, con ăn sữa ngoài hoàn toàn nên muốn chọn cho con loại sữa tốt nhất. Nhưng qua thông tin này thì giờ thấy hoang mang quá, sợ con gặp rủi ro. Muốn đổi sữa nhưng cũng chẳng biết nên chọn thế nào" - chị Lan nói. Bác sĩ Nguyễn Quang Hào (Viện dinh dưỡng quốc gia) cho biết, việc lựa chọn sữa cho con cũng là vấn đề được nhiều người ông bố bà mẹ quan tâm. Theo bác sĩ, lựa chọn sữa nên có tiêu chí nhất định, nhưng không nên căn cứ vào giá tiền của sản phẩm. Đầu tiên hãy dựa theo bé. Có các loại sữa là sữa công thức, sữa tươi, sữa đặc biệt (sữa dành cho người gầy, dành cho người thừa cân... Khi chọn sữa, kể cả nội hay ngoại, nên lựa chọn sản phẩm của các hãng có tên tuổi lâu năm, có ghi bao bì rõ ràng, bán ở cửa hàng, siêu thị uy tín, được cấp phép của cơ quan thẩm quyền. Với sữa ngoại, tránh các loại sữa trôi nổi trên thị trường, những sữa được gọi là "xách tay" chỉ yên tâm khi đó là do người thân trực tiếp mang về, còn nguồn khác cần thận trọng. Việc làm giả hiện nay rất tinh vi, và nếu chỉ nhìn bằng mắt thường, đọc bao bì thì không thể phân biệt được.
Ông Trần Đáng (nguyên Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm) cho biết, gọi là thực phẩm bổ sung nghĩa là bổ sung thêm vitamin, muối khoáng…, có tiêu chuẩn riêng. Còn đã gọi là sữa dành cho bé thì có tiêu chuẩn riêng về hàm lượng đạm, chất béo…
Theo một bác sĩ dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng quốc gia (Hà Nội) thì thức ăn bổ sung khác với sữa bột công thức, nhất là về hàm lượng đạm không nhiều bằng sữa công thức, sữa tươi. Sản phẩm này có bổ sung thêm vitamin, khoáng chất, thậm chí là cả tinh bột, bột đậu nành, các vi chất khác… Vì gọi là thức ăn bổ sung nên sản phẩm chỉ dùng để bổ sung thêm vào, thay thế các bữa ăn bổ sung. Theo khuyến cáo, bé từ 6 tháng tuổi trở lên mới bắt đầu cho ăn bổ sung.
Theo VnExpress
- Danlait chỉ là thực phẩm bổ sung (15:37:00 22/02/2013)
- Sữa 'âm thầm'... tăng giá (10:47:00 22/02/2013)
- Hà Nội: Ồ ạt khuyến mãi đầu xuân (20:26:00 20/02/2013)
- TPHCM: Sau Tết, sức mua chậm nhưng giá vẫn cao (13:29:00 19/02/2013)
- Sau Tết, giá vàng giảm 600.000 đồng mỗi lượng (11:58:00 18/02/2013)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |