- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
“Khu mộ mới nhất vừa làm bia. 1634 cháu chỉ chưa đầy 2 tháng”.
-
Nữ sinh tên Như khẳng định, cô chỉ đem xác con giấu đi chứ không hề vứt xuống ...
-
Sau khi tới tòa làm thủ tục ly hôn, bà Lê vào nhà nghỉ với thẩm phán rồi bị ...
-
Sau sự cố, Thanh không còn liên lạc với Đào và con gái Sao Mai, một mình Đào ...
-
Trước người đàn ông nước ngoài rơi sáng 11/2, thì 2 phụ nữ người Việt cũng rơi ...
-
Trong lúc cãi nhau, Nga đã dùng vật cứng đập vào đầu bà Bé rồi đẩy bà này xuống ...
-
Được biết, gia đình cô dâu và chú rể đều là đại gia về gỗ và có kinh tế rất khá ...
-
Thấy con lên cơn co giật, người mẹ vắt quất vào miệng con khiến hạt quất rơi ...
-
Bị đau còn bị chủ quán đòi tiền, Hậu bực tức chụp con dao đâm vào người nạn ...
Hà Nội: Quá tải ở các bệnh viện phụ sản
Những ngày nắng nóng kéo dài khiến cho những căn phòng ở bệnh viện trở nên oi nồng hơn. Dọc hành lang các bệnh viện Phụ sản Trung ương, Phụ sản Hà Nội, Bệnh viện K... người nhà bệnh nhân nằm, ngồi ngổn ngang.
Theo TS. Nguyễn Viết Tiến, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, nhu cầu đến khám chữa bệnh tại bệnh viện tuyến Trung ương tăng từ 15-20% mỗi năm. Nhưng tình trạng quá tải bệnh viện sẽ điều tiết được nếu áp dụng hiệu quả nhiều biện pháp.
Những ngày nắng nóng kéo dài khiến cho những căn phòng ở bệnh viện trở nên oi nồng hơn. Dọc hành lang các bệnh viện Phụ sản Trung ương, Phụ sản Hà Nội, Bệnh viện K... người nhà bệnh nhân nằm, ngồi ngổn ngang.
Hành lang bệnh viện, phòng chờ hay ở ngoài sân, miễn là chỗ trống, những người có nhân thân đang nằm viện lại tận dụng để làm chỗ trú chân trong những ngày dài khó khăn ở Hà Nội.
Phải lên Trung ương mới tốt
Với tâm lý "có bệnh thì vái tứ phương", những người dân ở các vùng quê cũng muốn được chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất. Do vậy, dù chỉ mắc những bệnh thường hay chỉ vì muốn được sinh nở thuận lợi, nhiều người dân nghèo ở các vùng quê lại bán lợn, bán gà tất tả lên thành phố khám và chữa bệnh.
|
Trên giường bệnh nhân... |
Bác Hoàng Thị Thơm ở xã Thành Thọ, Thạch Thành, Thanh Hóa có cô con gái đang nằm ở viện Phụ sản Trung ương cho biết, con gái bác vừa sinh con so nhưng vì sợ đau nên ngay từ đầu, gia đình đã xác định là sẽ xin đẻ mổ. Có người nhà ở Hà Nội nên bác đã đưa con gái lên Hà Nội 1 tuần trước khi sinh.
Còn bác Bình có con gái đang nằm ở khu D, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội lại chia sẻ, quê bác ở Hà Tây nhưng để đỡ tiền mất, tật mang, cứ lên Hà Nội, các bác sĩ ở Hà Nội chuyên môn cao hơn. Vì vậy, nếu có vấn đề gì thì sẽ được phát hiện sớm, tránh những trường hợp đáng tiếc.
Lau những giọt mồ hôi lấm tấm trên trán, chị Thu Hà nằm ở phòng Dịch vụ, khu A, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết: “Đáng lẽ còn non 1 tháng nữa chị mới sinh nhưng tối hôm đến bệnh viện, chị thấy rỉ nước ối, để an toàn chị bảo chồng đưa đến viện nằm. Sau 2 ngày theo dõi, chị được kích thích để đẻ vì cháu bé trong bụng nhỏ quá không thể thực hiện đẻ mổ. Hiện nay, cháu bé vẫn đang phải nuôi trong lồng kính nhưng các bác sĩ chẩn đoán cháu phát triển bình thường. Cũng may nhà ở Hà Nội, chứ nếu không có thể đã xảy ra trường hợp xấu".
|
...ngoài hành lang bệnh viện |
Bác Hòa, mẹ của chị Hà cũng chia sẻ: “Khi chị Hà mang thai, gia đình đã tìm hiểu để làm sao Hà được mẹ tròn con vuông, vì ở Hà Nội có nhiều bệnh viện uy tín nên gia đình cũng yên tâm. Hôm chị Hà xảy ra chuyện, gia đình 2 bên nội ngoại cũng đứng ngồi không yên suốt mấy ngày. Đến giờ thì đã phần nào yên tâm. Và để tiện theo dõi sức khỏe của 2 mẹ con Hà, gia đình đã đăng ký nằm ở Phòng dịch vụ”.
Giải pháp giảm tải ở bệnh viện
Theo quan sát của nhóm phóng viên, tình hình quá tải ở các bệnh viện hiện nay tuy vẫn còn nhưng đã ít nhiều không còn “nóng” như trước.
Ở viện C Trung ương, mỗi ngày đón hơn 100 bệnh nhân kèm theo đó là 200-300 người đến chăm sóc. Nhưng mỗi giường bệnh, cũng chỉ thấy 1 người/giường hoặc cùng lắm là 2 người/giường.
Ở viện C Hà Nội cũng vậy. Khu A, khu D của bệnh viện, thời điểm hiện tại vẫn có giường trống, mỗi bệnh nhân nằm một giường, cũng có giường ghép 2 người/giường.
|
...khu vực thang máy |
Tuy nhiên, nếu so với cùng thời điểm năm 2008 thì tình trạng quá tải ở bệnh viện đã được giảm thiểu đáng kể. Những ngày nắng nóng năm 2008 nếu đến khoa Sản I, Bệnh viện Phụ sản trung ương sẽ thấy cảnh 4 "bà bầu" nằm chung một chiếc giường rộng 1,2m, dài 1,6m.
Không phải tất cả các giường được kê tại đây đều nằm 4 người, nhưng hầu hết đều phải gồng mình "chịu đựng" sức nặng của ít nhất là 3 người phụ nữ sắp có niềm vui làm mẹ.
TS Nguyễn Viết Tiến - Giám đốc Bệnh viện Phụ sản TW - cho biết, quá tải ở các bệnh viện thuộc tuyến TƯ là tình trạng không mới, diễn ra ở nhiều bệnh viện. Sự quá tải ở các bệnh viện cho thấy uy tín của các cơ sở y tế nhưng mặt khác lại đặt ra yêu cầu bức thiết là phải giải tỏa tình trạng quá tải.
"Phải kết hợp nhiều giải pháp như tổ chức khám sớm, khám muộn, điều trị tại nhà nhằm giảm bớt số bệnh nhân nằm tại viện...", ông Tiến chia sẻ.
|
...phòng chờ khám bệnh |
Theo ông Tiến, có lẽ cả Hà Nội, hiện nay chỉ có viện C Trung ương áp dụng đồng loạt nhiều biện pháp và đạt được hiệu quả rõ rệt. Đến 6 tháng đầu năm 2009, tình trạng quá tải ở viện đã được hạn chế đến mức tối đa. Không còn cảnh ghép 4 người/giường, cảnh ghép 3 cũng rất hiếm.
Ông Tiến chia sẻ, hiện tại, bệnh viện C TW đã thành lập Trung tâm Chăm sóc sức khỏe tại nhà với 10 y bác sĩ. Các bệnh nhân có nhu cầu được chăm sóc tại nhà hoặc từng nằm trong viện nhưng có khả năng ra viện sớm, cần theo dõi, chăm sóc thì chuyển sang hình thức chăm sóc sức khỏe tại nhà.
Trung tâm cũng chăm sóc những bệnh nhân có bệnh lý nhưng không cần phải đến viện. Những biến chứng, diễn biến phức tạp sẽ được phát hiện kịp thời. Với biện pháp này, Trung tâm đã cứu chữa khoảng 50 bệnh nhân mỗi ngày.
Trong khi đó, nếu số bệnh nhân đó nằm trong viện thì cũng tương đương với một bệnh viện cỡ nhỏ. Vì ở Hà Nội có nhiều bệnh viện chỉ có 200 – 300 giường bệnh. (Viện C TW có 520 giường bệnh).
Giảm được 50 giường bệnh, kéo theo hàng trăm người khác nữa tập trung tại bệnh viện (người chăm sóc, vào thăm, phục vụ…) sẽ giảm thiểu một phần tình trạng quá tải, bớt căng thẳng.
|
...đến...nơi gửi xe máy, xe đạp. Bất cứ đâu, hễ có chỗ trống là có người thân của bệnh nhân..."vạ vật" |
Ngoài ra, hoạt động khám sớm cũng là biện pháp hay để khắc phục tình trạng quá tải. Trước giờ làm việc chính thức lúc 7h, viện C TW tổ chức một nhóm y, bác sĩ làm việc từ 6h30.
Một biện pháp hữu hiệu nữa mà viện C TW đang áp dụng đó là mở các trung tâm đào tạo tại tuyến dưới, giúp các cơ sở y tế tuyến dưới nâng cao nghiệp vụ, điều trị được nhiều bệnh lý trước đây không làm được.
Hơn nữa, hoạt động gắn bó chặt chẽ giữa các tuyến, cơ sở y tế cũng sẽ hạn chế được sự quá tải. Bệnh viện tuyến TW có thể chỉ đạo cách làm hoặc trực tiếp về tận địa phương để khám chữa bệnh, ông Tiến cho biết.
Khi được hỏi, tại sao vấn đề quá tải không còn mới và các bệnh viện khác không áp dụng những biện pháp như viện C TW để khắc phục tình trạng “quá tải”, ông Tiến khẳng định đó là phụ thuộc vào người lãnh đạo.
Theo TS Nguyễn Viết Tiến, những biện pháp như C TW đã làm, nếu các bệnh viện khác áp dụng mà không kiểm soát được thì chỉ bày thêm việc cho bệnh viện. "Quan trọng là người giám đốc phải bao quát, kiểm soát được hoạt động, kịp thời điều chỉnh nếu có bất cập...", ông Tiến nói.
Theo VTC
- Cụ ông 70 dụ đời bé gái 11 tuổi bằng 10.000 (17:09:00 23/07/2009)
- Nhân viên sân bay Nội Bài 'móc' đồ của khách (10:45:00 23/07/2009)
- TP HCM: Trộm 'râu xanh' chích điện bà, hiếp dâm cháu (00:03:00 23/07/2009)
- 12 năm tù cho kẻ hiếp dâm con gái hàng xóm (15:27:00 22/07/2009)
- 2 thanh niên chưa tròn đôi mươi hiếp chị công nhân thu rác (14:45:00 21/07/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |