- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Sau 2 tuần tổ chức, nhãn hàng BlueStone đã trao 4 giải “Trọn gói đa năng”, 4 ...
-
Có mẫu mã đẹp, chất lượng đảm bảo nên hàng nhập ngoại vẫn được khá đông khách ...
-
Bắp cải Đà Lạt to, hình tròn dẹp, lá bao bên ngoài có màu xanh nhạt, lá cuốn ...
-
Nói cách khác, quả lê bị nhiễm phóng xạ và điều này thật sự gây nguy hiểm đối ...
-
Thành phần của hộp sữa đều có nguồn gốc từ Trung Quốc.
-
Thành phần của các loại kem trộn hầu hết đều có corticoid khiến người dùng bị ...
-
Anh Tấn Minh mua liền một lúc 4 chiếc quạt về sau 2 tuần đành phải xếp xó.
-
Chỉ có vài hãng sữa được tăng giá bán, nhưng nhiều điểm bán cùng cho rằng ...
-
Chị em dễ mắc chiêu trò giảm giá khủng mà vô tình bỏ quên chất lượng sản phẩm.
Đỉnh lãi suất giảm xuống 18%
Sau gần 2 ngày chiếm lĩnh “đỉnh” lãi suất, SeABank đã dừng chương trình Tiết kiệm siêu lãi suất, đưa mức lãi suất huy động cao nhất của ngân hàng này về 17,52%/năm. Trên thị trường ngân hàng, “đỉnh” lãi suất đang được giữ ở mức 18%.
14h chiều 12/6, Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank) thông báo ngừng áp dụng biểu siêu lãi suất 19,2%/năm dành cho kỳ hạn 13 tháng và khuyến khích khách hàng gửi tiết kiệm theo Lãi suất bậc thang với lãi suất cao nhất là 17,52% cho kỳ hạn 3 và 6 tháng.
Tuy nhiên, để tham dự chương trình này, khách hàng phải có tối thiểu số tiền gửi lên tới 2 tỷ đồng.
So với biểu lãi suất đang áp dụng của một số ngân hàng trong khối TMCP, mức cao nhất của SeABank hiện khá khiêm tốn. KiênLongBank giữ vị trí quán quân với mức 18%/năm cho kỳ hạn 12 tháng; Techcombank, SHB và OceanBank đồng loạt áp dụng chung mức 17,8% cho các kỳ hạn 1 - 12 tháng.
Như vậy, đến thời điểm này, SeABank là ngân hàng đầu tiên hạ lãi suất huy động vốn; trong khi có ngân hàng mới bắt đầu nhảy vào cuộc đua này.
Điển hình là Ngân hàng Quốc tế (VIB Bank), Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) với mức tăng cao nhất 17,5% ở kỳ hạn 12 tháng; Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) lên 17% kỳ hạn trên 6 tháng; Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) 17,1%/năm thuộc về các kỳ hạn từ 9 - 12 tháng và nếu cộng thêm lãi suất thưởng có thể lên tới 17,52%...
Không thể đứng ngoài cuộc, các ngân hàng quốc doanh cũng rục rịch điều chỉnh tăng lãi suất. Cụ thể: Ngân hàng Đầu tư và phát triển (BIDV) 17% cho kỳ hạn 6 tháng; Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank) 16,56% với các kỳ hạn từ 7 tháng trở lên; Ngân hàng Công thương (VietinBank) thấp nhất, chỉ ở mức 16% cho kỳ hạn 12 tháng.
Khối ngân hàng TMCP chạy đua, ngân hàng quốc doanh cũng hăng hái nhập cuộc, là nguyên nhân chính khiến dòng vốn từ ngân hàng này khó chảy về ngân hàng kia, khách hàng đến giao dịch chủ yếu đổi sổ tiết kiệm để hưởng mức lãi suất cao hơn ngay tại chính ngân hàng đang gửi.
Cùng với việc tăng lãi suất tiền gửi để hấp dẫn khách hàng, các ngân hàng đã nâng lãi suất cho vay lên tới mức trần 21% mà Ngân hàng Nhà nước quy định.
Tổng Giám đốc một ngân hàng TMCP tại Hà Nội tính toán: Với mức trần lãi suất cho vay 21% không được cộng bất kỳ một khoản phụ phí nào, lãi suất huy động chỉ dao động quanh ngưỡng 16 - 17%/năm, ngân hàng mới thật sự có lãi.
Nếu ngân hàng nào huy động vốn nhiều, vốn cao mà không giải ngân được sẽ phải “gồng mình” gánh chịu áp lực trả lãi cho quyết định của mình.
Do đó, ngân hàng sẽ phải tự cân đối mức lãi suất huy động và lãi suất cho vay để đảm bảo hoạt động; các ngân hàng nhỏ sẽ gặp khó khăn nhiều hơn vì hầu như sử dụng vốn huy động ngắn hạn để cho vay.
Các ngân hàng cũng không thể cho vay quá nhiều vì hạn mức tăng trưởng tín dụng theo khống chế của Ngân hàng Nhà nước chỉ được 30% trong năm nay.
Theo Dân Trí
- Giá vàng, USD đều tăng (10:01:00 13/06/2008)
- Tấp nập đi đổi sổ tiết kiệm (17:13:00 12/06/2008)
- Hàng hạ giá mà vẫn ế (15:46:00 12/06/2008)
- Giá vàng lên xuống thất thường (14:55:00 12/06/2008)
- Giá gas tăng 5.000 đồng (11:11:00 12/06/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |