Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Hà Nội: Lùng "hàng xách tay"

08:58:40 18/08/2010

Trong vai một khách hàng đi 'lùng' hàng xách tay, phóng viên tìm đến nơi mà người ta mách nhau là chợ đầu mối trên phố Nguyễn Sơn (Long Biên – Hà Nội), con phố nằm gần khu văn phòng, nhà ở của đoàn tiếp viên hàng không. Tại đây bán đủ các mặt hàng từ quần áo, giày dep, mỹ phẩm, điện thoại, laptop đến sữa bột trẻ em,…

Tuy nhiên, nếu mới đặt chân đến đây thì khó tìm ra cửa hàng mặt tiền nào kinh doanh loại hàng này. Chỉ khi những anh xe ôm nhanh mắt nhận thấy khách hàng có nhu cầu và nhanh chóng tiếp cận hỏi: “Em tìm hàng xách tay phải không? Đường vào rắc rối lắm, trả 10.000đ anh đưa vào”. Anh xe ôm liền đưa khách đi long vòng qua mấy nhõ ngách dừng xe trước một căn nhà có vẻ ngoài không giống như một ki-ốt.

Một cửa hàng tại chợ "hàng xách tay" trên phố Nguyễn Sơn.

Đa phần các cửa hàng chỉ rộng chừng 25–30m² nhưng 4 góc tường đều có camera lắp sẵn. La liệt trên tủ, trên giá kệ và cả dưới sàn nhà là túi xách, quần áo, mỹ phẩm, kính… mang những nhãn mác hàng hiệu nổi tiếng thế giới như: Burberry, Lacoste, LV, Versace, D&G, Just Cavalli, Ohui, Olay, L’Oreal v.v... Nguyên tắc mua bán ở đây là không mặc cả, chủ phát giá hoặc dán giá lên sản phẩm, khách xem và cứ thế mà mua.

Các cửa hàng trong khu chợ đồ xách tay đều có điểm chung là đặt luôn ở nhà riêng, rải rác trong những ngõ ngách sâu trên con phố Nguyễn Sơn. Vì thế, chỉ những người sành mua đồ, thích tìm mua đồ xịn, hoặc những mua buôn mới biết mà tìm đến. Hiện trên địa bàn chợ cũng có đến hơn chục cửa hàng kinh doanh đồ xách tay như thế này.

'Nô nức' sắm hàng xách tay

Thu Hà (chủ một tiệm bán hàng xách tay trên phố Nguyễn Sơn) chia sẻ, do nhu cầu ngày càng tăng nên nguồn cung cũng phong phú hơn. Người ta thích chơi hàng xách tay vì “độc và đẹp”. Hầu như các mặt hàng khách có nhu cầu đều được các cửa hàng đáp ứng, giao ngay hoặc chờ bên kia gửi về.

Thu Trang (một tiếp viên trú tại khu tập thể hàng không gần đó) cho biết, phần lớn hàng xách tay được các tiếp viên mua ở các cửa hàng miên thuế hoặc bán giảm giá ở nước ngoài. Tiếp viên hàng không sẽ mang hàng về tận nơi giao cho các cửa hàng trong khu vực chợ ở phố Nguyễn Sơn và một vài điểm nội thành, thậm chí có những cửa hàng do chính những tiếp viên làm chủ.

Ông Vũ Văn Phụng (Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính) cho biết, mỗi tiếp viên hàng không được mang về vài trăm USD hàng hoá miễn thuế, khi họ bán lại hàng hoá cho các cửa hàng thì các cửa hàng phải có chứng từ hoá đơn để ghi nhận lại việc này. Còn người bán hàng ra khâu sau đương nhiên phải nộp thuế, hai bên sẽ xử lý với nhau bằng giá, hàng không có hoá đơn thì giá phải khác với hàng có hoá đơn bình thường. Trong trường hợp, hàng xách tay không giấy chứng nhận nguồn gốc kiểm tra sẽ bị tịch thu, được quy vào hàng hoá không rõ nguồn gốc.

Nghe các chị em ở cơ quan kháo nhau về chất lượng hàng hiệu ở Long Biên, Ngân Phương (Trung Hoà – Nhân Chính) đã lặn lội từ bên nội thành sang đây để cho được “bằng bạn bằng bè”: Ngày trước chưa biết đến chợ này, thường phải đi lượn phố Hà Nội để tìm các cửa hàng bán đồ xách tay. Rồi có người mách nên thành ra hơn 2 năm rồi, cứ rảnh là lại sang mua, chủ yếu đồ cho gia đình và mỹ phẩm cho mình. Mỗi lần cũng mua hết 2-3 triệu đồng để đỡ tốn công đi đường xa.

Cũng biết đến “thiên đường mua sắm” Nguyễn Sơn từ bạn bè nhưng với khoản tài chính dư giả Thu Hoài (Quan Hoa – Cầu Giấy) mỗi lần sang chợ là lại túi lớn, túi nhỏ mang về. Hoài bảo: “Cứ cuối tuần lại nhờ ông xã đưa sang. Mỗi lần mua cũng hết đến cả chục triệu”. Chất đống hàng lên chiếc xe máy Spacy dựng sẵn, cô kể: “Hàng ở đây bán chạy thật, chị có mấy đứa bạn mở shop trong nội thành, thi thoảng cũng sang đây đặt hàng về bán…”.

Khi được hỏi về nguồn gốc hàng xách tay, hầu hết các chủ cửa hàng ở chợ đều nói có người nhà, người quen ở nước ngoài mua hàng gửi về, bảo đảm là hàng xịn về chất lượng, giá rẻ hơn giá gốc. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của phóng viên thì hầu hết các chủ cửa hàng đều tìm cách bắt mối giao dịch trực tiếp với những tiếp viên hàng không làm việc trong khu đoàn tiếp viên gần đó để nhập hàng từ nước ngoài về.

Các loại mặt hàng này đều được chủ mua đặt hàng trước trên catalogue cả về kiểu dáng và giá cả. Mỗi lần giao hàng xong họ cũng nhận được tiền hoa hồng từ 5-10% tùy từng sản phẩm.

Phương thức tính tiền theo kiểu có thể tăng giá của sản phẩm lên so với giá ở bên nước ngoài để bán cho mình hoặc là tính theo tiền ship (tiền vận chuyển) theo giá trị của sản phẩm cộng với (giá tiền 1kg nhất định rồi nhân với số kg của sản phẩm) = số tiền mình phải trả .

Trong thế giới hàng xách tay, hàng điện tử như điện thoại di động, laptop, máy ảnh,… là mặt hàng có nhiều chủng loại hơn cả và thu hút khá đông khách hàng, đặc biệt là giới trẻ. Giá cả mỗi nơi mỗi khác nhưng điểm chung của chúng là không có thời hạn dùng và xuất xừ hàng ngoại. Tuy nhiên nguồn gốc xuất xứ cụ thể thì không ai biết và lòng tin đặt cả vào người cung cấp hàng. Đã chơi hàng xách tay thì chấp nhận mọi rủi ro, không được trả, đổi. Chị Hà cho biết thêm.

 Theo Vietnamnet

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo