Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

TPHCM: Thực phẩm tăng giá

08:04:40 06/08/2012

Ghi nhận ngày 2/8, sau khi giá xăng tăng thêm 900 đồng/lít và dầu tăng 500 đồng/lít (chiều 1/8), nhiều mặt hàng thực phẩm tươi sống tại TP HCM đã tăng giá. Thậm chí, nhiều tiểu thương đã tăng giá thực phẩm trước khi xăng, dầu có giá mới.

Giá rau, củ tại chợ Bà Chiểu, Gò Vấp… đã tăng 2.000 -10.000 đồng/kg. Xà lách, khoai tây Đà Lạt từ 20.000-25.000 đồng/kg “nhảy” lên 30.000-35.000 đồng/kg; carrot từ 20.000 đồng/kg tăng lên 25.000 đồng/kg; dưa chuột, cà chua, bắp cải, cải thảo, bí xanh… đồng loạt lên 10.000-12.000 đồng/kg, tăng 2.000-4.000 đồng/kg. Mức giá trên tiếp tục được tăng thêm 1.000-2.000 đồng/kg sau một ngày giá xăng tăng.

Đáng nói là, giá cả tại các chợ đầu mối hiện rất ổn định và thấp hơn nhiều. Giá bắp cải, cải thảo, cà chua Đà Lạt tại chợ đầu mối giảm 30% so với tuần trước và giảm 70% so với tháng trước. Tại chợ đầu mối Tân Xuân (huyện Hóc Môn), cải thảo chỉ 5.000-7.000 đồng/kg, bắp cải 4.000-6.000 đồng/kg, cà chua 2.500-5.000 đồng/kg…

Giá thực phẩm tại các chợ lẻ chênh nhau rõ rệt. Chẳng hạn, cùng một mặt hàng thịt ba chỉ bán tại chợ Nhật Tảo (quận 10), giá 75.000-90.000 đồng/kg, nhưng tại chợ Bùi Văn Ba (quận 7) là 85.000 đồng/kg; chợ An Lạc (quận Bình Tân) có giá 80.000-90.000 đồng/kg. Tại chợ Thái Bình (quận1), mặc dù các tiểu thương đều niêm yết giá bán nhưng chỉ làm cho có, một số sạp niêm yết giá thấp hơn giá bán.

Thực tế là người chăn nuôi hiện đang phải “bấm bụng” bán lợn, gà với giá thấp, lỗ vốn, trong khi người tiêu dùng vẫn phải chi tiền mua thịt lợn, gà với giá cao.

Ngăn chặn 'làm giá'

Tiểu thương lợi dụng giá xăng tăng để “làm giá” và qua mỗi khâu trung gian, giá thực phẩm lại bị đẩy lên. Theo quy định, ban quản lý chợ có quyền lập biên bản những trường hợp không thực hiện niêm yết giá, bán quá giá niêm yết, tăng giá bất hợp lý… chuyển phòng tài chính quận, huyện xử lý. Nhưng thực tế, các ban quản lý chợ hiện nay chỉ… nhắc nhở nên tiểu thương muốn bán giá nào thì bán. Ngay cả cơ quan chức năng cũng chỉ kiểm tra theo định kỳ 3-6 tháng/lần, nhưng kiểm tra cũng… báo trước nên khi có kiểm tra thì tiểu thương chấp hành, hết kiểm tra thì đâu lại vào đấy, tình trạng nói thách, bán giá cao vẫn không giảm.

Bà Đào Thị Hương Lan (Giám đốc Sở Tài chính TP HCM) thừa nhận, hiện tượng tiểu thương tại các chợ truyền thống làm giá, đẩy giá thực phẩm lên cao là có thật. Theo bà Lan, giá hàng hóa tại chợ truyền thống được điều tiết theo quy luật cung - cầu của thị trường nhưng nếu giá bị đẩy cao quá, chắc chắn người tiêu dùng sẽ "tẩy chay". Lúc đó, người bán phải cân đối giá bán hợp lý hơn.

“Đối với những trường hợp cố tình đẩy giá bán, 'làm giá' tại các chợ truyền thống trên địa bàn TP HCM, chúng tôi sẽ cử đoàn kiểm tra nắm lại tình hình và có hướng xử lý kịp thời” - bà Lan nói.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan thì cho rằng, do sản phẩm qua nhiều tầng nấc trung gian nên đội giá. Các chuyên gia kinh tế cũng đã phản ánh rất nhiều về vấn đề này nhưng thực tế mỗi tầng nấc đội giá lên bao nhiêu, cụ thể như thế nào, cách nào để ngăn chặn hữu hiệu thì chưa được lưu ý.

Theo Nguyễn Cẩm - Phi Long
Phunuonline

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo