- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Bạn có thể thưởng thức rất nhiều món ăn ngon mà không cần phải đặt chân vào ...
-
Đường phố và những mái nhà phủ một màu trắng xóa của tuyết.
Quà vặt ở Nha Trang
Các món quà vặt ở Nha Trang có hương vị đậm đà và cách chế biến cũng ít nhiều khác lạ so với vùng miền khác, khiến khách đã ăn một lần sẽ khó quên.
Bún bò Huế
Món bún bò Huế khi "di cư" vào Nha Trang đã được biến tấu thành món hợp khẩu vị, đậm đà, có nét rất riêng của Nha Trang nhưng vẫn không mất đi hương vị Huế. Ở Nha Trang có thể nói ra ngõ là gặp… bún bò, từ quán bình dân với giá khá mềm cho đến các bữa sáng trong nhà hàng sang trọng. Dù bún bò bình dân hay cao cấp, sự nêm nếm mỗi quán có khác nhau chút đỉnh, nhưng đều… ngon như nhau.
Nổi tiếng lâu đời có bún bò O Thi ở đường Phan Chu Trinh. Khách quen thường gọi là bún bò cây me (dù bây giờ chẳng còn cây me nào). Không cần nhớ bảng hiệu, bún bò Nha Trang mang luôn tên con đường như bún bò Hàn Thuyên, bún bò Ngô Gia Tự, Tô Hiến Thành, Hoàng Hoa Thám, Bạch Đằng… cùng vô số những quán nhỏ đường nhỏ, nhiều không kể hết.
Bún dùng trong món bún bò phải là loại bún cọng to mới đúng điệu. Tuy nhiên có người lại thích ăn bún cọng nhỏ (thấm vị nước dùng hơn), nói chung tùy ý thích mỗi người mà chủ quán đáp ứng yêu cầu. Một nhúm bún trụng qua nước nóng già, cho vào tô. Sắp đều thịt bò lên mặt một bên, bỏ thêm khoanh giò một bên, rồi chan nước, bỏ thêm nhúm hành lá, tí tiêu…, tô bún bốc khói đã sẵn sàng cho thực khách.
Bún bò đặc biệt hấp dẫn bởi đĩa rau (không có rau không thành bún bò). Đĩa rau đầy có ngọn được mang ra. Xà lách, bắp chuối xắt, thêm ít giá cọng nhỏ và rau quế để nguyên lá, tất cả đều xanh mướt, tươi non. Cho rau xanh vào tô, trộn đều, đã thèm ăn lắm rồi. Nhưng chưa xong, quán nào ở Nha Trang cũng có bát nước mắm ớt xanh. Thong thả vắt miếng chanh nhỏ, nêm thêm muỗng mắm ớt. Ai thích ăn cay, cắn miếng ớt xen kẽ giữa những “hiệp” gắp bún.
Mì Quảng
Món mì Quảng ở Nha Trang rất khác với mì Quảng ở các vùng. Đây cũng là món có mặt khắp các nẻo đường thành phố, từ vỉa hè tới tiệm ăn sang trọng. Nước dùng của món mì Quảng Nha Trang được nấu bằng xương lợn (xương đầu, xương đuôi, xương bánh vá…), nếu có giò lợn càng ngon. Thịt đùi cũng luộc chung với nước dùng cho thấm gia vị, sau đó vớt ra để nguội và thái mỏng. Có quán tạo hương vị đặc trưng cho miếng thịt luộc, khi vớt ra bỏ thịt vào nước dừa, rồi mới lấy ra thái, miếng thịt có vị ngọt và mềm…
Tận dụng lợi thế xứ biển nên tô mì Quảng ở Nha Trang vừa có thịt, vừa có chả cá (chiên và hấp). Nhúm bánh phở khô màu vàng cùng giá sống trụng qua nước nóng già. Bỏ vào tô, bà bán hàng sắp trên mặt tô ít thịt luộc, ít chả cá. Có người chỉ thích ăn chả bìa là miếng chả chiên được cắt ra từ vành ngoài, ăn vừa dai, vừa giòn, nhưng có người chỉ thích chả hấp. Chín người mười ý, người bán đều chiều hết. Ai thích thì kêu thêm khoanh giò lợn. Có người thích thêm vài miếng da lợn luộc. Sau đó chan nước dùng, cuối cùng nêm hành lá, hành phi và quan trọng là có thêm thìa lạc rang.
Đĩa rau sống ăn với bún bò mới hấp dẫn làm sao: màu xanh của xà lách, rau thơm lẫn với màu nâu nhạt của bắp chuối, thêm màu trắng của cọng giá mập mạp. Sau này, các hàng mì Quảng “phăng” thêm, tăng độ đậm đà của món ăn bằng cách bày lọ mắm tôm hay mắm ruốc bên cạnh cbát mắm ớt (nguyên chất hay mắm ngọt). Theo nhiều người, có chút mắm ruốc, tô mì Quảng sẽ ngon, đậm đà khó quên hơn.
Bánh canh chả cá, bún cá
Ở Nha Trang có lệ, sáng sớm và xế chiều, nhiều hàng bánh canh, bún cá bắt đầu dọn ra. Hàng nào cũng bày trên bàn một khay chả cá chiên vàng cao, một khay chả cá hấp cũng cao không kém. Kèm với đó là một thau nhỏ hành lá xắt nhuyễn, thau đầu hành trắng chẻ sợi mỏng, một lọ hành khô phi vàng, cạnh đấy là đĩa chanh xắt miếng nhỏ và tô nước mắm ớt tỏi đậm đặc.
Tiệm bánh canh Loan ở đường Ngô Gia Tự lúc nào cũng nhộn nhịp khách. Do chả cá ngon một phần, và còn do các gia vị kèm như mắm ớt, mắm tôm tùy theo ý khách ăn bánh canh hay bún cá để nêm nếm. Một loạt hàng bánh canh cá thu ở đường Nguyễn Thị Minh Khai luôn đông khách, tạo thành thương hiệu cho con đường này. Có hàng bánh canh ở đường Trần Thị Tính, tuy là một con đường nhỏ và xa khu trung tâm nhưng thực khách phải đợi lớp trong lớp ngoài.
Các hàng bánh canh Nha Trang có thêm một món bán kèm nữa là bánh mì chả cá. Bánh mì Nha Trang đặc ruột và giòn chứ không xốp như bánh mì Sài Gòn. Chả cá chiên xắt lát đem bỏ vào ổ bánh mì, thêm mấy gắp rau mùi, hành lá, hành tây sắt sợi, hành phi và chan mắm ớt ngọt.
Bún cá Nha Trang còn có thêm nguyên liệu sứa giòn giòn, vị thanh rất ngon. Nước dùng bún cá cũng gần giống nước dùng bánh canh, tạo nên vị đặc trưng rất Nha Trang.
Theo Bình An
Phunuonline
- Thú vui câu cá của người Sài Gòn (16:41:00 20/09/2012)
- Hương vị miền Tây trong món hủ tiếu hấp (15:18:00 13/09/2012)
- Hà Nội: Lai rai há cảo chiên Hàng Bồ (09:54:00 31/08/2012)
- TPHCM: Ẩm thực dịp 2/9 (14:00:00 30/08/2012)
- Khuyến mãi du lịch dịp 2/9 (15:48:00 29/08/2012)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |