Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
“Khu mộ mới nhất vừa làm bia. 1634 cháu chỉ chưa đầy 2 tháng”.
-
Nữ sinh tên Như khẳng định, cô chỉ đem xác con giấu đi chứ không hề vứt xuống ...
-
Sau khi tới tòa làm thủ tục ly hôn, bà Lê vào nhà nghỉ với thẩm phán rồi bị ...
-
Sau sự cố, Thanh không còn liên lạc với Đào và con gái Sao Mai, một mình Đào ...
-
Trước người đàn ông nước ngoài rơi sáng 11/2, thì 2 phụ nữ người Việt cũng rơi ...
-
Trong lúc cãi nhau, Nga đã dùng vật cứng đập vào đầu bà Bé rồi đẩy bà này xuống ...
-
Được biết, gia đình cô dâu và chú rể đều là đại gia về gỗ và có kinh tế rất khá ...
-
Thấy con lên cơn co giật, người mẹ vắt quất vào miệng con khiến hạt quất rơi ...
-
Bị đau còn bị chủ quán đòi tiền, Hậu bực tức chụp con dao đâm vào người nạn ...
Mùa hè, gia tăng trẻ chết đuối
13:40:34 16/05/2013
Cứ hè đến, con số trẻ em bị đuối nước lại gia tăng. Đáng nói, những ca đuối nước thường hay xảy ra tập thể. Vài ba em rủ nhau tắm sông, hồ… để rồi, có những em bị nhấn chìm xuống dòng nước, vĩnh viễn chẳng thể trở về với gia đình, bè bạn.
Những cái chết thương tâmChiều 8/6, là một buổi chiều tan tóc ở xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi. Đang được nghỉ hè, một nhóm học sinh tổ chức đi chơi. Đến đập Cống Giang (xã Tịnh Giang, huyện Sơn Tịnh), trời nóng nực, cả nhóm bạn đều nhảy xuống tắm và điều không may đã xảy ra, 2 em trong nhóm bị chết đuối.
Nạn nhân là em Đ.T.H, trú xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa, là học sinh lớp 10 Trường Lê Trung Đình, TP Quảng Ngãi và em T.V.V (trú cùng xã).
Cùng ngày hôm đó, tại bãi biển xã Phổ Khánh (huyện Đức Phổ) cũng có một nhóm thanh thiếu niên rủ nhau tắm biển. Trong lúc tắm, 3 em Đ.V.P (18 tuổi), N.T.L (16 tuổi, học sinh Trường THPT Đức Phổ 1) và V.M.Y (12 tuổi, học sinh Trường THCS Phổ Cường) bất ngờ bị sụt xuống nước và bị nước cuốn đi. Nghe tiếng kêu cứu, nhân dân trong vùng đã kịp lao xuống dòng nước cứu P và Y, còn L bị dòng nước cuốn đi quá xa, mọi người không theo kịp nên em đã không qua khỏi.
Trước đó mấy ngày, chiều 25/5, tại đập Cao Thắng xã Sơn Giang, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) cũng xảy ra vụ tai nạn thương tâm làm 5 em nhỏ đều mới bước sang tuổi 15 bị chết đuối.
5 em này đều là học sinh lớp 9B Trường THCS thị trấn Phố Châu (Hương Sơn, Hà Tĩnh).
Sáng cùng ngày, lớp em tổ chức liên hoan tổng kết cuối năm học. Đến chiều, nhóm bạn này đi chơi cùng nhau để chia tay vì đã đến nghỉ hè, bạn bè không có nhiều dịp gặp mặt. Do trời nắng nóng các em rủ nhau ra đập tắm không may gặp chỗ nước sâu, cả 5 em đều bị nhấn chìm.
Còn rất, rất nhiều những cái chết thương tâm vì đuối nước như vậy. Những cái chết của các em nhỏ khi vừa bước vào hè, thời gian để các em nghỉ ngơi khiến nhiều người bàng hoàng, cha mẹ các em đau khổ tột cùng nhưng cũng chẳng thể mang các em trở lại với cuộc sống. 10 trẻ bị chết đuối mỗi ngày
Theo thống kê của Bộ Y tế, đuối nước là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ em Việt Nam. Trung bình mỗi ngày có khoảng 10 trẻ em (từ 0 - 19 tuổi) bị chết đuối. Như thế, mỗi tháng, con số này sẽ là 300, nếu nhân lên cả năm, số trẻ bị tử vong vì đuối nước sẽ khiến tất cả chúng ta giật mình.
Riêng trong hai năm 2005 - 2006 trên toàn quốc đã có tới 7.249 trẻ bị đuối nước. “Có quá nhiều cái chết thương tâm có thể được ngăn chặn nếu như có sự quan tâm hơn nữa của cộng đồng về vấn đề này”, ông Phùng Ngọc Hùng, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội, nói.
Chia sẻ về vấn đề này, bà Isabelle Bardem, trưởng Chương trình Phòng chống tai nạn thương tích trẻ em của UNICEF Việt Nam cho rằng, đuối nước đang gia tăng trong cộng đồng do nhiều nguyên nhân như môi trường không an toàn, nhận thức của người dân còn hạn chế, người lớn chưa giám sát trẻ một cách chặt chẽ và nhiều trẻ không biết bơi.
“Chỉ một vài giây lơi lỏng của người lớn là trẻ em có thể rơi xuống ao, hồ, sông, ngòi, giếng nước, lu nước. Chính vì thế, việc rào ao hồ, làm nắp đậy chắc chắn cho giếng nước, lu nước trong gia đình, lấp kín những ao hồ không cần thiết, làm rào chắn bảo vệ cho những ngôi nhà có trẻ nhỏ xây ở gần ao hồ ... là những công việc quan trọng cần phải thực hiện ngay”, bà nhấn mạnh.
Trước đó, Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNICEF Việt Nam) phối hợp tổ chức lễ phát động Chiến dịch phòng chống đuối nước cho trẻ em với mục tiêu giảm số trẻ em tử vong do đuối nước, đặc biệt trong những tháng nghỉ hè. Hi vọng với chiến dịch này, sẽ góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng chống đuối nước, đồng thời huy động sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể và cộng đồng trong phòng chống đuối nước trẻ em.
“Tuy nhiên, quan trọng nhất, chính là các bậc cha mẹ, những người chăm sóc trẻ cần quan tâm hơn nữa đến sự an toàn của con em mình, giáo dục con mình trước những nguy cơ tai nạn thương tích ngày hè, trong đó có đuối nước”, ông Hùng nhấn mạnh.
Theo Dân Trí
“Việt Nam nên thúc đẩy một chương trình học bơi cho trẻ em ở lứa tuổi tiểu học trên toàn quốc” Đó là ý tưởng của bà Isabelle Bardem, trưởng Chương trình Phòng chống tai nạn thương tích trẻ em của UNICEF Việt Nam, đưa ra tại lễ phát động Chiến dịch truyền thông phòng chống đuối nước trẻ em mới đây. Theo bà, để ngăn chặn tai nạn đuối nước thương tâm, trẻ em không chỉ cần sự giám sát cẩn thận của người lớn, mà quan trọng hơn, cần giáo dục ý thức cho các em nhỏ, dạy các em nhỏ biết bơi để có thể tự cứu mình, cứu bạn trong những trường hợp không may khi đang ở dưới nước. Khi biết bơi, nguy cơ bị chết đuối sẽ ít xảy ra hơn với các em. |
Tin liên quan
- Hà Nội: Bé sơ sinh tăng cao (13:58:03 16/05/2013)
- HN: Dùng axit làm sạch bể bơi (13:57:59 16/05/2013)
- Đau lòng trẻ đi nạo thai (13:57:57 16/05/2013)
- Nguy hiểm như... mổ đẻ (13:57:55 16/05/2013)
- Dùng thuốc bừa bãi gây hậu quả (13:57:43 16/05/2013)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Mùa hè, gia tăng trẻ chết đuối
|
|
|
|
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo