- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
“Khu mộ mới nhất vừa làm bia. 1634 cháu chỉ chưa đầy 2 tháng”.
-
Nữ sinh tên Như khẳng định, cô chỉ đem xác con giấu đi chứ không hề vứt xuống ...
-
Sau khi tới tòa làm thủ tục ly hôn, bà Lê vào nhà nghỉ với thẩm phán rồi bị ...
-
Sau sự cố, Thanh không còn liên lạc với Đào và con gái Sao Mai, một mình Đào ...
-
Trước người đàn ông nước ngoài rơi sáng 11/2, thì 2 phụ nữ người Việt cũng rơi ...
-
Trong lúc cãi nhau, Nga đã dùng vật cứng đập vào đầu bà Bé rồi đẩy bà này xuống ...
-
Được biết, gia đình cô dâu và chú rể đều là đại gia về gỗ và có kinh tế rất khá ...
-
Thấy con lên cơn co giật, người mẹ vắt quất vào miệng con khiến hạt quất rơi ...
-
Bị đau còn bị chủ quán đòi tiền, Hậu bực tức chụp con dao đâm vào người nạn ...
Bị can vụ giết người trong xe Lexus "mơ" được xuất bản sách và trở thành cảnh sát sau khi ra tù
Sáng ngày 29/5, phóng viên đã gặp Vũ Thị Kim Anh. Trong cuộc nói chuyện nhiều nước mắt, cô nói về cuộc đời mình.
Muốn tự tử
Cô sinh ra trong một gia đình nề nếp. Cha mẹ cô là những người hiền lành, chất phác. Nhà có hai chị em gái, nhưng hình như cô được cha mẹ yêu quý hơn. Chính tình yêu của cha mẹ cô đối với cô giờ đây lại trở thành nỗi đau đớn khôn nguôi trong lòng cô. Nhiều lúc cô đã nghĩ tới tự tử. Cô đã định viết lá thư tuyệt mệnh gửi cha mẹ và ra đi. Cô muốn kết thúc cuộc đời cô. Cô cảm thấy không còn chịu đựng thêm được nữa.
Tôi nói với cô rằng: Nếu cô thực sự thương yêu cha mẹ mình thì cô phải sống. Cô phải làm cho cha mẹ cô tin rằng: cô sẽ đi qua được nỗi bất hạnh này để đến với một ngày mai tốt đẹp hơn cho dù có xa xôi. Bởi nếu cô tự tử, nghĩa là cô sẽ giết chết cha mẹ mình thêm một lần nữa. Mà không chỉ thêm một lần mà là làm cho cha mẹ cô chết từng ngày từng giờ cho đến khi nào họ còn sống.
![]() |
Vũ Thị Kim Anh xuất hiện trong bộ quần áo phạm nhân. Tính cho đến buổi sáng này, cô đã ở trong trại 3 tháng 10 ngày. Cô gầy đi nhiều so với thời gian trước khi bị bắt. Nhưng gương mặt cô vẫn là gương mặt của một cô gái nhan sắc và thông minh. Cô nói, hơn 3 tháng qua, cô sống trong một thế giới hoàn toàn khác. Và không đêm nào cô ngủ trọn giấc. Những cơn ác mộng đêm đêm trở về trong giấc ngủ đầy đau đớn, sám hối và tuyệt vọng của cô. |
Ước được làm lại...
Cô còn nhớ, khi đặt bước chân đầu tiên vào trại giam, cô đã thấy cuộc đời đầy mơ ước của cô kết thúc, kết thúc trong tội lỗi, trong bi thảm và trong nỗi hoảng sợ vô bờ với cuộc đời này. Đã bao đêm, cô thức trắng và đau đớn mơ đến một phép lạ cho cô được trở lại dù chỉ 30 giây thôi trước thời điểm cô cầm dao cắt vào cổ nạn nhân Nguyễn Tiến Chính.
Cô chỉ cần một phút đó thôi để cô dừng lại. Để cô bình tĩnh và rời bỏ chiếc xe Lexus, hay nói đúng hơn, rời bỏ người đàn ông có tên Chính kia. Cái người đàn ông đã trở thành nguyên nhân xáo trộn cuộc đời cô và bẻ ngoặt đường đời cô sang một thế giới của tội lỗi và nhục nhã chỉ trong khoảng 30 giây. Nhưng thời gian không bao giờ trở lại. Cô phải giành lấy đời mình ở những khoảng thời gian trước mặt.
Cho đến bây giờ, Vũ Thị Kim Anh vẫn không hiểu được rành mạch tình cảm của người đàn ông nạn nhân kia với cô là tình cảm gì. Tuổi thơ của cô là một quãng thời gian đẹp đẽ với gia đình, nhà trường và bạn bè. Nhưng khi 19 tuổi, cô cảm thấy trong tâm hồn cô có một điều gì đó bất ổn. Cô không biết rõ đó là gì. Cô cũng không biết chia sẻ với ai.
Không yêu, cũng chẳng lợi dụng người đàn ông xấu số ấy
Và theo cô, để lấp đi những khoảng trống rỗng vô hình nào đó trong tâm hồn mình, cô phải có một ai đó để chia sẻ. Và cô đã đi tìm những người bạn. Nhưng đó không phải là những người bạn ở trường, ở lớp, ở khu phố... mà là những người bạn trong một thế giới ảo. Đó là thế giới trên Internet, thế giới của những tin nhắn vu vơ, mơ hồ nhưng lại kích thích cô.
Và Nguyễn Tiến Chính là một người bạn trong thế giới ảo đó. Chính nhắn tin cho cô, gọi điện cho cô trong một thời gian khá dài nhưng hai người không gặp nhau. Cô phải thú nhận rằng: Trong khi trong tâm hồn cô có những khoảng trống rỗng mơ hồ thì những tin nhắn và những cuộc nói chuyện của Chính đã san bớt phần nào đó những khoảng trống rỗng đó. Ở đó, cô được chia sẻ phần nào, được nghe những lời nói dịu dàng và chiều chuộng. Và cô đã có những ngày nhẹ nhõm trong cái thế giới ảo đó với một con người ảo.
Thế rồi cả hai người bạn trong thế giới ảo đó quyết định bước vào một thế giới thật. Họ gặp nhau. Lúc này cô mới nhận ra người bạn có tên là Chính trong cái thế giới ảo đó là một người hơn cô nhiều tuổi và có tên tuổi ở thị xã Cao Bằng. Cô bảo cái thị xã Cao Bằng của cô rất nhỏ bé nên những người có tên tuổi như Nguyễn Tiến Chính được rất nhiều người biết. Họ gặp nhau uống cafe, ăn trưa.
Cô nói chuyến đi xa nhất mà Chính lái chiếc xe Lexus định mệnh đưa cô đến là vùng hồ Đại Lải. Cô bảo họ đến đó chỉ uống cafe rồi trở về. Mặc dù trong mắt của xã hội thì đó là nơi các cặp tình nhân thường bí mật đến đó để được sống với nhau trong những đoạn đời sống ngắn ngủi và hầu như những người sống trong những đoạn sống đó không hiểu đó là đúng hay sai, đó là niềm vui thật hay chỉ là sự tự lừa mị.
Tôi không luận bàn về những phần trong quan hệ của hai người trước khi xảy ra án mạng. Vì dù sao đó cũng là chuyện riêng tư của họ trừ khi họ vi phạm luật pháp. Những gì tôi đang viết đây là những lời cô kể lại.
Tôi muốn để cô tự nói về cuộc đời của cô trước cái đêm tội lỗi ấy. Bởi hơn ai hết, cô sẽ là người phán xét lương tâm mình, bởi chỉ cô mới là người biết hết sự thật của cuộc đời cô. Sau này, đã nhiều lần cô tự hỏi vì sao cô lại quan hệ với người đàn ông ấy. Cô biết anh ta đã có vợ con. Cô biết cả việc anh ta có quan hệ không ít với những cô gái trẻ như cô. Nhưng cô không hiểu sao cô lại không cắt đứt được quan hệ đó. Nhiều người nghĩ cô giống một số cô gái trẻ có nhan sắc thường cặp với các đại gia. Nhưng cô không hề nghĩ đến điều đó. Bởi vì theo cô, cô chưa hề lợi dụng Chính bất cứ điều gì.
Tôi nói với cô rằng tôi được biết Nguyễn Tiến Chính đã có lần nói với cô một điều “hệ trọng”. Nó giống như một lời cầu hôn hay đại khái bày tỏ ước mơ của anh ta được sống trọn đời trọn kiếp với cô. Cô nói không phải một lời cầu hôn cụ thể nhưng nó giống như thế. Nhưng cô đã im lặng. Cô im lặng vì chưa bao giờ cô tin Chính yêu cô. Cô có thể chỉ là một cái gì đó với Chính thôi. Tôi hỏi cô món quà gì Nguyễn Tiến Chính tặng cô trong thời gian hai người quan hệ với nhau mà cô nhớ nhất. Nghe vậy, Kim Anh mỉm cười chua chát. Cô bảo chưa bao giờ Chính tặng quà cho cô. Cô bảo có yêu nhau đâu mà người ta tặng quà. Nói xong cô khóc. Rồi cô lau nước mắt bằng bàn tay xanh trắng và đẹp của cô. Rồi cô lắc đầu tuyệt vọng và nói lại câu nói lúc đầu gặp tôi rằng đời cô đã kết thúc.
Cả trăm đêm ác mộng
Hơn ba tháng trong trại giam, hầu như đêm nào cô cũng gặp những cơn ác mộng. Nhưng không phải những cơn ác mộng về cái đêm ác mộng thực sự trong chiếc xe Lexus. Có lúc cô mơ chạy về thị xã Cao Bằng với đôi chân đau đớn và rớm máu. Có lúc cô mơi thấy có ai đó bế cô bay qua những ô cửa trại giam về tới những đám mây trắng cuối chân trời. Lại có lúc cô mơ thấy có một đôi mắt bất động đứng ngoài song sắt nhìn cô suốt đêm mà không chớp mắt. Chỉ có một lần cô gặp Chính.
Cô kể rằng, trong giấc mộng ấy cô được một cán bộ điều tra đưa cô đến bệnh viện để gặp Chính. Cô thấy Chính không chết. Chính nằm trên giường bệnh. Cô bước đến bên giường Chính để định nói một cầu gì đó nhưng có một đứa bé rất lạ xuất hiện. Đứa bé cầm lấy tay cô và hỏi: “Cô có giết ông ấy không?”. Nghe vậy cô chỉ khóc.
Cô thấy cô đã giết người đàn ông ấy và cũng thấy chưa bao giờ gặp người đàn ông ấy. Bây giờ, cô ở chung phòng giam với một người phụ nữ khác cũng đẹp như cô. Nghe nói người phụ nữ này tội còn nặng hơn cô. Hai người phụ nữ này chỉ biết động viên nhau hãy tin vào tương lai mặc dù trong mỗi người đều thường rơi vào tuyệt vọng. Kim Anh nói vẫn thường hát cho người phụ nữ kia nghe. Trong suốt hơn 3 tháng ở trong trại, có hai bài mà cô hát lặng lẽ, hát mãi và hát mãi. Đó là bài Mẹ yêu và bài Hãy về với anh.
Mỗi lần hát cô lại khóc. Lời bài hát cứa vào trái tim cô nhỏ máu. Tôi hỏi cô bài hát Hãy về với anh cô hát cho ai hay nghĩ đến một ai mà cô hát? Cô im lặng. Rồi cô nói cô cũng không biết hát cho ai cả. Có lẽ đó là nỗi đau trong cuộc đời một cô gái trẻ mà đa đoan mà bi kịch của cô. Khi Kim Anh gây án là lúc cô đang có người yêu. Từ khi bước vào trại cô chưa được gặp người ấy. Tôi hỏi cô nếu sau này, sau 5-10 năm hay một thời gian nhiều hơn thế khi mãn hạn tù, cô trở về cuộc sống của một con người bình thường mà chàng trai kia vẫn đợi cô với một tình yêu thương thực sự thì cô sẽ đón nhận tình cảm đó như thế nào? Cô lắc đầu không tin người con trai ấy lại có thể còn một tình cảm trọn vẹn trong trái tim anh như thời gian trước khi cô gây án.
Và dù chàng trai ấy có yêu thương cô như ngày xưa thì cho dù luyến tiếc đến đâu cô cũng sẽ chối từ. Vì với cô, mọi chuyện đã đổi thay và cô thấy mình không còn xứng đáng nữa. Nhưng điều quan trọng nhất mà cô nói là đó cũng không phải là một tình yêu lớn của cuộc đời cô.
Cô cũng là một người mê nhạc Trịnh Công Sơn. Có một bài hát của Trịnh Công Sơn trước kia cô không thích nhưng bây giờ cô lại thường hát thầm trong bóng tối: “Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi/ Để một mai tôi về làm cát bụi…”. Nói đến đây cô lại khóc. Có lẽ những ngày tháng trong trại giam là những ngày tháng cô mới thực sự suy ngẫm về cuộc đời. Nhưng cuộc đời lúc này trong mắt cô là đắng cay, là tủi nhục, là nuối tiếc và thường tuyệt vọng. Nhưng cô còn rất trẻ. Tôi nói với cô có không ít người 40-50 tuổi… mới bắt đầu sống thực sự có ý nghĩa. Tôi không muốn cô tuyệt vọng.
Ước mơ về tương lai
Ngày ngày bây giờ trong trại giam, cô vẫn viết nhật ký bằng cách lấy chiếc tăm nhọn chấm sữa để viết. Nghe cô nói vậy tôi nhớ đến cô đang học khoa Hóa. Cô viết những gì cô cảm thấy và nghĩ tới trong những ngày đau khổ này. Viết để cho cô đọc.
Có lúc cô nghĩ đến việc viết nhật ký đều đặn khi được phép. Cô muốn ghi lại những ngày tháng hạnh phúc và khổ đau, tội lỗi, tuyệt vọng và hy vọng trong những năm tháng ở trại. Cô nói cô không có khiếu viết văn nhưng cô có ý sẽ xuất bản một cuốn sách sau khi trở thành công dân trong tương lai.
Trước khi gây án, cô đã từng viết blog. Bài đầu tiên cô viết trên blog của cô là viết cho chị gái. Cô muốn chia sẻ với chị gái cô một nỗi buồn của cô ngày ấy. Nhắc đến chị gái mình, cô ôm mặt khóc rất lâu. Và trong blog của mình, cô chưa bao giờ viết một chữ về Nguyễn Tiến Chính. Hơn nữa, cô nói cô chỉ cho một số người thân yêu biết blog của cô mà thôi. Cũng như chưa bao giờ cô chụp bất cứ một bức ảnh chung nào với Chính trong cả những khi hai người đi chơi riêng với nhau.
Mọi kết luận cuối cùng về vụ án “xe Lexus” chúng ta phải chờ kết luận của cơ quan điều tra và mức án mà cô sẽ nhận phải chờ luật pháp phán quyết. Cả cô và tôi đều không biết trước chuyện này, nhưng tôi mong cô thành thật và bình tâm để cải tạo. Chính sách khoan hồng bằng việc giảm án của Nhà nước đối với các phạm nhân rất nhân đạo. Tôi mong cô sẽ được giảm nhiều để cô sớm trở về với gia đình và cuộc sống. Tôi hỏi cô nếu sau khi được ra tù, đâu là nơi cô chọn để trở về và sống: Cao Bằng hay một nơi nào khác? Cô trả lời cô sẽ trở về Hà Nội.
Bởi theo cô, cuộc sống của Cao Bằng chậm và khá buồn trẻ. Cô muốn được sống ở một nơi sôi động và có nhiều cơ hội. Tôi hỏi cô rằng cô có biết những nơi như thế luôn luôn có nhiều cạm bẫy và các “đại gia” không? Cô nói tới lúc đó có lẽ cô đã hiểu cuộc đời này hơn nhiều rồi. Cô biết cuộc sống ngày càng khốc liệt ở chốn thị dân. Các cô gái trẻ có nhan sắc như cô phải bước đi bên cạnh rất nhiều cạm bẫy ở chốn thị dân.
Khi chúng tôi đang nói chuyện thì bất chợt trong một vòm cây bên ngoài cửa sổ ở trại giam một tiếng ve vang lên và ngay sau đó là một dàn đồng ca của những chú ve. Cô ngước mắt về phía vòm cây. Hai hàng nước mắt chạy trên gương mặt cô. Cô nói nhiều đêm nghe tiếng ve cô đã khóc. Cô nhớ trường đại học, nhớ thầy cô và bạn bè cùng lớp. Cô vẫn còn mắc nợ thầy cô nhiều điều. Trong hình dung của mình, cô biết với tội mà cô gây nên có thể phải học tập cải tạo trong một thời gian không ngắn.
Nhưng cô vẫn mơ về một mái trường. Cô khóc và nói rằng cho đến bây giờ cô chỉ còn lại mỗi tấm bằng tốt nghiệp THPT. Mấy năm học đại học của cô đã không còn nữa. Cô ước mơ trở lại trường đại học cho dù lúc ra trại cô bao nhiêu tuổi. Trường đại học mà cô mơ ước là Học viện Cảnh sát nhân dân. Cô thi được 26,5 điểm. Chỉ thiếu nửa điểm là cô đã trở thành một sinh viên của Học viện cảnh sát.
Người ta xét duyệt cho cô học Trung cấp cảnh sát. Nhưng cô không muốn học trung cấp. Một cô gái khát vọng trở thành sỹ quan cảnh sát và đã nỗ lực thực sự cho ước mơ đó bây giờ lại trở thành tội phạm. Cô đã khóc mãi trong những ngày đêm trong trại vì điều này.
Trước khi rời khỏi trại giam, tôi hỏi cô sau khi ra tù, có một thương gia giàu có yêu thương cô chân thành bước đến và cầu hôn cô thì cô sẽ trả lời như thế nào. Cô chợt im lặng. Tôi thấy một cái rùng mình chạy qua cô. Tôi biết danh từ “đại gia” đang là nỗi ám ảnh đau đớn và ân hận khôn nguôi trong lòng cô. Chính thế tôi lại giải thích với cô rằng một thương gia thành đạt chứ không phải kiểu “đại gia” như tôi từng biết và từng nghe nói. Mặc dù tôi đã giải thích cặn kẽ nhưng cô vẫn im lặng.
Theo Cảnh Sát Toàn Cầu
- Hà Nội: Các bé háo hức với các điểm vui chơi (10:24:00 01/06/2009)
- Đẻ rơi rồi quyết tâm vứt bỏ con trai (21:26:00 31/05/2009)
- 'Phi công trẻ' lột trần 'máy bay bà già' vì bị phụ tình (10:28:00 30/05/2009)
- Trung Quốc: Quần áo trẻ em chứa chất độc hại (16:22:00 29/05/2009)
- Tử hình kẻ hãm hiếp, giết người mẹ trẻ (14:29:00 28/05/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |