- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Sau 2 tuần tổ chức, nhãn hàng BlueStone đã trao 4 giải “Trọn gói đa năng”, 4 ...
-
Có mẫu mã đẹp, chất lượng đảm bảo nên hàng nhập ngoại vẫn được khá đông khách ...
-
Bắp cải Đà Lạt to, hình tròn dẹp, lá bao bên ngoài có màu xanh nhạt, lá cuốn ...
-
Nói cách khác, quả lê bị nhiễm phóng xạ và điều này thật sự gây nguy hiểm đối ...
-
Thành phần của hộp sữa đều có nguồn gốc từ Trung Quốc.
-
Thành phần của các loại kem trộn hầu hết đều có corticoid khiến người dùng bị ...
-
Anh Tấn Minh mua liền một lúc 4 chiếc quạt về sau 2 tuần đành phải xếp xó.
-
Chỉ có vài hãng sữa được tăng giá bán, nhưng nhiều điểm bán cùng cho rằng ...
-
Chị em dễ mắc chiêu trò giảm giá khủng mà vô tình bỏ quên chất lượng sản phẩm.
TPHCM: Công bố giá bán hàng bình ổn
Ngày 1/4, Sở Công thương và Sở Tài chính TP HCM đã thống nhất với các doanh nghiệp công bố giá bán và số lượng của chín nhóm hàng bình ổn với danh sách đã có điều chỉnh: nhóm hàng thịt gia súc chỉ còn thịt heo, không có thịt bò; nhóm hàng thực phẩm chế biến có thêm nước mắm; nhóm hàng thủy hải sản có cá basa...
Theo đăng ký của doanh nghiệp và đã được Sở Tài chính chốt lại, giá các mặt hàng bình ổn cao hơn năm 2010 khoảng 10-15%, nhưng vẫn thấp hơn thị trường ít nhất 10%: giá thịt heo đùi: 80.000đ/kg, ba rọi 83.000đ/kg. Trứng gà loại 1 23.500đ/vỉ... Cà chua 8.600đ/kg, dưa leo 16.200đ/kg, khoai tây Đà Lạt 21.400đ/kg, khổ qua 11.300đ/kg. Các mặt hàng được điều chỉnh khá cao là: dầu ăn lên 36.000đ/lít (năm ngoái 24.500đ - 25.600đ/lít), đường 22.000đ/kg (năm ngoái 18.000đ/kg).
TP HCM đã chi 412 tỷ đồng cho các DN tham gia bình ổn vay với lãi suất 0%, trong đó có 11 doanh nghiệp nhận vốn của chương trình, tám doanh nghiệp nhận một phần vốn và ba DN không nhận vốn. Điều kiện ràng buộc các doanh nghiệp với chương trình là như nhau: nếu doanh nghiệp vi phạm sẽ không được tham gia chương trình trong hai năm tiếp theo; nếu sử dụng vốn sai mục đích, đơn vị phải hoàn trả toàn bộ phần vốn đã được giao.
Không nhận vốn chương trình (ông Nguyễn Văn Minh, Giám đốc Công ty Phú An Sinh) cho biết, do nguyên liệu đầu vào tăng, nên lượng hàng tham gia bình ổn của công ty không nhiều. Vì chủ yếu bán trong hệ thống cửa hàng của công ty và cho bếp ăn tập thể, suất ăn công nghiệp nên công ty chủ động được nguồn vốn. Một số doanh nghiệp không nhận vốn chương trình nhưng liên kết với các DN bình ổn khác bằng cách nhận tiền hỗ trợ vốn của doanh nghiệp liên kết để đưa các nhóm hàng bình ổn vào bán trong chuỗi siêu thị, tạo sự đa dạng cho hàng hóa tại một điểm bán.
Bà Lê Ngọc Đào (Phó GĐ Sở Công thương TP HCM) cho biết, các doanh nghiệp tham gia chương trình phải có ít nhất 12 điểm bán và phải phát triển thêm 20% điểm bán tại các quận, huyện ngoại thành, các KCN – KCX, khu vực có nhiều lao động thu nhập thấp. Việc bán hàng bình ổn có thể qua liên kết, hợp tác với các tiểu thương, hộ bán lẻ tại các chợ truyền thống, cửa hàng tiện ích, HTX quận huyện, siêu thị, trung tâm thương mại… hoặc tự đầu tư, xây dựng mới điểm bán. Hàng hóa tham gia bình ổn trong năm 2011 chiếm 20% - 25% so với nhu cầu thị trường. Hiện có 2.314 điểm bán đã đăng ký (chợ truyền thống là 876 điểm). Danh sách điểm bán sẽ được đăng tải trên trang thông tin của Sở Công thương TP. |
Theo Phunuonline
- Mẹo tiết kiệm nước (10:44:00 06/04/2011)
- 2 mẫu xe Vespa mới (08:44:00 05/04/2011)
- Quạt cá nhân dùng điện 5 volt (07:53:00 04/04/2011)
- Hà Nội: Giá cả tăng cao, chi tiêu thắt chặt (11:19:00 01/04/2011)
- Những mẹo tránh hao xăng (10:07:00 31/03/2011)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |