- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Sau 2 tuần tổ chức, nhãn hàng BlueStone đã trao 4 giải “Trọn gói đa năng”, 4 ...
-
Có mẫu mã đẹp, chất lượng đảm bảo nên hàng nhập ngoại vẫn được khá đông khách ...
-
Bắp cải Đà Lạt to, hình tròn dẹp, lá bao bên ngoài có màu xanh nhạt, lá cuốn ...
-
Nói cách khác, quả lê bị nhiễm phóng xạ và điều này thật sự gây nguy hiểm đối ...
-
Thành phần của hộp sữa đều có nguồn gốc từ Trung Quốc.
-
Thành phần của các loại kem trộn hầu hết đều có corticoid khiến người dùng bị ...
-
Anh Tấn Minh mua liền một lúc 4 chiếc quạt về sau 2 tuần đành phải xếp xó.
-
Chỉ có vài hãng sữa được tăng giá bán, nhưng nhiều điểm bán cùng cho rằng ...
-
Chị em dễ mắc chiêu trò giảm giá khủng mà vô tình bỏ quên chất lượng sản phẩm.
TPHCM: Độc hại từ dụng cụ bếp giá rẻ
Các loại vật dụng nhà bếp như xoong, chảo, ấm nước, bình giữ nhiệt, thìa, dĩa… không rõ nguồn gốc có nhiều nguy cơ đe dọa sức khỏe khi đựng, nấu thực phẩm.
'Thượng vàng hạ cám'
Quanh khu vực chợ Kim Biên, dọc các đường Vạn Tượng, Phan Văn Khỏe, Trịnh Hoài Đức (quận 5) các cửa hàng đồ gia dụng chủ yếu bán các loại xoong, chảo bằng gang, sắt, nhôm làm thủ công với kích cỡ khá lớn. Chỉ vào chiếc chảo lớn, không tem nhãn (đường kính khoảng 50 cm), nhân viên cửa hàng Hiệp Thành (Phan Văn Khỏe, phường 13, quận 5) hỏi: “Chị mua về nấu để ăn hay để bán? Đây là chảo sắt, nếu dùng để nấu đồ ăn ở nhà thì không nên mua loại này vì chỉ cần ngưng dùng một vài ngày là bị gỉ liền. Thường những người bán quán cơm, hủ tiếu xào nấu liên tục mới dùng loại chảo này”.
Quan sát số xoong, chảo sắt, nhôm, gang này, chúng tôi nhận thấy không ít cái có bề mặt sét gỉ, nhiều vết lồi lõm. Người bán cho biết những sản phẩm này được đặt làm ở lò đúc tư nhân. Giá chiếc chảo sắt đường kính 40-60cm khoảng 140.000-200.000 đồng. Giữa lòng chảo ghi các con số bằng sơn đỏ để phân biệt kích cỡ, không có thêm bất kỳ thông tin nào khác. Một chiếc chảo gang nặng 5-8kg, đường kính 50cm giá 160.000-180.000 đồng/sản phẩm. Trong khi đó, các loại chảo nhôm có xuất xứ rõ ràng, đường kính chỉ 20-25cm, giá dao động 200.000-400.000 đồng/sản phẩm.
Đồ gia dụng bán trên những tấm trải như thế này thường có giá rất rẻ. |
Trước đây từng có thông tin ấm nước Trung Quốc có nhiễm thạch tín. Một thời gian dài, người tiêu dùng đã tỏ ra thận trọng trước các loại sản phẩm tương tự xuất xứ từ Trung Quốc. Hiện nay các loại ấm nước của Trung Quốc, từ loại nấu bằng nhiệt cho đến loại có phích cắm điện vẫn xuất hiện nhan nhản trên thị trường, với giá khá mềm. Cùng một loại ấm đun nước inox, dung tích 5 lít của cơ sở uy tín có giá khoảng 300.000 - 350.000 đồng nhưng sản phẩm của Trung Quốc hay hàng trôi nổi giá chỉ 150.000-170.000 đồng/sản phẩm. |
Trong khi đó, bộ nồi inox cùng kích cỡ của những công ty có uy tín trên thị trường, có giá dao động 400.000-550.000 đồng/bộ; bộ nồi hợp kim nhôm giá 600.000 - 800.000 đồng/bộ.
Dọc các chợ lẻ Nhị Thiên Đường, Phạm Thế Hiển (quận 8), chợ Xã Tây (quận 5), Minh Phụng (quận 6)… những người bán dạo quảng cáo các loại xoong ba đáy bằng inox cỡ nhỏ, dao động 35.000-150.000 đồng/sản phẩm. Nhiều sản phẩm vẫn còn dán tem chằng chịt chữ Trung Quốc.
Độc hại chực chờ
Nhiều người tiêu dùng khi mua sắm các vật dụng để đựng, chế biến, nấu nướng thực phẩm thường không quan tâm đến nguồn gốc, chất lượng sản phẩm. Chỉ cần các sản phẩm kim loại có độ bóng sáng, phẳng mịn, họ sẵn sàng mua mà không biết mối nguy hại sức khỏe tiềm ẩn từ những vật dụng này do kim loại tái chế, pha lẫn tạp chất…
Thạc sĩ Trương Văn Trường (Khoa Công nghệ vật liệu, Đại học Bách khoa TP HCM) cho biết, tùy theo hàm lượng crôm, niken, gia dụng bằng thép không rỉ sử dụng tốt nhất là thép inox 304, tuy nhiên do giá thành cao nên người ta dùng thép inox 201 (thép có hàm lương niken thấp hơn). Nhược điểm của sản phẩm làm từ inox 201 là khi gặp các tạp chất như muối hay axit có thể bị hoen gỉ. Sản phẩm loại này không phù hợp để chế biến thực phẩm.
Theo ông Trường, đồ gia dụng tốt nhất là được chế tạo bằng nhôm dẻo, được anốt hóa bề mặt. Nếu nhôm không được anốt hóa thì chiều dày oxit nhôm rất mỏng (chỉ 2-3 micro), không bảo vệ được sự ăn mòn do muối, hóa chất… Các chất chứa trên bề mặt nồi nhôm này có thể gây độc cho người. Những sản phẩm nhôm, inox kém chất lượng, sử dụng để nấu nướng, đựng thực phẩm lâu ngày sẽ gây nhiều nguy hại đến sức khỏe, có thể gây ung thư.
Còn theo thạc sĩ Lâm Thị Xuân Bình (Khoa Hóa, Đại học Khoa học tự nhiên TP HCM), khi dùng vật dụng nhôm để chứa đựng các chất có tính chua, ẩm sẽ dễ bị ôxy hóa. Khi đun nấu ở nhiệt độ cao, sẽ tạo ra chất độc hại cho người sử dụng. Các sản phẩm inox kém chất lượng thường chứa hàm lượng sắt cao không cân xứng với hai thành phần còn lại là crôm và niken. Khi nung nấu ở nhiệt độ cao, ion sắt có thể đi vào thức ăn, hại đến sức khỏe.
Bác sĩ Trần Văn Ký (Hội Khoa học Kỹ thuật An toàn Thực phẩm Việt Nam) cho biết, các vật dụng nhà bếp dùng để chế biến, nấu nướng thức ăn không rõ nguồn gốc, có thể được làm từ kim loại tái chế, pha lẫn tạp chất, các kim loại nặng, nguy cơ thôi nhiễm thực phẩm rất cao.
Theo ông Nguyễn Minh Thắng (Giám đốc khu vực phía Nam Công ty Sunhouse), trên thị trường hiện nay có rất nhiều cơ sở sản xuất đồ gia dụng. Người tiêu dùng nên chọn những cơ sở sản xuất uy tín. Giá thành góp phần quyết định chất lượng sản phẩm nhôm, inox tuy nhiên không hẳn những sản phẩm giá cao thì sẽ có chất lượng cao, vì không ít nhà sản xuất nhắm đến kiểu dáng, tính tiện ích của sản phẩm… Khi lựa chọn đồ gia dụng, người tiêu dùng nên chú ý đến những thông số kỹ thuật ghi trên sản phẩm (kích cỡ, độ dày…). Bên cạnh đó cần tìm hiểu thêm mục đích sử dụng sản phẩm để từ đó phân loại và chọn mua những sản phẩm sao cho phù hợp.
Theo Nga My
Phunuonline
- Giá vàng nơi tăng nơi giảm (11:00:00 10/09/2012)
- TPHCM: 'Săn' đồ 'tẩm bổ' cho bé (00:01:00 10/09/2012)
- TPHCM: Vàng miếng SJC loại 2 chỉ bị làm giả (13:34:00 07/09/2012)
- TPHCM: Giúp việc theo giờ giá cao (10:00:00 07/09/2012)
- TPHCM: Nhân bánh Trung thu từ hóa chất công nghiệp (16:57:00 06/09/2012)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |