- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Sau 2 tuần tổ chức, nhãn hàng BlueStone đã trao 4 giải “Trọn gói đa năng”, 4 ...
-
Có mẫu mã đẹp, chất lượng đảm bảo nên hàng nhập ngoại vẫn được khá đông khách ...
-
Bắp cải Đà Lạt to, hình tròn dẹp, lá bao bên ngoài có màu xanh nhạt, lá cuốn ...
-
Nói cách khác, quả lê bị nhiễm phóng xạ và điều này thật sự gây nguy hiểm đối ...
-
Thành phần của hộp sữa đều có nguồn gốc từ Trung Quốc.
-
Thành phần của các loại kem trộn hầu hết đều có corticoid khiến người dùng bị ...
-
Anh Tấn Minh mua liền một lúc 4 chiếc quạt về sau 2 tuần đành phải xếp xó.
-
Chỉ có vài hãng sữa được tăng giá bán, nhưng nhiều điểm bán cùng cho rằng ...
-
Chị em dễ mắc chiêu trò giảm giá khủng mà vô tình bỏ quên chất lượng sản phẩm.
"Sơn hào hải vị" giả
Tiếng là sơn hào hải vị nhưng yến sào, bào ngư, vi cá, nhung hươu… lại được rao bán đại trà từ trên mạng internet đến khắp các chợ lớn nhỏ. Và dù giá ngất ngưởng, 3 - 7 triệu đồng/lạng, nhưng tại chợ Bình Tây (Q.6), yến sào, bào ngư, vi cá lại được đóng gói sơ sài trong bao ni lông, bày bán chung với tôm, cá khô, lạp xưởng.
Theo các công ty chuyên kinh doanh vi cá, bào ngư, thì vi cá có giá từ 2-10 triệu đồng/kg; bào ngư chủ yếu là hàng nhập từ Singapore (Úc, Mexico), giá từ 540.000- 660.000 đồng/hộp (loại 2-3 con/kg).
Trong khi đó, tại chợ An Đông, Bến Thành, phần lớn vi cá xé sẵn chỉ khoảng 1,5 triệu đồng/kg; bào ngư Trung Quốc giá “bèo” hơn, chỉ từ 150.000-200.000 đồng/hộp. Và nhiều người tiêu dùng mừng thầm vì nghĩ mình đã mua được đặc sản với giá mềm.
Ảnh minh họa. |
Phân biệt thật-giả: Ông Nguyễn Thanh Duy (Chủ doanh nghiệp tư nhân Thiên Tổ Yến, Q.6, TP.HCM) chuyên kinh doanh sỉ, lẻ các mặt hàng tổ yến, bào ngư, vi cá… đưa cho chúng tôi xem hộp yến giả màu trắng đục và vi cá giả mà ông “thu hoạch” được tại các chợ trên địa bàn thành phố, trưng bày ở cửa hàng để hướng dẫn khách phân biệt hàng thật, giả. Nếu chưa bao giờ nhìn thấy tổ yến thật thì rất dễ mua nhầm yến sào giả, vì hiện ngoài thị trường tràn ngập sản phẩm được làm giả rất tinh vi, thậm chí nhiều nơi còn cấy lông chim vào cho giống tự nhiên. Yến sào giả thường được làm từ agar (rau câu), tinh bột, lòng trắng trứng, và một số hợp chất chưa rõ nguồn gốc. Còn vi cá cũng được làm giả rất tinh vi từ sợi bún tàu. Riêng nhung hươu giả, màu rất đẹp, thậm chí còn đẹp hơn cả… nhung thật. Về màu sắc, tổ yến, thường có màu trắng ngà, vàng đậm, cam, huyết đỏ và ngửi thấy có mùi biển, hơi tanh; khi ngâm, chưng, yến sẽ nở thành sợi, múc lên không bị vón cục hoặc mùi hôi khó chịu như yến giả. Theo Trung tâm Yến sào Hoàng Yến Eka, ngoài yến giả hoàn toàn bằng tinh bột, yến còn được làm giả từ những tổ yến vỡ, độn tinh bột nên sợi yến sào thường cứng, bết vào nhau; để ý sẽ thấy yến vụn và chất độn ở giữa, bên ngoài được trang trí bằng một số sợi dài sắp xếp không tự nhiên. Một loại giả nữa là yến sào độn đường sọt (một loại đường hóa học) để tăng trọng lượng. Nhận biết bằng cách nhấm một sợi yến sào có vị ngọt; dẻo, không khô và ngửi thấy mùi ngai ngái của đường hóa học. Riêng với loại bào ngư mà giá mỗi ký chỉ vài chục ngàn không thể là hàng thật.
Nhung hươu vốn là chất bổ âm. Những người bị cao huyết áp, có hội chứng âm hư với biểu hiện người gầy, hay có cảm giác sốt về chiều, môi khô, miệng khát, đại tiện táo… tuyệt đối không được dùng lộc nhung. Người còn trẻ (hoặc có sức khỏe bình thường) khi dùng lộc nhung phải theo dõi tình trạng sức khỏe.
Theo BS Đào Thị Yến Thủy (Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM): cần lưu ý trước khi dùng thức ăn bổ dưỡng. Đặc biệt, một số người tuổi cao, thấy sức yếu, muốn “bổ” mau, đã mua và sử dụng yến sào liên tục mỗi ngày, hậu quả là cơ thể không thể tiêu hóa nổi, khó chịu, bụng đầy trướng và không thể ăn cơm. Đó là do lượng đạm khá cao trong yến sào.
Người lớn tuổi, người có bệnh gan (bệnh thận, đái tháo đường…) cần chú ý không ăn quá nhiều đạm. Đối với người khỏe mạnh (hoặc trẻ em) có thể thỉnh thoảng dùng yến sào như một thực phẩm cung cấp chất đạm. Không nên ăn một lúc nhiều hơn 100g yến sào và cũng không cần ăn thường xuyên mà nên thay đổi với các thức ăn giàu đạm khác như thịt (cá, trứng, sữa, đậu…) Khi ăn một thực phẩm lạ, hãy “lắng nghe cơ thể của mình” để đoán biết sự thích hợp của thực phẩm ra sao. Dinh dưỡng hợp lý là ăn gì cũng chừng mực, vừa đủ.
Lương y Đinh Công Bảy (Tổng thư ký Hội Dược liệu TP HCM) cho biết thêm: yến sào có tác dụng dưỡng âm, bổ phế, tiêu đàm, trừ ho, định suyễn được dùng làm thức ăn bổ dưỡng trong các trường hợp suy nhược cơ thể (mệt mỏi, biếng ăn, mất ngủ, khí huyết suy yếu, người nóng bứt rứt, gầy ốm, da khô nóng, tim đập nhanh...).
Những người sức khỏe rơi vào các tình trạng sau đây không nên dùng yến sào: cảm mạo, sốt, nhức đầu, đau bụng do lạnh, đầy bụng, ho nhiều đờm loãng và trong; bị bệnh viêm nhiễm cấp tính, chức năng hoạt động của tỳ vị yếu không thể hấp thu các thực phẩm (hoặc dược liệu) có quá nhiều chất dinh dưỡng, nhiều chất đạm. Những người bị đái tháo đường, nếu muốn ăn yến sào thì chỉ nên ăn dạng cháo.
Đặc biệt, các bé dưới 1,5 tuổi không nên dùng vì sức đề kháng còn yếu, dễ phản ứng không tốt với món ăn lạ, hàm lượng đạm cao.
Theo Phunuonline
- TP HCM: 'Hàng sida' đắt khách (10:53:00 18/07/2010)
- Ngắm Vespa LX hồng giá 66,5 triệu đồng (09:42:00 16/07/2010)
- Sắm quạt phun sương (09:44:00 15/07/2010)
- 'Dở khóc dở cười' vì trà giảm cân (08:06:00 14/07/2010)
- Hè đẹp cùng tất phun (08:02:00 13/07/2010)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |