- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Sau 2 tuần tổ chức, nhãn hàng BlueStone đã trao 4 giải “Trọn gói đa năng”, 4 ...
-
Có mẫu mã đẹp, chất lượng đảm bảo nên hàng nhập ngoại vẫn được khá đông khách ...
-
Bắp cải Đà Lạt to, hình tròn dẹp, lá bao bên ngoài có màu xanh nhạt, lá cuốn ...
-
Nói cách khác, quả lê bị nhiễm phóng xạ và điều này thật sự gây nguy hiểm đối ...
-
Thành phần của hộp sữa đều có nguồn gốc từ Trung Quốc.
-
Thành phần của các loại kem trộn hầu hết đều có corticoid khiến người dùng bị ...
-
Anh Tấn Minh mua liền một lúc 4 chiếc quạt về sau 2 tuần đành phải xếp xó.
-
Chỉ có vài hãng sữa được tăng giá bán, nhưng nhiều điểm bán cùng cho rằng ...
-
Chị em dễ mắc chiêu trò giảm giá khủng mà vô tình bỏ quên chất lượng sản phẩm.
Mỹ phẩm cao cấp khuyến mãi lớn là "đồ khả nghi"
Các thương hiệu nổi tiếng bị làm nhái đang ầm ầm xuống phố với các mức giá rẻ không ngờ.
L'oreal, Lancôme, Maybeline, Dior, Shiseido... là những thương hiệu nổi tiếng bị làm giả nhiều nhất và được chào hàng rộng rãi tại nhiều cửa hiệu hoành tráng, với các chiêu khuyến mại hấp dẫn.
Không phải mọi mỹ phẩm có dán tem chống giả đều là hàng chính hãng. Người tiêu dùng nếu không tinh tường có thể mua nhầm phải hàng giả rồi “tiền mất tật mang”. |
Một cửa hàng “L’Oréal chính hãng” trên phố Phạm Ngọc Thạch treo biển “giảm giá đến 45%”. Nhân viên ở đây đon đả đưa mấy hộp kem “dùng cả ngày cả đêm, nhập khẩu từ Pháp” nhưng nhìn kỹ sẽ thấy không hề ghi nơi sản xuất, xuất xứ, nhà nhập khẩu.
Cũng tại cửa hàng “L’Oréal chính hãng” này, người ta có thể tìm thấy bất kỳ sản phẩm nào của MAC, Maybelline, L’Oréal, Lancôme...
Chị Lê - một khách hàng tìm mua mỹ phẩm tại đây cho biết, hình thức và giá tiền in hoặc ghi trên vỏ hộp đều khá giống với hàng chính hãng. Hầu hết sản phẩm đều có một loại tem màu ngả vàng hoặc ngả xanh, có chữ “Tem chống hàng giả” hoặc “Đảm bảo chính hãng”. Và cái khác chính là giảm giá tới 45%.
Chị Lê cũng nói: “Chữ in không sắc nét, thậm chí bị sai chính tả hoặc sản phẩm không ghi xuất xứ, tên nhà sản xuất, chỉ có tên nhà nhập khẩu là Công ty TNHH P.Việt nào đó ở TP HCM”.
Hàng chính hãng lên tiếng
Theo bà Nguyễn Thị Huyền (phụ trách về pháp lý và dược lý tại Công ty L’Oréal VN), hiện nay, công ty này hoàn toàn không có chương trình khuyến mãi nào ở mức giảm giá 45%.
Theo bà Huyền, tất cả sản phẩm L’Oréal có dán tem chống hàng giả hoặc tem hàng đảm bảo chính hãng đều là hàng giả, vì sáu tháng nay công ty này thực hiện quy chế mới của Bộ Y tế, không dán tem chống hàng giả lên sản phẩm. Còn các lô sản phẩm cũ có tem chống hàng giả nhưng phải đầy đủ các dòng chữ “Viện Khoa học hình sự - Tem chống hàng giả”.
L’Oréal VN chỉ có duy nhất một nhà phân phối là Công ty Nhân Việt (địa chỉ 36 Hòa Mã, Hà Nội). Trên các sản phẩm giả, nhà nhập khẩu có thể là Công ty P.Việt nào đó ở TP HCM hoặc Công ty Nhân Việt nhưng địa chỉ ở 35 Hòa Mã, Hà Nội.
Theo phản ánh của những người tiêu dùng sành sỏi, sản phẩm mascara Maybelline giả có hình thức khá giống hàng thật. Chị Lê cũng cho hay, điểm khác biệt chỉ là vỏ hộp giả dài hơn sản phẩm thật. Mascara trong sản phẩm giả ở dạng gel, bết dính khi quét lên mi. Còn loại phấn nền L’Oréal giả thì lỏng toẹt, đầu vòi rất khó sử dụng khi người dùng muốn bấm lấy phấn ra, khi bấm ra được rồi thì nó lại phun phấn ra ngoài rất mạnh. Mùi sản phẩm giả chua và hắc.
Cẩn thận không mạng bệnh
Các nhà phân phối mỹ phẩm chính hãng khuyến cáo, mỹ phẩm giả thường chứa axit salicylic, carticoid và màu công nghiệp, sau khi dùng vài lần sẽ gây cảm giác bỏng rát, nổi mụn nhọt, viêm nhiễm.
Mỹ phẩm nhái, nếu là phấn nền, phấn mắt thường bị bở, màu không sắc nét, mùi hắc; nếu là mascarra chải mi thì lớp gel thường bị dính bết và nhoè khi sử dụng; kem nền thì hay bị vón cục, sạn, khi bôi lên da có màu loang lổ.
Theo bà Nguyễn Thành (Trưởng phòng khám - Bệnh viện Da liễu Quốc gia), phần lớn các loại mỹ phẩm chăm sóc da hay làm đẹp đều chứa từ 15–20 loại hoá chất khác nhau. Những loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, nhãn hiệu sản phẩm không in tiếng Việt mà in chữ Trung Quốc, Thái Lan, xen kẽ tiếng Anh thường khiến nhiều chị em vì làm đẹp mà phải nhập viện do dị ứng.
Trên thực tế, để che mắt các cơ quan chức năng, không ít cửa hàng mỹ phẩm giả mua một số mỹ phẩm thật, nhất là những loại giá rẻ như sữa rửa mặt, nước hoa hồng se lỗ chân lông... trà trộn vào hàng giả. Khi có đoàn kiểm tra, họ nghiễm nhiên có hóa đơn mua hàng thật để trình báo. Trong khi đó, số người tiêu dùng có kiến thức và kinh nghiệm liên quan đến mỹ phẩm ở VN rất thấp.
Hiện cơ quan chức năng quản lý sản phẩm mỹ phẩm là Cục Quản lý dược (Bộ Y tế). Cơ quan này đã tổ chức 2 khoá tập huấn hướng dẫn triển khai các quy định về công tác quản lý mỹ phẩm tập trung vào tập huấn kỹ năng thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng mỹ phẩm, và góp ý sửa đổi, bổ sung chế tài xử phạt vi phạm hành chính mỹ phẩm giả. Tuy nhiên, công tác quản lý mỹ phẩm hiện còn nhiều khó khăn do nguồn nhân lực mỏng, chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe.
Theo Zing
- Khuyến mãi ở BigC Thăng Long (18:58:00 22/03/2009)
- Hà Nội: Săn quần áo giá rẻ thời khủng hoảng (16:17:00 20/03/2009)
- TP HCM: Siêu thị ngưng bán sản phẩm Johnson vì sợ chất gây ung thư (13:55:00 18/03/2009)
- Lột sạch ví chồng để tránh... sa ngã (13:27:00 13/03/2009)
- Sữa Enfa của Mead Johnson cũng đã tăng giá (10:11:00 12/03/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |