Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
“Khu mộ mới nhất vừa làm bia. 1634 cháu chỉ chưa đầy 2 tháng”.
-
Nữ sinh tên Như khẳng định, cô chỉ đem xác con giấu đi chứ không hề vứt xuống ...
-
Sau khi tới tòa làm thủ tục ly hôn, bà Lê vào nhà nghỉ với thẩm phán rồi bị ...
-
Sau sự cố, Thanh không còn liên lạc với Đào và con gái Sao Mai, một mình Đào ...
-
Trước người đàn ông nước ngoài rơi sáng 11/2, thì 2 phụ nữ người Việt cũng rơi ...
-
Trong lúc cãi nhau, Nga đã dùng vật cứng đập vào đầu bà Bé rồi đẩy bà này xuống ...
-
Được biết, gia đình cô dâu và chú rể đều là đại gia về gỗ và có kinh tế rất khá ...
-
Thấy con lên cơn co giật, người mẹ vắt quất vào miệng con khiến hạt quất rơi ...
-
Bị đau còn bị chủ quán đòi tiền, Hậu bực tức chụp con dao đâm vào người nạn ...
Những mảnh đời "trót dại"
13:32:00 16/05/2013
Cách chúng tôi vài hàng ghế, hai cô bé tuổi teen nhấp nhổm chờ đến lượt vào phòng khám. Khi một nam bác sĩ từ bên trong bước ra, cả hai cô đều cúi chào, bẽn lẽn.Vị bác sĩ trẻ thốt lên kinh ngạc: “Trời ơi, lại tới nữa hả?!”. Hỏi ra tôi mới biết, hai cô này đến đây “giải quyết” nhiều lần nên các bác sĩ đã nhẵn mặt
Quá tải
Đường vào khu khám bệnh Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ những ngày mưa ngập nước nhưng các cô gái ngồi đợi bên ngoài vẫn chật kín các dãy ghế ở hành lang.Lúc tôi đến mới hơn 9 giờ, song bảng điện tử báo số thứ tự khám bệnh đã nhấp nháy đến con số 94. Hai ca trực, làm việc liên tục từ 7 giờ đến 19 giờ, không có thời gian nghỉ giữa giờ là cảnh mà các bác sĩ Khoa Kế hoạch hóa gia đình ở bệnh viện này phải đảm nhận. Phải làm việc với cường độ như thế, họ mới có khả năng “giải quyết” được hơn 200 ca phá thai mỗi ngày tại đây.
Khi hoàn tất tờ khai thủ tục ở bàn nhận bệnh, không hỏi sổ khám bệnh hay bất kỳ giấy tờ nào, cô nhân viên bắt tôi chỉnh lại lý do “trễ kinh” ghi trong giấy đăng ký khám bệnh thành “bỏ thai”. Nộp xong chi phí 100.000 đồng cho việc khám lẫn siêu âm, như tất cả mọi người, tôi ngồi đợi đến lượt mình vào gặp bác sĩ.
Vừa yên chỗ, một cô bé trạc 18 tuổi dẫn theo một cô khác lớn hơn vài tuổi loay hoay đến gần tôi, rụt rè: “Chị bày cho em khai với!”. Liếc qua phiếu đăng ký khám bệnh cô bé đưa, ngoài cái tên N.H.K.M, SN 1990, tôi thấy vẫn còn trống các thông tin về kỳ kinh cuối cùng, năm kết hôn, số con, họ tên chồng... Tôi thân mật bắt chuyện: “Dính với bạn trai hả?”. Cô bé thật thà: “Dạ... em lỡ dại. Tại thằng bồ cứ đòi hoài. Em không biết khai sao vì không nhớ kỳ kinh cuối cùng, cũng không nhớ chính xác lần quan hệ gần nhất”. Tôi ái ngại: “Sao không thúc bạn trai cưới hỏi luôn đi, rồi giữ con lại chứ phá có hại lắm”. Cô bé trố mắt nhìn tôi: “Nhỏ xíu vầy mà chồng con gì chị! Tụi em cũng quen chơi thôi mà. Chị họ em đây cũng bảo cứ để sinh đi, chị ấy nuôi con cho. Nhưng nếu vậy thì trước sau gì người ta cũng biết đó là con em, kỳ lắm!”. Rồi cô hồn nhiên cho biết khi thấy ăn uống khó khăn và liên tục buồn nôn, cô xin tiền mẹ đi khám bệnh thì cái thai đã 14 tuần tuổi. Bệnh viện tỉnh Ninh Thuận không dám gắp thai lớn. Phi tang kết quả khám bệnh, cô bé đón chuyến xe đêm từ Phan Rang vào TPHCM để lo “giải quyết hậu quả”. Nói đoạn, cô bé loay hoay với bàn phím điện thoại, nhắn tin thông báo tình hình cho các cô bạn khác.
Ngồi cạnh tôi, dõi theo những cô bé 9X, chị H.S.M, SN 1981, trăn trở: “Mấy con bé còn nhỏ quá, học đòi chuyện người lớn làm gì cho khổ”. Thế nhưng chuyện của chị cũng chẳng khá hơn. Là giáo viên của một trường cấp 2, chị khá am hiểu những kiến thức về sức khỏe sinh sản, quan hệ tình dục... vậy mà cũng dính với bạn trai. Chị phân trần: “Anh ấy hứa cuối năm sau mới cưới, tôi đành phải hy sinh đứa này”.
Đau đớn ê chề
Phòng khám chừng 12m² chia thành 2 buồng. Ở giữa là bàn làm việc. Cứ 6 người một lượt khám nên bác sĩ như con thoi, khám xong một người ở buồng này lại di chuyển ngay sang buồng khác. Các cô gái vào làm thủ tục rồi thoát y phần dưới, nằm dạng chân trên bàn theo tư thế mẫu khám bệnh. “Có gia đình chưa?”, “Mất kinh mấy tuần rồi?”, “Sao lại bỏ?”... Phòng khám vang lên tiếng bác sĩ, còn bệnh nhân thì trả lời lí nhí.Thỉnh thoảng, tôi nghe vị bác sĩ trẻ nhẫn nại hỏi một câu quen thuộc: “Từ nhà chạy xe lên đây mất mấy phút?”. Và bao giờ cũng vậy, khi nghe xong câu trả lời, bao giờ anh cũng tặc lưỡi: “Mất bao nhiêu thời gian đâu mà để chi cho lớn vậy, phá là nguy hiểm lắm”.
Mặc lại quần áo xong, K.M, cô bé ở Phan Rang ngồi thừ xuống ghế, nức nở: “Đau quá, em không chịu được. Em gồng cứng cả người nhưng lại càng đau hơn”. Tôi định nói với cô bé rằng không làm sao tránh khỏi đau đớn, mà đây cũng mới chỉ khám, chỉ là cơn đau đầu tiên; nhưng lại thôi, sợ cô ta lo nghĩ nhiều.
Theo chân các cô gái xuống phòng siêu âm tầng dưới, chúng tôi tiếp tục gặp điệp khúc đợi chờ vì người rất đông. Đang đợi, bỗng cửa phòng siêu âm bên trái bật mở, một cô bé từ bên trong lao ra, mặt trắng bệch. Ôm chầm lấy cô chị đang chờ, cô bé gào khóc: “Thai nhỏ, em phải siêu âm bằng đường âm đạo. Cái đầu que siêu âm to lắm... chắc em chết mất! Chở em đi đến chỗ nào có bác sĩ khám không đau đi, chị ơi”. Vừa dỗ dành cô em, cô chị vừa rơi nước mắt.
Hoàn tất các thủ tục này, các cô gái còn phải quay ngược trở lại phòng khám, nộp kết quả và tiếp tục đợi được tư vấn. Không như việc làm của các chuyên gia tâm lý - xã hội, bác sĩ đảm trách việc tư vấn phá thai sẽ phải giải thích cặn kẽ các mối nguy hại sẽ gặp trong và sau khi tiến hành “giải quyết hậu quả”.Bằng giọng khản đặc, nữ bác sĩ tư vấn mệt mỏi: “Một ngày 2 ca, chúng tôi phải nói suốt để các cô nắm được đầy đủ thông tin nhằm có được quyết định sáng suốt nhất”. Nhận bản cam kết rủi ro, hai cô bé ngồi đối diện nhanh nhảu ký tên vào. Nhìn chỉ định của bác sĩ, T.T.M.T, cô gái 18 tuổi mang thai 17 tuần tuổi đi cùng mẹ, e dè hỏi: “Gắp thai là sao hả chị?”. Câu hỏi thật thà của em khiến tôi chạnh lòng.
Rời khỏi phòng tư vấn cũng là lúc trời đã xế chiều, mỗi cô gái quyết định phá thai sẽ được nhận 2 viên thuốc ngậm, mỗi viên một bên má vào lúc 5 giờ sáng hôm sau. Theo lời bác sĩ tư vấn, tác dụng của thuốc này khiến tử cung mềm ra, chuẩn bị đón nhận những thủ thuật kết thúc sự sống của một thai nhi.
Theo NLD
Những người chạy xe ôm trước cổng Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ - TPHCM không phải ai cũng đều là cò “giải quyết hậu quả”. Hôm tôi lớ ngớ tại đây, một chú chừng 50 tuổi kêu lại, ái ngại bảo nhỏ: “Con à, vô bệnh viện để bác sĩ làm cho chắc ăn, đừng xấu hổ gì. Lỡ dại mang bầu rồi, đừng dại dột lần nữa mà nghe lời đám cò kia ra bên ngoài phá, nguy hiểm lắm”. |
Phòng chờ khám bệnh viện Từ Dũ |
Tin liên quan
- Sao Mai Điểm Hẹn 2008... nhạt (13:49:29 16/05/2013)
- Thanh Lam: HĐNT đã khen Hà Linh quá lời (13:49:17 16/05/2013)
- Trẻ con chơi trò bậy bạ (13:49:15 16/05/2013)
- Tiếng vọng từ phòng thủ thuật (13:49:13 16/05/2013)
- Chuyển đổi giới tính vẫn không trọn kiếp đàn bà (13:49:06 16/05/2013)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Những mảnh đời 'trót dại'
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo